Tài liệu Cách mạng pháp 1789

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÁCH MẠNG PHÁP 1789


    I. NƯỚC PHÁP TRƯÓC CÁCH MẠNG 1789

    1. Tình hình kinh tế.

    1.1. Kinh tế công thương nghiệp.

    Trong thế kỷ XVIII, công thương nghiệp Pháp phát triển khá mạnh và tạo nên sự phồn vinh cho nưóc Pháp. Ðại diện cho ngành công nghiệp ở Pháp lúc bấy giờ là những công trưòng thủ công phân tán và tập trung. Những công trường thủ công nổi tiếng ở Pháp là: công trường sản xuất thảm hoa, len dạ, tơ lụa, xà phòng, thủy tinh .Trong công nghiệp, Pháp đã sử dụng máy móc như máy dệt, máy quay tơ, máy bơm hơi nước. Ðã có những xí nghiệp tập trung hàng ngàn công nhân như nhà máy cơ khí Le Creusot, công ty khai khoáng Anzin.

    Tuy nhiên chế độ phưòng hội vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong công nghiệp Pháp, nhất là trong ngành thủ công nghiệp. Những qui định ngặt nghèo của chế độ phường hội đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất công nghiệp ở Pháp, nó kìm hãm sự tự do kinh doanh và cải tiến sản xuất.

    Thương nghiệp cũng có những tiến bộ nổi bật, nhất là ngoại thương. Ngoại thương đã đem lại sự phồn vinh cho các hải cảng của Pháp. Paris và Lyon là những trung tâm của hội chợ quốc tế lúc bấy giờ. Pháp xuất cảng: lúa mì, len, gia súc, rượu vang, hàng xa xỉ phẩm . Pháp nhập: thuốc lá, cà phê. Việc buôn nô lệ chiếm một vị trí quan trọng trong thương nghiệp ở Pháp. Tuy nhiên nội thương không phát triển lắm vì chế độ thuế quan khá nghiêm ngặt.

    1.2. Nông nghiệp.

    Chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Pháp với 90% dân số là nông dân. Nông nghiệp Pháp là một nền nông nghiệp lạc hậu. Nguyên nhân của tình trạng này là chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất. Chế độü này đẻ ra hàng loạt những nghĩa vụ phong kiến vừa phi lý, vừa bất công, nặng nề đè lên lưng người nông dân, làm cho họ mất sáng kiến và hứng thú sản xuất. Ðất đai trong nông nghiệp được sử dụng theo hai hình thức:

    - Thường chúa phong kiến chiếm một phần đất đai làm lãnh địa. Lãnh địa được chia thành những mảnh nhỏ, phát canh cho nông dân để thu tô.

    - Ngoài lãnh địa, một phần lớn đất đai được canh tác theo lối vĩnh điền nông nô. Nông dân lao động trên mảnh đất mà họ không có quyền sởî hữu và phải nộp thuế cho lãnh chúa. Khác với các tá điền, những nông dân vĩnh điền này không phải trả lại ruộng đất cho lãnh chúa nếu họ đóng thuế đều. Phương pháp canh tác rất thô sơ, lạc hậu, thể hiện rõ trong công cụ của nông dân. Ngưòi ta vẫn cày bằng những chiếc cày nặng thừa hưởng của người La mã hay những chiếc cày thô kiểu Slave.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...