Luận Văn Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Nga, Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Cải cách DNNN nhằm nâng cao hiệu quả, thực hiện tốt công cụ điều tiết quản lý
    nền kinh tế của nhà nước là yêu cầu cấp thiết và thường xuyên đối với mọi quốc gia. ở
    các nước chuyển đổi nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
    trường, cải cách DNNN được xác định là một nội dung có ý nghĩa then chốt cả trong lý
    luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
    Trên thực tế, những năm qua cho thấy, ở các nước chuyển đổi nền kinh tế như
    Liên bang Nga, Trung Quốc và Việt Nam, cải cách DNNN đều được xác định là một
    trong những nội dung quan trọng trong quá trình cải cách chuyển sang nền kinh tế thị
    trường. Tuy nhiên, mục tiêu và các biện pháp tiến hành ở các nước không hoàn toàn
    giống nhau và kết quả thu được cũng khác nhau.
    ở Việt Nam, quá trình chuyển đổi, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
    XHCN, mở cửa và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tuy có khác so với các
    nước chuyển đổi như Nga, Trung Quốc cả về địa lý, lịch sử, văn hóa, chính trị, định
    hướng phát triển ., song với đặc trưng là những nước chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế
    hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, hơn nữa cả trong quá khứ, hiện tại và tương
    lai có quan hệ và ảnh hưởng nhiều tới Việt Nam, thì việc nghiên cứu, tham khảo kinh
    nghiệm trong việc cải cách DNNN để tìm ra những giải pháp nhằm đổi mới, sắp xếp,
    nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các DNNN Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa
    hết sức quan trọng.
    Trong khuôn khổ luận án, tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu kinh nghiệm cải
    cách DNNN ở Nga và Trung Quốc. Mặt khác, những nghiên cứu ở đây cũng chủ yếu tập
    trung vào nội dung cơ bản cải cách để chuyển đổi sở hữu các DNNN nhằm tạo ra cơ sở
    của nền kinh tế thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN nói riêng và cả
    nền kinh tế nói chung. Việc chọn Nga và Trung Quốc trong nghiên cứu của luận án còn
    xuất phát từ những lý do sau đây:
    Thứ nhất, cả Nga và Trung Quốc có điểm tương đồng với Việt Nam là trước khi
    cải cách đều xuất phát từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, DNNN chiếm tỷ trọng cao
    trong nền kinh tế. Tuy nhiên, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các biện pháp cải
    cách nói chung ở Nga và Trung Quốc không giống nhau và đây cũng chính là hai mô
    hình cải cách khá đặc trưng trong các nước chuyển đổi nền kinh tế. Liên bang Nga tiến
    hành cải cách theo “liệu pháp sốc” nhằm xây dựng chế độ chính trị dân chủ đa nguyên,
    nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trung Quốc cải cách kinh tế được tiến hành
    một cách tuần tự trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị để phát triển kinh tế và công cuộc
    cải cách do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
    2
    Thứ hai, về kết quả cải cách cho đến nay còn nhiều đánh giá khác nhau. ở Nga
    với việc tiến hành liệu pháp sốc, trọng tâm là tư nhân hóa, trong suốt thập kỷ 90 của thế
    kỷ XX diễn ra trong điều kiện khủng hoảng nghiêm trọng cả về chính trị, kinh tế và xã
    hội. Từ năm 2000 trở lại đây, nước Nga đã nhanh chóng tạo ra được khu vực kinh tế tư
    nhân phát triển, là cơ sở thực sự cho nền kinh tế thị trường. Với những điều chỉnh chính
    sách của Tổng thống Putin trong những năm đầu thế kỷ XXI, kinh tế Liên bang Nga đã
    đạt được những thành tựu khá tích cực, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và nâng cao
    vị thế của nước Nga trên trường quốc tế. Khác với Liên bang Nga, Trung Quốc tiến hành
    cải cách DNNN một cách tuần tự thông qua việc cổ phần hóa. Kết quả là Trung Quốc đã
    chuyển đổi một cách khá ổn định và nền kinh tế trong suốt thời gian dài đạt được tốc độ
    tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều vấn đề cơ bản liên quan đến DNNN ở
    Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được, cụ thể là, tiến độ cổ phần hóa còn chậm, chưa đáp
    ứng được các yêu cầu đặt ra. Rõ ràng, những kinh nghiệm thành công và không thành
    công của Nga và Trung Quốc trong cải cách nền kinh tế nói chung, DNNN nói riêng là
    những kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam.
    Thứ ba, nước Nga và Trung Quốc là hai quốc gia có quan hệ hợp tác toàn diện và
    chiến lược với Việt Nam. Vấn đề học tập, trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi kinh tế nói
    chung, cải cách DNNN nói riêng cần được đẩy mạnh. Trung Quốc đã gia nhập WTO, còn
    Nga đang trong quá trình đàm phán để gia nhập tổ chức này. Đồng thời, cả hai nước cũng
    là thành viên của nhiều tổ chức trong khu vực và trên thế giới, vì vậy sẽ có ảnh hưởng rất
    lớn tới các nước trong khu vực và Việt Nam.
    Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở
    Nga, Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam làm luận án nghiên cứu của
    mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...