Tiểu Luận Cải cách doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc ( 2013 )

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Contents
    LỜI MỞ ĐẦU 3
    1. Cơ sở khách quan của cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc. 3
    2. Quá trình cải cách DNNN ở Trung Quốc. 5
    2.1. Quan điểm, mục tiêu và các biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc 5
    2.2. Tóm lược quá trình cải cách DNNN ở Trung Quốc. 6
    3. Kết luận. 11
    3.1. Kết quả và những vấn đề đặt ra tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc 11
    3.2. Một số gợi ý về cải cách doanh nghiệp nhà nước đối với Việt Nam 13
















    LỜI MỞ ĐẦUTrong quá trình cải cách, mở cửa nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Trung Quốc được coi là một khâu trọng tâm của cải cách thể chế nền kinh tế. Cải cách DNNN đã trải qua quá trình khó khăn, phức tạp qua nhiều thăm dò và thử nghiệm từ những bài học và kinh nghiệm thu lượm được. Không có một mô hình sẵn có nào áp đặt cho những quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam. Đây là những nước đang trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Chúng ta phải tìm con đường cải cách riêng, dựa trên điều kiện thực tiễn của chính mình.
    Sau gần 3 thập kỷ, tiến trình cải cách DNNN Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Các DNNN Trung Quốc đã chuyển hẳn từ những đơn vị sản xuất đơn thuần sang những thực thể kinh tế độc lập thích ứng với sự phát triển của kinh tế thị trường. Đặc biệt những năm gần đây, việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện môi trường kinh tế thị trường XHCN và cải cách đồng bộ thể chế kinh tế vĩ mô của Nhà nước Trung Quốc đã tạo cơ sở cho các DNNN đi sâu cải cách. Đến nay, hầu hết các DNNN đã có sự lớn mạnh trong cạnh tranh thị trường, thực lực tổng thể của kinh tế nhà nước tăng cường mạnh mẽ, giữ được tốc độ phát triển tương đối nhanh, phát huy tính chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
    Bên cạnh những thành tựu to lớn, cũng còn nhiều khó khăn, thách thức cả về mặt lý luận và thực tiễn cải cách DNNN nảy sinh trong quá trình thực hiện nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc. Do vậy, cải cách DNNN vẫn là khâu trọng tâm trong cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới.
    1. Cơ sở khách quan của cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung QuốcThứ nhất, Trung Quốc trước đổi mới trong điều kiện điểm xuất phát thấp, nền kinh tế lạc hậu, và là những nước nông nghiệp với trình độ kĩ thuật lạc hậu, còn phụ thuộc vào “nền văn minh đòn gánh”, đời sống của nhân dân thuộc loại thấp, những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn, ở vẫn chưa được giải quyết đầy đủ; cơ sở công nghiệp yếu mỏng, mất cân đối, công nghiệp lạc hậu gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nơi sản sinh và nuôi dưỡng yếu tố bất lợi cho việc hình thành và phát triển kinh tế thị trường. Trong khi đó nông nghiệp được coi là nghành chủ yếu nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng lạc hâu, trì trệ, công cụ canh tác còn thô sơ, lạc hậu, năng suất thấp kém, sản lượng ít không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Mặt khác cơ chế kinh tế khi chưa đổi mới kìm hãm nền kinh tế, nhiệt tình lao động, năng lực sáng tạo và nguồn lực tài nguyên chưa được khai thác, huy động đầy đủ, thậm chí còn bị xói mòn. Cơ chế kinh tế vận động thiếu năng lực, kém hiệu quả mất cân đối, nguy cơ bất ổn định tiềm tàng trong đời sống. Kinh tế xã hội tích nén lại, tình trạng thiếu hụt kinh niên đang gia tăng nhanh trong đời sống xã hội
    Thứ hai, Trung Quốc có ý thức hệ mong muốn thực hiện, xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kinh tế nghèo nàn lạc hậu, muốn bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa, quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Trong thời gian dài Trung Quốc theo đuổi mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung mà có nguồn gốc là mô hình kinh tế kế hoạch hoá Xô Viết, mô hình đó đã lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng biểu hiện ở năng suất sút kém ở mọi nghành, kinh tế lạc hậu về khoa học, kĩ thuật, đời sống nhân dân thiếu thốn, nhưng vẫn luôn hi vọng, tin tưởng vào sự thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc cũng chịu tác động của văn hoá, lịch sử truyền thống dài hàng nghìn năm phong kiến. Di sản nặng nề của tư tưởng phong kiến, quan liêu vẫn phát huy và ảnh hưởng không nhỏ vào đời sống xã hội ở Trung Quốc, đó chính là nguyên nhân kìm hãm nước này trong tình trạng trì trệ, kém phát triển lâu dài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...