Tiểu Luận Cách tìm luận điểm và phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/ PHẦN MỞ ĐẦU :

    Trong các môn học trong nhà trường THCS có thể nói môn Ngữ văn đóng vai trò hết sức quan trọng, không những tạo điều kiện cho học sinh có kĩ năng nghe, nói, đọc , viết tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kĩ năng về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giảng tác phẩm văn học. Hơn nữa còn giúp cho các em tiếp nhận các môn khoa học khác một cách tốt hơn. Nhưng trong thực tế năng lực cảm thụ văn chương đưa văn chương vào cuộc sống và cách hành văn của các em nhất là văn nghị luận của đa số các em còn yếu. Có những học sinh lớp 9 viết những đoạn văn, bài văn phải bất lực trước ngòi bút của mình. Các em có thể làm văn bằng cách sao chép bài văn mẫu hoặc ghi tất cả lời giảng của giáo viên chứ không thể viết ra điều mình đã nghĩ.
    Là một giáo viên, ai cũng muốn truyền đạt tất cả kiến thức, kĩ năng mà mình có cho các em. Muốn các em học vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống, và học tập. Để làm tốt điều đó, người giáo viên trước hết phải có cái tâm, cái tình của một người thầy. Đó là người thầy phải thấy được cái non yếu của học trò để từ đó tìm ra phương pháp khắc phục, uốn nắn. Để làm tốt điều đó không chỉ đòi hỏi người thầy phải có trình độ, năng lực - đó chỉ là một phần nhưng yếu tố không kém phần quan trọng đó là người thầy giáo phải rút ra một kinh nghiệm nho nhỏ qua từng tiết dạy, từng bài dạy. Tôi cho rằng kinh nghiệm của người thầy càng già dặn thì hiệu quả càng quý giá và kết quả càng cao.
    Thế nhưng, một bộ phận không nhỏ của học sinh chúng ta hiện nay là không làm theo những gì thầy, cô dạy hay nói đúng hơn là khả năng vận dụng của các em còn rất kém. Một trong những điểm kém nhất của các em học trò chúng ta là chưa biết cách tìm luận điểm và phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận.
    Văn nghị luận là thể loại quan trọng và khó trong chương trình tập làm văn THCS. Để học tốt thể loại này đòi hỏi mỗi học sinh không chỉ có sự am hiểu đặc trưng thể loại, một vốn tri thức cuộc sống và văn học mà còn phải có một khả năng tư duy sắc bén, một năng lực phân tích, lập luận để làm rõ vấn đề .
               Thực tế hiện nay trong chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn THCS chưa có tiết nào dạy cho các em phương pháp triển khai luận điểm và phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận một cách thật dễ hiểu nếu có chăng cũng chỉ là những tiết định hướng rất chung (chẳng hạn Ngữ văn 7 có tiết “Viết đoạn văn và trình bày luận điểm” lớp 8 tập 2. “Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận” ở lớp 9 tập 2 cũng có tiết “cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện” “cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ bài thơ” trong khi đó  khả năng triển khai luận điểm vµ phân tích của các em còn rất hạn chế vµ đó l¹i lµ yêu cầu hàng đầu của văn nghị luận ( đặc biệt là nghị luận văn học ).
    Thực tế bài nghị luận văn học của các em  hiện nay chất lượng rất thấp, không đảm bảo yêu cầu thể loại, thường là luận điểm không rõ ràng, dài dòng hoặc không chính xác. Dẫn chứng hay diễn xuôi dẫn chứng , kể lại sự việc rồi thông qua đó tổng kết vấn đề . Thiết nghĩ nếu không sớm khắc phục điểm yếu trên thì việc giảng dạy văn nghị luận trong nhà trường sẽ dần mất đi ý nghĩa thiết thực trong việc học tập môn Ngữ văn của học sinh.
              Xuất phát từ vấn đề trên có thể thấy việc hình thành cho học sinh cách tìm luận điểm vµ phân tích dẫn chứng là vô cùng cần thiết không chỉ giải quyết được những lúng túng của các em học sinh trong quá trình triển khai luận điểm khi viết văn nghị luận mà còn là cơ sở lí luận để giúp các em cảm nhận hết được cái hay của nghệ thuật sáng tạo ngôn từ qua mỗi tác phẩm văn học được tìm hiểu. Đối tượng nghiên cứu và thực thi đề tài của chúng tôi chủ yếu là các em học sinh lớp 9 nhằm cũng cố và khắc sâu cho các em về kĩ năng làm bài văn nghị luận để các em chuẩn bị bước vào kì thi chuyển cấp với biết bao áp lực nặng nề, tất nhiên khi có điều kiện chúng tôi vẫn áp dụng với các em ở lớp dưới.
              Điểm mới của đề tài chính là sự kết hợp giữa kiến thức lí thuyết trong các bài dạy với kinh nghiệm của bản thân. Trong đó kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy là chính. Hay nói đúng hơn là kết hợp giữa lí thuyết sách giáo khoa và kinh nghiệm của mình đúc rút được trong quá trình dạy- học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...