Chuyên Đề Cách tư duy về hành chính công - public administration (20 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÀI LIỆU CÁCH TƯ DUY VỀ “HÀNH CHÍNH CÔNG - public administration” GỒM NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN NHƯ SAU:

    1. Hành chính công từ các quan điểm nghiên cứu.
    2. Lịch sử nghiên cứu hành chính công.
    3. Những tư duy về cải cách hành chính công (public administration reforms- PAR) là cơ sở để hiểu thuật ngữ “hành chính công”.

    Thuật ngữ “hành chính công - Public administration- PA”, được quan tâm và sử dụng rất phổ biến. Ngay ở Việt Nam, cụm từ cải cách hành chính trở thành quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, cải cách hành chính như trong nhiều văn bản pháp luật ghi, cần hiểu đó “cải cách hành chính công”. Chương trình Tổng thể cải cách hành chính ban hành kèm theo quyết định 136/2001/QĐ-CP, mặc dù không sử dụng từ “công”, nhưng thực chất là cải cách hành chính công (Public Administration Reform - PAR).

    Khi sử dụng từ hành chính để nói về các nội dung của cải cách hành chính (mà thực chất là cải cách hành chính công), do bỏ qua từ “công” trong cụm từ cải cách hành chính và khi sử dụng theo nhiều nghĩa thông thường đã làm cho nhiều người hiểu không đúng về “hành chính công và cải cách hành chính công”.
    1.1. Hành chính công từ các quan điểm nghiên cứu


    Trong nhiều tài liệu nghiên cứu cũng như định nghĩa của khá nhiều từ điển, “hành chính công” được xem xét dưới hai giác độ[1]/:

    - Giác độ về khoa học: đó là một lĩnh vực khoa học chuyên nghiên cứu về hoạt động thực thi quyền hành pháp của các tổ chức nhà nước cấu thành nên bộ máy hành pháp. Trong cách tiếp cận này, hình thành các trường phái khác nhau về khoa học hành chính công (Science of Public Admininistration). Với cách tư duy này, các trường phái nghiên cứu hành chính công coi khoa học hành chính (công) là một ngành khoa học gắn liền chặt chẽ với khoa học chính trị (chính trị học). Nhưng cũng không ít nhà nghiên cứu coi hành chính công là một ngành khoa học độc lập và là một sự vận dụng của nhiều ngành khoa học khác để nghiên cứu khoa học hành chính công. Tuy nhiên, cuộc tranh luận về khoa học hành chính là khoa học độc lập, phân chia khỏi khoa học chính trị hay là bộ phận của khoa học chính trị vẫn đang tiếp tục. Chính vì vậy, nó ảnh hưởng đến tính thực tiễn của khoa học hành chính công.
    - Về giác độ thực tiễn, hành chính công gắn liền với từng quốc gia được nghiên cứu thông quan hoạt động quản lý nhà nước của một hệ thống các tổ chức nhà nước khác nhau. Mỗi một quốc gia đều có những cách tiếp cận khác nhau khi tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước và do đó, hành chính công trong trường hợp này chính là hành pháp trong hành động. Nhưng xu hướng cải cách hành chính (công) hiện nay thể hiện xu hướng thứ hai này. Các cải cách hành chính trên thế giới chỉ tập trung vào cải cách hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp, không bàn đến đồng thời với cải cách tư pháp hay lập pháp[2]/.

    Hành chính công nếu hiểu trên giác độ hành pháp hành động thì đó là thuật ngữ để chỉ một tập hợp nhiều tổ chức nhà nước thực hiện chức năng xây dựng và thực thi chính sách công. Các tổ chức đó do nhà nước thành lập và tuyển dụng người vào làm việc cho mình. Những con người thực hiện công việc đó có thể có những tên gọi khác nhau, nhưng điều quan trọng họ được nhà nước trả công và hoạt động của những con người hoàn toàn do pháp luật nhà nước quy định.

    Hoạt động của nhà nước trên lĩnh vực thực thi quyền hành pháp rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực và có mặt ở tất cả các cấp của bộ máy nhà nước từ trung ương đến tận cơ sở.

    Hành chính công một mặt là lý thuyết nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước của hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp. Mặt khác, về thực tiễn hành chính công là hành pháp hành động (thực thi quyền hành pháp)[3]/.

    Trên thực tế, nhận thức về hành chính công trên phương diện hành động, thực thi quyền hành pháp chưa thống nhất ở Việt Nam. Theo pháp luật, “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất”. Với cách định nghĩa này gắn với cách định nghĩa Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, như vậy quyền hành pháp về nguyên tắc trao cho chính phủ.

    Đối với cấp chính quyền địa phương, pháp luật quy định “ Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; Ủy ban Nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Điều này cũng có nghĩa Ủy ban Nhân dân là cơ quan hành pháp của Hội đồng Nhân dân. Nhưng Hội đồng Nhân dân là hệ thống thuộc cơ quan nào trong tổng thể các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước. Xét về bản chất “ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" [4]/, thì khái niệm quyền lực nhà nước ở địa phương trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam nằm trong giới hạn của quyền hành pháp. Và Hội đồng Nhân dân thực thi quyền hành pháp và giống như các nước đó cũng là đối tượng của hành chính công theo nghĩa nghiên cứu khoa học. Tất cả các nước khi bàn đến cải cách hành chính (xem phần sau) cũng bàn đến cả cải cách hệ thống hội đồng đại diện ở địa phương (Việt Nam gọi là Hội đồng Nhân dân). Với cách tư duy hội đồng nhân dân thuộc hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp nên các nước trên thế giới khi nói đến cải cách hành chính đều rất quan tâm đến cải cách hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương của chính quyền địa phương bao gồm hội đồng nhân dân và các cơ quan được gọi là chấp hành của Hội đồng.

    [HR][/HR][1] Có thể tham khảo định nghĩa “public administration” từ nhiều trang website như: http://en.wikipedia.org/wiki/Public_administration; http://www.britannica.com/EBchecked/topic/482290/public-administration


    [2] Điều này cũng đúng với điều kiện của Việt Nam khi ban hành các chương trình cải cách hệ thống lập pháp và cải cách tư pháp được ban hành sau một thời gian chậm hơn so với chương trình cải cách hành chính.

    [3] GS.Đoàn Trọng Truyến. Nhà nước và bộ máy hành pháp. NXB khoa học - kỹ thuật . 1996.

    [4] Điều 2 của Hiến pháp 1992 sửa đổi (2001).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...