Tiến Sĩ Cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên thành phố Huế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3
    5. Phạm vi nghiên cứu 3
    6. Giả thuyết nghiên cứu 4
    7. Phương pháp nghiên cứu 4
    8. Đóng góp mới của luận án 5
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG CẢM XÚC ÂM TÍNH TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 7
    1.1. Tổng quan các nghiên cứu về cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên 7
    1.2. Cách ứng phó 16
    1.3. Cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên 25
    1.4. Cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên 35
    CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
    2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 51
    2.2. Tổ chức nghiên cứu 53
    2.3. Các phương pháp nghiên cứu 55
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG CẢM XÚC ÂM TÍNH TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN THÀNH PHỐ HUẾ 70
    3.1. Khái quát về thực trạng các cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên thành phố Huế 70
    3.2. Thực trạng cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên thành phố Huế 78
    3.3. Các yếu tố tác động đến cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên thành phố Huế 101
    3.4. Các biện pháp hình thành cách ứng phó tích cực với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội cho trẻ vị thành niên 119
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 138
    1. Kết luận 138
    2. Kiến nghị 140
    HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 141
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 142
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 143
    PHỤ LỤC P1

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trái với suy nghĩ chung “Tuổi trẻ là giai đoạn đẹp nhất của đời người”, “trẻ em ngày nay đã và đang trở thành nạn nhân ngoài ý muốn, bất đắc dĩ của các căng thẳng tràn ngập- căng thẳng khởi nguồn từ những thay đổi đến chóng mặt, gây hoang mang và cả những kỳ vọng ngày càng tăng” (Elkin, 1992)[66, tr. 2]. Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại đã đem đến cho con người những cơ hội mới để phát triển và hoàn thiện bản thân, song sự biến đổi sâu sắc của xã hội, đặc biệt những biến đổi trong các mối quan hệ xã hội (QHXH) đã khiến trẻ vị thành niên (VTN) đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Những bất đồng, xung đột trong quan hệ bạn bè, những khủng hoảng trong quan hệ với người lớn đã khiến không ít trẻ VTN nảy sinh những cảm xúc lo âu, buồn chán, sợ hãi, giận dữ . Kết quả của cuộc điều tra ở quy mô quốc gia về trẻ VTN và thanh niên (tuổi từ 14 đến 25) lần thứ hai do Tổng cục Dân số và Tổng cục Thống kê tiến hành năm 2008 với hơn 10.000 mẫu khảo sát ở 63 tỉnh thành Việt Nam cho thấy: 73,1% thanh thiếu niên từng có cảm giác buồn chán; 27,6% đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc thấy mình là người không có ích và không muốn hoạt động như bình thường; 21,3% từng cảm thấy hoàn toàn thất vọng về tương lai; 4,1% đã nghĩ đến chuyện tự tử. So với cuộc điều tra lần thứ nhất (2003), tỷ lệ thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán đã tăng lên từ 32% đến 73% [30].
    Tuy nhiên, do hiểu biết còn ít ỏi, khả năng kiểm soát các cảm xúc còn hạn chế và kỹ năng sống còn thiếu hụt nên khá nhiều trẻ VTN đã không biết cách ứng phó phù hợp và kịp thời với những cảm xúc âm tính đó. Không ít trẻ, vì không kiểm soát được cơn giận, đã có những hành vi bạo lực với bạn bè, gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Cảm giác buồn chán, lo âu từ những mối QHXH đã khiến một số trẻ tìm đến các chất kích thích để giải tỏa tâm trạng; một số khác vì bế tắc đường cùng đã tìm đến cái chết. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, các cách ứng phó kém thích nghi như “chạy trốn”, “lảng tránh”, “buông xuôi”, “mơ tưởng”, “tự đổ lỗi” có liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng các vấn đề về sức khỏe tâm thần và sự phát triển lành mạnh của trẻ VTN (Ebata và Moos, 1991; Frydenberg và Lewis, 2009) [63], [72] Theo báo cáo của ông Trần Văn Vũ, phó trưởng khoa 3 – Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, mỗi năm bệnh viện đón gần 4.000 bệnh nhân, trong đó 30% là đối tượng học sinh, sinh viên (theo Nguyễn Hồi Loan, 2009 [21]). Kết quả nghiên cứu của Hoàng Cẩm Tú, Cao Vũ Hùng, Quách Thúy Minh, Nguyễn Thị Hồng Thúy, Trần Thành Nam, Nguyễn Thị Hằng, Đặng Hoàng Minh, Trần Hữu Chiến và Nguyễn Đức Hùng (2007) trên 1.727 học sinh trung học cơ sở (THCS) ở địa bàn Hà Nội và Hà Tây (nay thuộc địa phận Hà Nội) cho thấy 25,76% học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần [31]. Thực trạng này đòi hỏi chúng ta cần có những nghiên cứu chuyên sâu về cách ứng phó với các cảm xúc âm tính trong QHXH của trẻ VTN để xây dựng các biện pháp giúp các em hình thành cách ứng phó tích cực với chúng. Thực tế hiện nay, các nghiên cứu chủ yếu đi sâu tìm hiểu mức độ, tác nhân dẫn đến một cảm xúc âm tính cụ thể nào đó mà ít tìm hiểu về những cách thức trẻ thường sử dụng để ứng phó. Những hiểu biết của chúng ta về cách ứng phó của trẻ còn ít ỏi (Byrne, 2000)[52].
    Huế là một thành phố khá yên bình so với các thành phố lớn ở Việt Nam, nhưng những năm gần đây, với sự biến đổi mạnh mẽ của xã hội trong thời kỳ kinh tế thị trường, những vấn đề xã hội đã bắt đầu dấy lên. Các vấn đề bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, các rối nhiễu cảm xúc và hành vi đang ngày càng tăng cao ở giới trẻ. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng này là do trẻ VTN chưa biết cách ứng phó phù hợp với các cảm xúc âm tính và khó khăn của cuộc sống. Một nghiên cứu báo cáo có 92% trẻ VTN trên tổng số 477 khách thể điều tra gặp phải những khó khăn tâm lý trong cuộc sống và khá nhiều trẻ đã sử dụng các cách ứng phó kém hiệu quả để giải quyết khó khăn như: “tự trách mình”, “không chia sẻ” và “lo lắng” (Trần Thị Tú Anh, 2011) [2]; thậm chí một số em đã “có ý định tự tử”, có em đã thử đến 3 lần (Nguyễn Diệu Thảo Nguyên và Trần Thị Tú Anh, 2009) [26].
    Với những vấn đề đã trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy một nghiên cứu xuyên suốt từ khảo sát, đánh giá thực trạng cách ứng phó với các cảm xúc âm tính trong QHXH của trẻ VTN thành phố Huế đến đề xuất các biện pháp là việc làm thực sự cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
    Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong QHXH của trẻ VTN thành phố Huế để nghiên cứu. Đề tài nhằm trả lời các câu hỏi sau:
    1. Trước các cảm xúc âm tính trong QHXH, trẻ VTN đã sử dụng những cách ứng phó nào?
    2. Các cách ứng phó của trẻ có liên quan đến đánh giá cá nhân về sự kiện gây ra cảm xúc âm tính không?
    3. Bên cạnh yếu tố đánh giá cá nhân về sự kiện gây ra cảm xúc âm tính, cách ứng phó của trẻ còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
    4. Tham vấn tâm lý nhằm thay đổi nhận thức về sự kiện gây ra cảm xúc âm tính có giúp trẻ hình thành cách ứng phó tích cực không?
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong QHXH và các yếu tố tác động đến cách ứng phó của trẻ VTN thành phố Huế, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm hình thành cách ứng phó tích cực với những cảm xúc âm tính trong QHXH cho trẻ.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Xây dựng cơ sở lý luận về cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong QHXH của trẻ VTN.
    - Tìm hiểu thực trạng cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong QHXH của trẻ VTN thành phố Huế và một số yếu tố tác động đến cách ứng phó.
    - Đề xuất các biện pháp nhằm hình thành cách ứng phó tích cực với những cảm xúc âm tính trong QHXH cho trẻ VTN.
    4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong QHXH.
    4.2. Khách thể nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu chính: trẻ VTN thành phố Huế.
    - Khách thể nghiên cứu phụ: giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ huynh của trẻ.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    5.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
    - Đề tài giới hạn nghiên cứu cách ứng phó với một số cảm xúc âm tính như tức giận, buồn bã và lo âu trong QHXH của trẻ VTN.
    - Đề tài tìm hiểu cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong những tình huống QHXH gây ấn tượng mạnh đối với trẻ.
    - Đề tài chỉ tập trung khám phá trẻ VTN thành phố Huế đã sử dụng những cách ứng phó nào trước cảm xúc âm tính trong QHXH, mà không nhằm nghiên cứu những đặc điểm của các cách ứng phó và đặc trưng mang tính văn hóa xã hội của trẻ VTN Huế.
    - Đề tài tập trung nghiên cứu một số yếu tố tâm lý xã hội chi phối đến cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong QHXH của trẻ VTN, đó là: đánh giá của cá nhân về sự kiện gây ra cảm xúc âm tính và cường độ của các cảm xúc âm tính; tính lạc quan; tự đánh giá về giá trị bản thân và chỗ dựa xã hội.
    5.2. Phạm vi về khách thể và địa bàn nghiên cứu
    Đề tài tập trung khảo sát những trẻ VTN đang theo học lớp 8, 9, 10, 11 và 12 tại Trường THCS Chu Văn An, THCS Phạm Văn Đồng, THPT Hai Bà Trưng, THPT Nguyễn Huệ thuộc thành phố Huế.
    6. Giả thuyết nghiên cứu
    Trẻ VTN sử dụng nhiều cách ứng phó khác nhau trước các cảm xúc âm tính trong QHXH, bao gồm cả cách ứng phó tích cực và tiêu cực.
    Cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong QHXH của trẻ VTN có sự khác biệt giữa trẻ nam và trẻ nữ, giữa các nhóm tác nhân QHXH.
    Đánh giá cá nhân về sự kiện gây ra cảm xúc âm tính trong QHXH có tác động đến cách ứng phó của trẻ VTN. Bên cạnh đó, còn có khá nhiều yếu tố khác (đánh giá của cá nhân về cường độ của các cảm xúc âm tính, tính lạc quan, tự đánh giá về giá trị bản thân và chỗ dựa xã hội) ảnh hưởng đến cách ứng phó của trẻ VTN với các mức độ khác nhau.
    Có thể giúp trẻ VTN hình thành cách ứng phó tích cực với những cảm xúc âm tính trong QHXH nếu trẻ được hướng dẫn thay đổi nhận thức về sự kiện gây ra cảm xúc âm tính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...