Tài liệu Cách mạng tháng tám của việt nam: ý nghĩa lịch sử và bài học

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÁCH MẠNG THÁNG TÁM CỦA VIỆT NAM: Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC
    CÁCH MẠNG THÁNG TÁM CỦA VIỆT NAM: Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC


    Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tham luận của TS Phạm Tất Thắng - Phó Tổng Biên tập Thường trực Tạp chí Cộng sản tại Hội thảo Các cuộc Cách mạng trên thế giới trong thế kỷ XX” do Ủy ban Đặc biệt tổ chức các sự kiện nhân kỷ niệm 200 năm ngày Độc lập và 100 năm Cách mạng Mê-hi-cô.
    Từ ngày 7 đến ngày 11-11- 2010, tại Thủ đô Mê-hi-cô đã diễn ra Hội thảo “Các cuộc Cách mạng trên thế giới trong thế kỷ XX” do Ủy ban Đặc biệt tổ chức các sự kiện nhân kỷ niệm 200 năm ngày Độc lập và 100 năm Cách mạng Mê-hi-cô. trực thuộc Thượng viện Mê-hi-cô tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của 6 đoàn quốc tế, đến từ Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, An-giê-ri và Ni-ca-ra-goa, đại diện cho 6 cuộc cách mạng tiêu biểu nhất trong từng giai đoạn khác nhau của thế kỷ XX.


    Từ cuối thế kỷ XIX, sau khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thống trị thâm độc và tàn bạo, thẳng tay chém giết những người Việt Nam yêu nước, cướp đoạt ruộng đất, tài nguyên, bóc lột tàn bạo và thực hiện chính sách ngu dân đối với người dân Việt Nam; chúng chia cắt Việt Nam thành 3 kỳ nhằm xóa tên nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. Nhưng, thực dân Pháp luôn vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam. Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam đã liên tiếp nổ ra. Tuy vậy, sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc chưa thể thành công vì các lực lượng đấu tranh và những người yêu nước thiếu một hệ tư tưởng cách mạng, một lập trường đúng đắn về độc lập, tự do và phát triển xã hội, tiêu biểu cho nguyện vọng chung của cả dân tộc, đáp ứng xu thế tiến hóa của quốc gia dân tộc trong thời đại mới.

    Trước đòi hỏi bức thiết của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó là Nguyễn Ái Quốc đã nhận sứ mệnh lịch sử tìm một con đường mới cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Trên cơ sở nguồn giá trị văn hóa tư tưởng và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và nghiên cứu học hỏi, chọn lọc, tiếp thu nguồn giá trị văn hóa tư tưởng phương Đông và phương Tây, của các cuộc cách mạng tiêu biểu ở Mỹ, Pháp, đặc biệt là kinh nghiệm của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga- cuộc cách mạng mở ra nội dung mới của thời đại - thời đại quá độ của nhân loại từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra được một hệ tư tưởng cách mạng sáng tạo mang tầm vóc một học thuyết giải phóng và phát triển vì độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là nền tảng tư tưởng trực tiếp để Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 3-2-1930) - là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, một đội cách mạng tiên phong của dân tộc có đủ khả năng quy tụ, đoàn kết toàn dân tộc thành một khối, đấu tranh giành lại quyền độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

    Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tham luận của TS Phạm Tất Thắng - Phó Tổng Biên tập Thường trực Tạp chí Cộng sản tại Hội thảo Các cuộc Cách mạng trên thế giới trong thế kỷ XX” do Ủy ban Đặc biệt tổ chức các sự kiện nhân kỷ niệm 200 năm ngày Độc lập và 100 năm Cách mạng Mê-hi-cô.
    Từ ngày 7 đến ngày 11-11- 2010, tại Thủ đô Mê-hi-cô đã diễn ra Hội thảo “Các cuộc Cách mạng trên thế giới trong thế kỷ XX” do Ủy ban Đặc biệt tổ chức các sự kiện nhân kỷ niệm 200 năm ngày Độc lập và 100 năm Cách mạng Mê-hi-cô. trực thuộc Thượng viện Mê-hi-cô tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của 6 đoàn quốc tế, đến từ Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, An-giê-ri và Ni-ca-ra-goa, đại diện cho 6 cuộc cách mạng tiêu biểu nhất trong từng giai đoạn khác nhau của thế kỷ XX.


    Từ cuối thế kỷ XIX, sau khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thống trị thâm độc và tàn bạo, thẳng tay chém giết những người Việt Nam yêu nước, cướp đoạt ruộng đất, tài nguyên, bóc lột tàn bạo và thực hiện chính sách ngu dân đối với người dân Việt Nam; chúng chia cắt Việt Nam thành 3 kỳ nhằm xóa tên nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. Nhưng, thực dân Pháp luôn vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam. Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam đã liên tiếp nổ ra. Tuy vậy, sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc chưa thể thành công vì các lực lượng đấu tranh và những người yêu nước thiếu một hệ tư tưởng cách mạng, một lập trường đúng đắn về độc lập, tự do và phát triển xã hội, tiêu biểu cho nguyện vọng chung của cả dân tộc, đáp ứng xu thế tiến hóa của quốc gia dân tộc trong thời đại mới.

    Trước đòi hỏi bức thiết của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó là Nguyễn Ái Quốc đã nhận sứ mệnh lịch sử tìm một con đường mới cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Trên cơ sở nguồn giá trị văn hóa tư tưởng và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và nghiên cứu học hỏi, chọn lọc, tiếp thu nguồn giá trị văn hóa tư tưởng phương Đông và phương Tây, của các cuộc cách mạng tiêu biểu ở Mỹ, Pháp, đặc biệt là kinh nghiệm của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga- cuộc cách mạng mở ra nội dung mới của thời đại - thời đại quá độ của nhân loại từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra được một hệ tư tưởng cách mạng sáng tạo mang tầm vóc một học thuyết giải phóng và phát triển vì độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là nền tảng tư tưởng trực tiếp để Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 3-2-1930) - là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, một đội cách mạng tiên phong của dân tộc có đủ khả năng quy tụ, đoàn kết toàn dân tộc thành một khối, đấu tranh giành lại quyền độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...