Tiểu Luận Caffein và vai trò của caffein đối với sức khỏe con người

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Tiêu đề Trang

    I. Giới thiệu về caffin 3
    II. Ảnh hưởng của caffin đến sức khỏe đến con người 1

    1. Lợi ích 10
    2. tác hại 15
    3 . khuyến cáo 19
    III. Tài liệu tham khảo 21



    I. GIỚI THIỆU VỀ CAFFEIN:
    Caffeine được tìm thấy trong lá, hạt và quả của ít nhất 100 giống cây khác nhau trên thế giới và thuộc vào nhóm các chất có tên gọi là methylxanthines. Nguồn caffeine được biết đến nhiều nhất là cà phê, hạt ca cao, hạt cola và lá chè (trà). Cà phê và trà cũng chứa một chất dimethylxanthines khác là theophylline. Chất này có đặc tính giống với caffein và theobromine (theobromine có hoạt tính dược cao hơn caffeine và theophylline).
    Caffein được tách thành công lần đầu tiên vào năm 1820 bởi nhà hoá học người Đức Friedlieb Ferdinand Runge bằng cách đun các hạt cà phê đã rang và thu lại hơi nước sinh ra. Runge thực hiện sự phân tích này có lẽ là do lời đề nghị của bạn ông ta, nhà thơ Johann Wolfgang von Goethe. Vào ngày 3 tháng 10 năm 1819, sau một cuộc chuyện trò về các loại độc thực vật, Goethe đã chuyển cho Runge một gói hạt cà phê, thứ hàng vào khi đó rất giá trị.
    Tổng quát
    Tên caffein
    Các tên khác trimethylxanthine, coffeine, theine, mateine, guaranine, methyltheobromine và 1,3,7-trimethylxanthine
    Công thức hoá học
    C8H10N4O2

    Số CAS
    58-08-2
    Đặc điểm dạng tinh thể, không màu, không mùi, vị đắng
    Tính chất
    Khối lượng mol
    194,19 g/mol
    Trạng thái
    rắn
    Nhiệt độ nóng chảy
    238 °C

    Nhiệt độ sôi
    thăng hoa ở 178 °C
    Hoà tan
    tan nhiều trong nước và chloroform, một phần trong rượu

    Khối lượng mol của caffein là 194,2 g. Ở nhiệt độ bình thường một lít nước chỉ hoà tan 20 g caffein, trong khi một lít nước sôi hoà tan tới 700 g. Caffein cũng tan nhiều trong chloroform, tuy nhiên lại chỉ tan một phần trong êtanol.
    Caffein rất giống với hai hợp chất khác là theophyllin, chất được sử dụng để điều trị bệnh suyễn, và theobromin, thành phần chính của ca cao.
    Caffeine chiếm khoảng 2,5-5,5% hợp chất khô
    Caffeine là một base yều, bền trong dung dịch axit hoặc kiềm nhưng có thể tạo hợp chất với các thành phần khác trong café(chlorogenic, polynuclear aromatic).
    Caffeine tạo vị đắng và tạo váng(creamy), kết quả từ những hợp chất tạo bởi caffeine với các hợp chất polyphenol, thường kết hợp dưới dạng muối tanat caffeine. Các muối này tan trong nước nóng, không tan trong nước lạnh
    Caffeine có tính tan cao hơn Theobromine và có thể hòa tan được trong ete nóng, do đó có thể tách caffeine ra khỏi Theobromine. Ngoài ra nó còn hòa tan trong nước ấm ở tỉ lệ 80% nước nóng pha với 20% nước lạnh.
    Hàm lượng caffeine có trong sản phẩm phụ thuộc loại sản phẩm, kích cỡ của một (khẩu) phần và phương pháp chuẩn bị (chế biến). Ví dụ như một tách (chén) chè (trà) 190ml có chứa 50mg caffeine, ít hơn một tách cà phê uống liền có cùng dung tích (75mg). Bảng dưới đây cung cấp thông tin mang tính định hướng về lượng caffeine tìm thấy trong các loại nước uống được so sánh với chè (trà).


    III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Cơ sở sinh hóa và kỹ thuật chế biến trà- Tống Văn Hằng- Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 1985
    2. www.food-info.net
    3. www.ebook.edu.net.vn
    4. www.baigiang.violet.vn
    5. và một số trang wed hình ảnh khác tìm kiếm trên google
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...