Báo Cáo Cách nhìn khác về bất bình đẳng ở việt nam và xu hướng biến đổi của nó

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu sẵn có
    về các cuộc Khảo sát/Điều tra Mức sống dân cư Việt Nam từ năm 1993 đến 2004 (VLSS
    1993-1998 và VHLSS 2002-2004). Sự phân tích và tổng hợp số liệu VLSS và VHLSS được
    đặt trong bối cảnh so sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đây gợi ý một
    cách nhìn khác về bất bình đẳng ở Việt Nam và xu hướng biến đổi của nó.
    Giới thiệu hai phương pháp đo lường về bất bình đẳng xã hội
    Hai phương pháp được trình bày rất sơ lược dưới đây đều tập trung vào việc đo
    lường cái gọi là những kết quả của đầu ra (giáo dục, y tế, mức sống . . .) mà cá nhân/hộ gia
    đình thu nhận được trong cuộc sống. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại đo lường những kết
    quả của đầu ra theo cách thức khác nhau.
    Thứ nhất, bất bình đẳng nói chung đo lường những kết quả của đầu ra cho mọi thành
    viên trong xã hội mà không phân biệt/phân tổ những cá nhân đó thuộc nhóm xã hội nào. Nói
    cách khác, bất bình đẳng nói chung là sự miêu tả bất bình đẳng của tất cả các thành viên
    trong xã hội trong cùng một không gian đơn chiều. Trong không gian này, các thành viên
    đều có vai trò (trọng số) như nhau trong việc tham gia tạo thành sự bất bình đẳng trong toàn
    xã hội. Cụ thể hơn, ta có thể sắp xếp tất cả các thành viên trong cùng một xã hội và tính toán
    sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập thực tế của họ. Kết quả tính toán sẽ cho ta hệ số
    Gini về thu nhập và cho biết sự bất bình đẳng trong xã hội đó là như thế nào. Sự miêu tả bất
    bình đẳng về thu nhập như thế này đã xóa nhòa những khác biệt vùng/miền, giới tính, dân
    tộc và trình độ học vấn giữa các thành viên trong xã hội.
    Thứ hai, bất bình đẳng về cơ hội cũng đo lường những kết quả của đầu ra cho mọi
    thành viên trong xã hội, nhưng có phân biệt/phân tổ những cá nhân đó thuộc nhóm xã hội
    nào. Sự chênh lệch về kết quả của đầu ra giữa các nhóm xã hội gọi là bất bình đẳng về cơ
    hội. Nói cách khác, những hoàn cảnh khác nhau của mỗi người (như giới tính, màu da, nơi
    sinh, vùng/miền, nguồn gốc gia đình, các nhóm giai tầng) đã tạo nên sự thành đạt cũng khác
    nhau về kinh tế, xã hội và chính trị ở họ; hoặc là chúng đã tạo nên sự hưởng thụ và tiếp cận
    khác nhau đối với các nguồn lực kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị ở mỗi người có mỗi
    2
    hoàn cảnh khác nhau. Đó gọi là bất bình đẳng về cơ hội. Sự chênh lệch (còn gọi là khoảng
    cách chênh lệch) về kết quả của đầu ra giữa các nhóm xã hội được tính toán qua chỉ số
    chênh lệch (lần). Chỉ số này khác với hệ số Gini trong phép đo lường bất bình đẳng nói
    chung ở trên.
    Lựa chọn cách tiếp cận bất bình đẳng như thế nào?
    (Bất bình đẳng cơ hội, hay là bất bình đẳng nói chung?)
    Qua hai phương pháp đo lường bất bình đẳng xã hội trên đây, thì bất bình đẳng cơ
    hội miêu tả rõ nét về sự bất bình đẳng xã hội hơn là bất bình đẳng nói chung. Bởi vì, sự
    khác biệt về cơ hội trong cuộc sống giữa các nước, các chủng tộc, giới tính và các nhóm xã
    hội khác nhau là những bất bình đẳng xã hội rất cơ bản. Hiện nay, loài người đang sống
    trong một thế giới có nhiều bất bình đẳng về cơ hội/điều kiện sống khác nhau trong từng
    nước, cũng như giữa các nước. Ví dụ, những cơ hội sinh sống cơ bản được phân phối rất
    không đều:
    “Ở các nước giàu, chưa đến 5% số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thì ở các
    nước nghèo, con số này lại lên tới 50% (Ngân hàng Thế giới [6], 2000: 4). Trong khi có
    chưa đến 0,5% số trẻ em sinh ra ở Thụy Điển phải chết trước khi tròn 1 tuổi, thì có đến gần
    15% số trẻ em sinh ra ở Môdămbích không thể vượt qua ngưỡng cửa này. Ngay ở En
    Xanvađo tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong số con cái của những người mẹ có trình độ chỉ là
    2%, nhưng với con cái của những bà mẹ thất học thì lên đến 10%. Ở Êritơria diện được tiêm
    chủng đối với trẻ em trong 20% dân số giàu nhất đạt gần 100%, nhưng với 20% dân số
    nghèo nhất chỉ là 50%” (Ngân hàng Thế giới [3], 2005: xv).
    Mặc dù những trẻ em trong các nước trên đây không phải chịu trách nhiệm về những
    hoàn cảnh sinh ra chúng, nhưng chính những hoàn cảnh đó đã góp phần quyết định rất lớn
    cho cuộc sống của chúng sau này. Do vậy, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng mà chúng
    có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước mình. Tức là, những sự khác biệt về cơ hội
    sẽ dẫn đến khả năng đóng góp của chúng cũng rất khác nhau cho sự phát triển của đất nước.
    Điều này có nguy cơ dẫn đến lãng phí tiềm năng con người, và vì thế làm lỡ cơ hội phát
    triển. Đó là lý do vì sao mà bài viết nghiên cứu này lại chú trọng đến bất bình đẳng cơ hội
    trong quá trình phát triển: “Trên quan điểm công bằng, sự phân chia cơ hội quan trọng hơn
    là sự phân phối kết cục” (Ngân hàng Thế giới [3], 2005: 6).
    Hơn nữa, bất bình đẳng cơ hội dễ dẫn đến sự hình thành “cái bẫy bất bình đẳng” trong
    thế hệ tương lai. Ví dụ, trẻ em sinh ra ở các gia đình nghèo không có cơ hội ngang bằng với
    trẻ em trong các gia đình giàu để hưởng nền giáo dục có chất lượng. Vì vậy, những trẻ em
    thuộc gia đình nghèo sẽ kiếm được ít thu nhập hơn khi chúng trưởng thành. Tức là, chúng lại
    rơi vào cảnh nghèo đói như thế hệ cha mẹ chúng. Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói vẫn tiếp tục,
    hay còn gọi là “bẫy nghèo đói”. Đó cũng gọi là hiện tượng “cái bẫy bất bình đẳng”. Cái bẫy
    bất bình đẳng này tồn tại dai dẳng và rất khó phá vỡ nó. Vì thế, những cái bẫy bất bình đẳng
    có thể khá ổn định, và có xu hướng tồn tại dai dẳng qua nhiều thế hệ, ví dụ bất bình đẳng giới
    là một “bẫy bất bình đẳng” điển hình (Ngân hàng Thế giới [3], 2005: 4).
    3
    “Bất bình đẳng về cơ hội cũng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con cái
    nhà nghèo và địa vị thấp kém được hưởng ít cơ hội cuộc sống về giáo dục, y tế, thu nhập và
    địa vị hơn Tính chất án binh bất động từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng xuất hiện ở cả
    những nước giàu: những bằng chứng mới ở Mỹ (nơi mà giấc mơ về cơ hội bình đẳng rất
    mạnh) cho thấy xu hướng giữ nguyên địa vị kinh tế xã hội giữa các thế hệ rất dai dẳng:
    những ước lượng gần đây chứng tỏ phải mất đến năm thế hệ để một gia đình có mức thu
    nhập bằng một nửa mức thu nhập trung bình của quốc gia vươn lên mức trung bình đó”
    (Ngân hàng Thế giới [3], 2005: 8, 9).
    Có lẽ nên thay đổi cách nhìn/đánh giá lại về bất bình đẳng ở Việt Nam?
    Thứ nhất, theo phương pháp đo lường về bất bình đẳng nói chung (qua hệ số Gini)
    Theo cách nhìn này, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các nguồn số liệu thống kê và
    tài liệu nghiên cứu đã công bố về Việt Nam đều cùng chung một nhận định rằng, bất bình
    đẳng ở Việt Nam ở mức vừa phải (tức là tương đối công bằng) khi so sánh với các nước có
    điều kiện tương tự trong khu vực và trên thế giới. Nếu so sánh hệ số Gini về chi tiêu ở Việt
    Nam với một số nước trong khu vực vào thời điểm xung quanh năm 1998, ta thấy rằng bất
    bình đẳng ở Việt Nam là ít hơn Thái Lan, nó tương tự Pê-ru, Băng-la-đét, Ấn Độ và In-đônê-
    xi-a. Điều này là rất ấn tượng đối với Việt Nam trong việc giảm bất bình đẳng đầy ý
    nghĩa, với sự cam kết mạnh mẽ tiến tới công bằng xã hội (Bảng 1).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...