Chuyên Đề Cách tiếp cận về nội dung và phương pháp tính lạm phát cơ bản tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong những năm gần đây, Việt Nam phải đối mặt với sự gia tăng nhanh trong tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong nước. Ngoài những thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng của dân cư phản ánh trong CPI, nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng là do sự tăng giá của các hàng hoá/nhóm hàng hoá: lương thực, thực phẩm, xăng dầu, nguyên vật liệu, thuốc và nguyên liệu thuốc chữa bệnh.v.v.

    Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đã không phản ánh chính xác về chi phí cuộc sống của dân cư, đồng thời nó còn làm sai lệnh, méo mó thông tin phản ánh những thay đổi trong giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội- một tiêu chí quan trọng trong việc ra quyết định của nhà sản xuất/các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách tiền tệ.

    Chỉ số giá tiêu dùng gia tăng/lạm phát đang thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng trong xã hội và có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này nhằm tìm kiếm nguyên nhân của nó cho những mục đích khác nhau, nhưng thông thường lạm phát được hiểu là lạm phát giá mua hàng của người tiêu dùng và được biểu thị bằng chỉ số giá đối với người tiêu dùng, gọi là chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

    Theo cách tiếp cận của học thuyết Trọng tiền giải thích "lạm phát" là một hiện tượng thuộc về tiền tệ, biểu thị thông qua phương trình: M x V = P x Q. Theo đó, với giả định với tốc độ lưu thông tiền tệ (V) không đổi thì lạm phát (P) sẽ không xảy ra nếu cung tiền (MS) không tăng (MS = P x Q / V). Trong khi thực tế CPI lại không chỉ phản ánh tác động của riêng chính sách tiền tệ mà mà nó còn phản ánh các tác động của chính sách tài chính, tỷ giá, tính thời vụ, những tác động bất thường, tâm lý, thói quen, niềm tin của người tiêu dùng, tăng dân số và cả phương pháp tính lạm phát, cụ thể:

    Chính sách tài chính tác động tới tổng cầu khi Chính phủ nới lỏng hay thắt chặt chi tiêu công cộng, tiền lương, tăng hay giảm các loại thuế gián thu, thay đổi giá của khu vực kinh tế công (giá điện, nước, cước điện thoại, viễn thông .), các khoản trợ giá, phụ thu, bảo hiểm thất nghiệp, phát hành trái phiếu Chính phủ hay dùng nguồn ngân sách nhà nước mua dự trữ để nâng đỡ giá cả .Các biện pháp này tác động trực tiếp tới tổng cầu qua đó tác động đến CPI
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...