Tiểu Luận Cách thức vận động, phát triển theo quan điểm duy vật biện chứng- Giá trị thực tiễn

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu sơ lược về biện chứng:

    Thuật ngữ “Biện chứng” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là Dialektica, có nghĩa là nghệ thuật đàm thoại, tranh luận. Theo nghĩa này, biện chứng là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương và nghệ thuật bảo vệ lập luận của mình. Người Hy Lạp cổ đại cho rằng, đã là tri thức đúng thì không thể có mâu thuẫn trong tri thức đó, và quá trình đi tới chân lý là quá trình giải quyết những mâu thuẫn trong lập luận.

    Trong triết học Mác, thuật ngữ “biện chứng” được dung đối lập với “siêu hình”. Đó là lý luận, đồng thời là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau,ràng buộc lẫn nhau và trong quá trình vận động, phát triển không ngừng. Phương pháp đó không chỉ thấy những sự vật cá biệt, mà còn thấy mối liên hệ với nhau giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật, mà còn thấy sự hình thành và tiêu vong của sự vật; không chỉ thấy “cây” mà còn thấy cả “rừng”. Theo Ph.Ăngghen, phương pháp biện chứng “xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, trong sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”.

    Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại và từ đó đến nay, lịch sử phát triển của nó đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn.
    Phép biện chứng duy vật:

    Ph.Ăngghen định nghĩa “Phép biện chứng là là khoa học về sự liên hệ phổ biến” và “Phép biện chứng là môn khoa học nghiên cứu về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của loài người và tư duy” V.I Lenin viết ”Phép biện chứng, tức là học thuyết của sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng”
    Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phương pháp biện chứng; giữa lý luận nhận thức với logic biện chứng. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học; là phương pháp tư duy khác về chất so với các phương pháp tư duy trước đó; là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc trong sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng.

    Phép biện chứng duy vật có khả năng đem lại cho con người tính tự giác cao trong mọi hoạt động. Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả của sự nghiên cứu rút ra từ giới tự nhiên, cũng như lịch sử xã hội loài người. Mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng được khái quát và luận giải trên cơ sở khoa học. Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật đã đưa phép biện chứng từ tự phát đến tự giác. Theo Ph.Ăngghen, “ Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thong qua những mặt đối lập, tức là những mặt thong qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hóa cuối cùng từ mặt này đến mặt kia, tương tự với hình thức cao hơn, đã quy định sự sống của giới tự nhiên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...