Tiểu Luận Cách tiếp cận xã hội học giới

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    Xã hội càng phát triển, quyền bình đẳng con người càng được đề cao, đặc biệt là bình đẳng giới. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề mới mà từ lâu trong lịch sử những vấn đề bình đẳng giới thể hiện qua các phong trào giải phóng phụ nữ, các tư tưởng, quan điểm đòi quyền lợi cho phụ nữ và sau này đã phát triển lên thành các phong trào về giới, lồng ghép giới vào phát triển đã được nhiều trường phái, nhiều nhà nghiên cứu, nhà chính trị quan tâm. Điều này thể hiện rõ nét ở hệ thống các lý thuyết nữ quyền. Các nhà nữ quyền muốn giải phóng phụ nữ khỏi những áp bức, đòi công bằng và bình đẳng cho người phụ nữ bằng cách nghiên cứu những nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất, cách thức nhằm giải phóng phụ nữ.

    Phần nội dung
    1. Một số khái niệm liên quan
    Hiện nay có 2 cách định nghĩa về thuyết nữ quyền được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu giới và bất bình đẳng giới, đó là:
    - Thuyết nữ quyền là sự nhận thức về nạn áp bức và bóc lột phụ nữ torng xã hội, ở nơi làm việc và trong gia đình, và sự hành động có ý thức để thay đổi tình hình ấy.
    - Thuyết nữ quyền là sự nhận thức về sự thống trị gia trưởng, sự bóc lột và áp bức ở các cấp độ vật chất và tư tưởng đối với lao động, sự sinh sản và rình dục của phụ nữ trong gia đình, ở nơi làm việc và trong xã hội nói chung, là hành động có ý thức của phụ nữ và nam giới làm thay đổi tình trạng đó.
    Ngoài ra thuật ngữ “nữ quyền” còn được hiểu ở những cấp độ sau:
    - Trên phương diện lý luận, nữ quyền là một thuật ngữ chỉ “ học thuyết đấu tranh cho sự bình đẳng của phụ nữ so với nam giới”.
    - Trên phương diện hoạt động thực tiễn, có phong trào nữ quyền với mục tiêu ban đầu là đấu tranh giành quyền cho phụ nữ về các phương diện chính trị, kinh tế.
    - Từ góc độ nghề nghiệp, nhà nữ quyền là những người đấu tranh cho mục tiêu bình đẳng nam và nữ.
    Tóm lại, thuật ngữ “ nữ quyền” có thể hiểu một cách nôm na là quyền của phụ nữ; còn hiểu một cách đầy đủ thì đó là “đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ”.
    (nguồn: Xã hội học giới- Hoàng Bá Thịnh)

    2. Lịch sử phát triển thuyết nữ quyền
    3. Quan điểm của các nhà Xã Hội Học về vai trò của phụ nữ trong phát triên
    4. CÁC LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN
    4.1.Lý thuyết nữ quyền tự do.
    4.2 Thuyết nữ quyền Marxist
    4.3. Thuyết nữ quyền cấp tiến
    4.4 Lý thuyết Nữ quyền phân tâm học
    4.5.Lý thuyết nữ quyền hiện sinh :
    5 . Phong trào nữ quyền ở Việt Nam
    6. CÁCH TIẾP CẬN CHÍNH SÁCH KHÁC NHAU ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở THẾ GIỚI THỨ 3​ ​ Phần kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...