Tiểu Luận Cách tiếp cận tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    1. Lý do chọn đề tài:

    Những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông lại được đặt ra một cách cấp bách và khẩn thiết hơn bao giờ hết. Nói như vậy, có nghĩa là vấn đề này đã được nêu lên từ nhiều lần và từ rất lâu. Từ những năm bảy mươi của thế kỷ trước, khẩu hiệu “Phát huy tính tích cực của người học sinh” đã được dương cao. Bản thân câu khẩu hiệu ấy đã nói ra được mục đích và ý nghĩa của nó.

    Tiếp đến những năm tám mươi, vấn đề dạy học theo thiết kế với chủ trương: “Thầy thiết kế, trò thi công” và khẩu hiệu “Chống đọc chép” thực chất cũng nhằm phát huy tính chủ động tích cực của người học sinh.

    Rồi những năm chín mươi, vấn đề đổi mới lại dấy lên mạnh mẽ với hàng loạt định hướng như: “Lấy học sinh làm trung tâm”; “Tích cực hoá hoạt động của người học”; “Phương pháp giáo dục tích cực” hoặc cụ thể hơn trong môn Văn như: “Học sinh là bạn đọc sáng tạo”.

    Và giờ đây, những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ bùng nổ công nghệ thông tin, học sinh chỉ thích ngồi trước màn hình vi tính hơn là việc đọc Văn, học Văn; vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhất là dạy học Văn quả là một sự thôi thúc, một đòi hỏi chính đáng của ngành giáo dục. Như vậy đổi mới phương pháp dạy học Văn thực ra không phải là một vấn đề mới, tuy mỗi thời kỳ có những quan niệm, thể hiện ở những phương châm cụ thể ít nhiều khác nhau. Nhưng tất cả đều có chung một mục đích là nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.

    Trên thực tế, những năm gần đây, học sinh dường như rất thờ ơ với môn Văn - Một môn học chính của chương trình THPT, một môn thi tốt nghiệp và là môn trụ cột của khối C. Mở rộng ra, môn Văn là môn học làm người. Vậy lý do nào đã khiến học sinh ngày càng rời xa môn Văn. Phải chăng vì môn Văn và khối C có ít trường Đại học, CĐ tuyển chọn hay còn vì một lý do nào khác từ những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Văn?

    Quả thực, suốt mấy chục năm liên tục suy nghĩ để đổi mới việc dạy và học trong nhà trường như thế, nhưng cho đến nay kết quả dường như vẫn chưa có gì khởi sắc. “Một bộ phận lớn giáo viên vẫn dạy theo cách dạy từ mấy chục năm nay- dạy nặng về ghi nhớ, dạy nhồi nhét, dạy theo kiểu đọc chép .” (Trần Kiều - Một vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông ở nước ta). Như vậy, phải thừa nhận rằng, chính giáo viên Văn đã làm mất đi sự hấp dẫn của môn Văn, chưa khơi dậy được niềm yêu thích và đam mê văn học ở học sinh. Vì thế vấn đề đặt ra là phải tìm ra một “Con đường sáng”, mang lại hiệu quả cao và vững chắc trong dạy học Văn; biến mỗi giờ Văn là một giờ học hứng thú bởi học sinh được khám phá, được phát hiện cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Và quan trọng hơn, giáo viên còn phải hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, tiếp cận tác phẩm văn học, cách tìm hiểu, cách đáng giá thẩm định những giá trị văn học. Nghĩa là cung cấp cho các em con đường để các em tự tìm ra cái hay cái đẹp đó.

    Trong chương trình Văn học 12, có một tác phẩm văn học mà dường như khoá học nào học sinh cũng rất “sợ”, và cũng rất đáng suy nghĩ là chính bản thân giáo viên cũng rất ngại. Đó là tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân.

    Đã nhiều năm giảng dạy khối 12, chúng tôi thấy đó là một thực tế đáng phải bận tâm. Đúng là chỉ ra cái hay cái đẹp của tác phẩm này là rất khó. Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề để học sinh suy nghĩ tìm tòi tự tìm ra được cái hay cái đẹp của nó lại càng khó hơn. Vì thế chúng tôi nghĩ cần phải đưa ra một giải pháp về “Cách tiếp cận tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...