Tài liệu Cách thức xây dựng nhãn hiệu bán chạy

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cách thức xây dựng nhãn hiệu bán chạy

    Vì lẽ đó, nhiều công ty lặp lại các lợi nhuận bên lề thu được từ nhãn hiệu và tiếp tục tiến từng bước chậm chạp, đơn giản chỉ để cố gắng thuyết phục khách hàng kế tiếp hoặc bán được sản phẩm. Điều nhiều người không nhận ra chính là mỗi người trong công ty đều có liên quan đến việc xây dựng nhãn hiệu cho dù họ có ý thức được điều này hay không. Bất kỳ sự liên lạc hay tác động qua lại nào giữa doanh ngiệp và thị trường đều góp phần vào sự nhận thức về hình ảnh chung của công ty. Vấn đề thực sự đặt ra ở đây là chúng ta có ý thức và chủ tâm kiểm soát điều này hay để mặc cho mọi việc xảy ra. Nguy cơ của việc để yên cho mọi thứ diễn ra không phải là khách hàng sẽ tự hình dung về công ty theo cách họ muốn mà là ở chỗ ta tự đánh mất đi cơ hội cạnh tranh cao nhằm biến thương hiệu trở thành nguồn lực trực tiếp thúc đẩy doanh thu và công việc kinh doanh phát triển. Dựa vào kinh nghiệm thu được qua quá trình hỗ trợ các công ty đương đầu và vượt qua những thử thách về thương hiệu, chúng tôi đã hệ thống được các nguyên tắc chính trong việc xây dựng một nhãn hiệu bán chạy. Trước tiên cần xác định mục tiêu của nhãn hiệu qua cái nhìn của người tiêu dùng, đây là bước cần thiết nhất trước khi bắt tay vào tiếp thị hoặc bán bất kỳ mặt hàng nào. Tiếp theo, ta cần xác lập được 5 ưu tiên - những điều khách hàng ưu ái dành cho một nhãn hiệu nổi tiếng mà các nhãn hiệu thông thường không có được. Sau hết, ta bước vào triển khai danh sách 5 điều cần làm - đó là những việc công ty cần bắt đầu hôm nay nhằm xây dựng nhãn hiệu thích hợp dựa trên điều kiện tài chính chho phép. Một nhãn hiệu mạnh có thể làm giảm ảnh hưởng của giá thành đối với quyết định của người mua. Vậy nhãn hiệuthực ra là gì? Ta hãy tìm câu trả lời dựa vào những gì không được xem như một nhãn hiệu. Đó không phải là tên công ty, logo, website hay thông tin quảng cáo. Những thứ trên là những nhân tố giúp nhận biết về tập đoàn và chúng giúp xây dựng nên nhãn hiệu chứ không phải là nhãn hiệu. Nếu xét về mặt cá nhân, nhãn hiệu là hình ảnh và đặc trưng của chính bản thân - những gì ta nhìn nhận về chính mình và muốn người khác cũng nhìn như vậy. Quan trọng hơn cả hình ảnh của chính bản thân là vai trò của hình ảnh và cá tính trong các mối quan hệ với bên ngoài với vai trò như một người thân, người bạn đời hay bạn tâm giao. Tương tự như vậy, nhãn hiệu của công ty cũng góp phần quan trọng trong các mối quan hệ của công ty với vai trò là nhà cung cấp đối với khách hàng, hay trong mắt của công ty cung cấp, hoặc với tư cách như một môi trường làm việc đối với nhân viên, là nơi sản sinh lợi nhuận như trong suy nghĩ của đối tác, và khi các khách hàng tiềm năng nhận biết tiềm lực của công ty.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...