Thạc Sĩ Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh

    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:


    Lứa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc vào tuổi người lớn.
    Các nhà tâm lí học Mácxít cho rằng cần nghiên cứu tuổi thanh niên một cách phức tạp, phải kết hợp
    quan điểm tâm lí học xã hội với việc tính đến những quy luật bên trong của sự phát triển.
    Những công trình nghiên cứu sự phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh phổ thông gần đây
    quan niệm: lứa này như là một giai đoạn phát triển đi qua một loạt những lớp sự kiện, những kinh
    nghiệm, sự trải nghiệm hay những nhiệm vụ phát triển được xác định về mặt xã hội.
    Trong giai đoạn phát triển này, những thay đổi của các yếu tố sinh học có ảnh hưởng đến các
    yếu tố tâm lý. Và ngược lại, các sự kiện xã hội, sự trải nghiệm tâm lý đến lượt nó cũng ảnh hưởng
    lên hệ thống sinh học. Trong giai đoạn phát triển của học sinh phổ thông có rất nhiều những mâu
    thuẫn, những sự kiện xã hội liên quan đến nhu cầu và nhiệm vụ phát triển đòi hỏi học sinh phổ
    thông phải đáp ứng như chúng vừa muốn là trẻ con (muốn nũng nịu, muốn được bố mẹ quan tâm,
    muốn được nhận quà ) vừa muốn là người lớn (đòi thoát khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của bố mẹ,
    đòi được quyền tự quyết định, đòi được tôn trọng các vấn đề riêng tư, đòi mọi người phải đối xử với
    mình như người lớn ). Các em thường hay có ý nghĩ cực đoan cho rằng mình đã là người lớn có
    quyền và có thể làm được mọi việc như người lớn, nhưng mặt khác các em cũng thấy rõ một thực tế
    rằng mình vẫn chưa thực sự được thừa nhận là người lớn. Để giải quyết mâu thuẫn này, thiếu niên
    lớn thường mô phỏng bắt chước những hành vi được các em gán cho là của người lớn.
    Tuổi học sinh phổ thông trải nghiệm những lớp hành vi hay các điều kiện xã hội liên quan đến
    sự chín muồi xã hội ở lứa tuổi này. Những nghiên cứu chuyên sâu về các mối quan hệ liên cá nhân ở
    lứa này (Sprinthall & Collins, 1995) cho thấy tầm quan trọng của các mối quan hệ liên cá nhân
    (quan hệ với bạn bè - cùng giới, khác giới; quan hệ với cha mẹ; quan hệ với người lớn khác có ý
    nghĩa với học sinh phổ thông: thầy cô, chú bác, anh chị ) ở tuổi này bỏ xa các nhóm tuổi khác và
    đóng vai trò không thể thay thế trong qua trình xã hội hóa của chúng. Một số nghiên cứu (Offers,
    1995; Peterson, 1996) phát hiện ra rằng có đến 80% vị thành niên (tuổi 13-16) xem nhóm bạn như là
    điều quan trọng nhất, 60-70% xem quan hệ với mẹ là quan trọng nhất. Điều này có nghĩa là bất kể
    một sự không thành công hay sự đổ vỡ nào trong các quan hệ liên cá nhân này đều có thể dẫn đến
    những tổn thương tâm lý, rồi tùy cách ứng phó của học sinh phổ thông mà có thể dẫn đến rối nhiễu
    tâm trí như trầm cảm, trầm nhược, tự tử hoặc những hành vi sai lệch xã hội như thất bại học đường,
    bỏ học, bỏ nhà đi lang thang rồi trở thành tội phạm.
    Học sinh phổ thông phải đương đầu với nhiều vấn đề và các mối quan tâm, và có ảnh hưởng đến
    mọi khía cạnh của đời sống họ. Là học sinh, họ phải đối mặt với những quan tâm là việc học hành và lựa chọn nghề nghiệp cho trương lai, đối mặt với những kỳ thi cử cam go. Ngoài ra, họ còn phải
    đối mặt với các mối quan hệ bạn bè và các quan hệ xã hội khác. Cuộc sống của họ mỗi ngày đều có
    sự tác động giữa các cá nhân với những người khác, đặc biệt là cha mẹ, bạn bè đồng trang lứa, thầy
    cô và những người quen. Vấn đề về giới tính cũng chiếm phần không nhỏ trong các vấn đề khó
    khăn của vị thành niên. Nếu vị thành niên có những cách ứng phó hiệu quả trước những vấn đề đó
    thì họ có thể tự điều chỉnh để thoát khỏi tình trạng lo lắng và stress. Thông thường, học sinh phổ
    thông cảm thấy khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải. Bên cạnh đó, họ là
    những người trẻ tuổi và có ít kinh nghiệm trong cuộc sống, họ không thể giải quyết những khó khăn
    của họ một cách thành công nếu như họ không có sự giúp đỡ. Có một số thanh thiếu niên thường
    xuyên tìm kiếm sự giúp đỡ, nhưng có một số lại không thường xuyên tìm kiếm sự giúp đỡ. Theo
    quan sát thì những sinh viên tìm kiếm sự giúp đỡ một cách miễn cưỡng từ nhà tư vấn tâm lý (Chilh,
    1995 và Rosales, 1989).
    Với tính cấp thiết đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Cách thức ứng phó trước những khó khăn
    tâm lý của học sinh trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh” với mong muốn tìm hiểu về những
    khó khăn tâm lý, thái độ của học sinh phổ thông trong sự tìm kiếm sự giúp đỡ và các cách ứng phó với
    khó khăn tâm lý của họ, nhằm góp phần giúp các nhà tâm lý, nhà giáo dục, gia đình có những phương
    án can thiệp giúp đỡ để họ phát triển khỏe mạnh về mặt tâm sinh lý.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

    2.1 Giúp các nhà giáo dục, nhà tâm lý hiểu những khó khăn tâm lý mà học sinh trung học phổ thông
    đang gặp phải, thái độ tìm kiếm sự giúp đỡ và các cách ứng phó của chúng đối với những vấn đề đó.

    2.2 Đưa ra một số những khó khăn tâm lý mà học sinh trung học phổ thông đang gặp phải để trên cơ
    sở đó các nhà tâm lý, các nhà giáo dục và gia đình có thể thực hiện các phương án giúp đỡ cho học
    sinh phổ thông vượt qua các vấn đề khó khăn tâm lý cũng như học sinh tự đương đầu, giải quyết
    những khó khăn tâm lý của mình.

    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

    3.1 Làm rõ một số vấn đề lý luận: học sinh trung học phổ thông, khó khăn tâm lý, tìm kiếm sự giúp
    đỡ, cách thức ứng phó với những khó khăn tâm lý.

    3.2 Nghiên cứu một số khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông đang gặp phải.

    3.3. Nghiên cứu thái độ tìm kiếm sự giúp đỡ, cách thức ứng phó của học sinh trung học phổ thông
    với những khó khăn tâm lý đó. 3.4. Đề xuất một số cách thức giúp học sinh trung học phổ thông vượt qua khó khăn theo nhiều cách
    khác nhau, giảm thiểu đến mức tối đa những ảnh hưởng xấu đến hoạt động của họ.

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:

    4.1 Khách thể nghiên cứu: 600 học sinh tại các trường THPT Trần Phú (Quận Tân Phú), THPT
    Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 3), THPT Võ Thị Sáu (Quận Bình Thạnh)

    4.2 Đối tượng nghiên cứu: Khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông, thái độ tìm kiếm sự
    giúp đỡ và các cách ứng phó với vấn đề của học sinh phổ thông.

    5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:

    Đa số học sinh trung học phổ thông có những khó khăn tâm lý nhất định ở những mức độ khác
    nhau và có xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ một cách tự nguyện. Việc sẵn sàng tìm kiếm sự giúp đỡ
    để ứng phó với khó khăn tâm lý có sự khác nhau giữa các nhóm khách thể.

    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

    6.1 Phương pháp luận:


    6.1.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống, lôgic

    6.1.2 Phương pháp tiếp cận lịch sử

    6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

    6.2.1 Phương pháp nghiên cứu các tài liệu lý luận

    6.2.2 Phương pháp phỏng vấn

    6.2.3 Phương pháp điều tra bằng anket

    6.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

    7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:

    7.1 Ý nghĩa khoa học:
     Khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận tâm lý học về thái độ của học sinh trung học phổ thông
    đối với việc tìm kiếm sự giúp đỡ, các cách ứng phó với vấn đề khó khăn tâm lý.
     Góp phần làm phong phú thêm tư liệu và tri thức về tâm lý và tư vấn học đường tại Việt Nam.

    7.2 Ý nghĩa thực tiễn:  Luận văn chỉ ra được thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với việc tìm kiếm sự giúp đỡ
    trong khó khăn tâm lý của họ, các cách ứng phó của họ đối với khó khăn, mối tương quan giữa thái
    độ trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ với các cách ứng phó với khó khăn tâm lý.
     Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng trong tư vấn học đường.

    8. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

    8.1 Giới hạn: Chỉ nghiên cứu những khó khăn tâm lý trong mối quan hệ ở môi trường nhà trường
    trung học phổ thông.

    8.2 Phạm vi: Nghiên cứu ở học sinh năm học 2009 – 2010 của các trường THPT Trần Phú (Quận
    Tân Phú), THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 3), THPT Võ Thị Sáu (Quận Bình Thạnh)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...