Tiến Sĩ Cách mạng năm 1932 ở Xiêm (Thái Lan) – Tính chất và ý nghĩa lịch sử

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 27/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
    NĂM 2013


    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài

    Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa với sự thống trị của tư bản độc quyền. Cùng với sự phát triển đó, chủ nghĩa tư bản ngày càng “bủa lưới” bao trùm cả thế giới. Các nước Đông Nam Á ngày càng bị cuốn vào guồng quay của hệ thống kinh tế - chính trị thế giới và trở thành những đối tượng bị chinh phục của chủ nghĩa tư bản thế giới. Hệ quả tất yếu là hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều lần lượt rơi vào vòng kiểm soát hoặc trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân tư bản phương Tây ở những mức độ khác nhau. Trong bối cảnh đó, chỉ có hai quốc gia ở châu Á đã thoát khỏi một cách ngoạn mục làn sóng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Nếu ở Đông Bắc Á, Nhật Bản là nước duy nhất giữ được độc lập, thì ở Đông Nam Á, Xiêm cũng là quốc gia duy nhất không rơi vào ách thuộc địa như các nước khác trong vùng và cơ bản vẫn duy trì được sự độc lập tương đối của mình. Sở dĩ Xiêm có được kết quả to lớn này là do “giới tinh hoa của nước này, trước hết là nhà vua, giới quý tộc, quan lại triều đình đã thức tỉnh, tiến hành cải cách, mở cửa bằng những biện pháp thỏa hiệp, ngoại giao mềm dẻo trong đối ngoại và thức thời trong chính sách đối nội” [25, tr.369-370].
    Dưới các triều vua Rama IV (1851 - 1868), Rama V (1868 - 1910), ở Xiêm diễn ra khá thành công công cuộc duy tân, phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa, đặt nền móng cho quá trình hiện đại hóa đất nước của Xiêm. Với các cuộc cải cách này, Xiêm đã bước một bước đi đầu tiên vào quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, để hoàn tất quá trình định dạng chủ nghĩa tư bản, Xiêm còn phải trải qua một quá trình lâu dài và còn qua nhiều lần đổi mới, cải cách nữa, đặc biệt là một cuộc cách mạng vào năm 1932.
    Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, với cuộc cách mạng năm 1932, Xiêm nổi lên là một hiện tượng khá độc đáo, không chỉ trong bản thân lịch sử Xiêm mà cả ở khu vực Đông Nam Á. Dưới sự lãnh đạo của Priđi Phanômyông - thủ lĩnh Đảng Nhân dân, cuộc cách mạng năm 1932 đã mang lại những thay đổi chính trị quan trọng, là một bước tiến trong quá trình dân chủ hóa nhà nước Xiêm“nhằm làm cho nước Xiêm hội nhập với tình hình thế giới hiện đại” [13, tr.1147].
    Nghiên cứu về cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm, đặc biệt là tính chất và ý nghĩa lịch sử của nó không chỉ làm rõ được những tiền đề, diễn biến, kết quả mà quan trọng hơn là đi sâu phân tích, đánh giá, nhận định về tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng, góp phần giải đáp những câu hỏi, những vấn đề xung quanh “sự kiện Xiêm” trong thập niên 30 thế kỉ XX. Đồng thời, trên cơ sở những nhận xét, đối chiếu, so sánh sự kiện này với phong trào cách mạng ở một vài nước trên thế giới và khu vực Đông Nam Á, ta có thể góp phần làm rõ hơn con đường phát triển của nước Xiêm – Thái Lan thời cận đại. Ngoài ra, việc tìm hiểu về Priđi Phanômyông – linh hồn của cuộc cách mạng 1932, đặc biệt là những tư tưởng cải tạo xã hội của ông sẽ giúp ta rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích và thiết thực đối với công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay.
    Trong điều kiện hiện nay, khi các quốc gia châu Á đang đứng trước xu thế toàn cầu hóa, những bài học về quá trình hội nhập trong thời kì cận đại tuy thuộc về quá khứ, nhưng nếu được chứng nghiệm là xác đáng, thì vẫn có giá trị nhất định đối với quá trình đổi mới để hội nhập. Việt Nam hiện nay đang trong quá trình đổi mới, “mở cửa” trong quan hệ hợp tác với cộng đồng quốc tế, trong đó có Thái Lan và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Với phương châm “Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [10, tr.233], việc tiếp tục mở rộng các mối quan hệ quốc tế đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử các nước và các khu vực. Thực tế lịch sử cho thấy, trong quá trình tồn tại và phát triển, Việt Nam và Thái Lan có mối quan hệ chặt chẽ nhiều mặt trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Do đó, chúng ta không thể không tìm hiểu một nước láng giềng khu vực quan trọng, có nhiều điểm khác biệt, nhưng cũng không ít điều tương đồng về lịch sử và văn hóa như Thái Lan. Con đường phát triển của Thái Lan, thông qua toàn bộ lịch sử của mình, để lại những kinh nghiệm tham khảo rất bổ ích đối với Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay.
    Những vấn đề đặt ra trên đây là cơ sở để chúng tôi chọn “Cách mạng năm 1932 ở Xiêm (Thái Lan) – Tính chất và ý nghĩa lịch sử” làm đề tài Luận án tiến sĩ sử học của mình với hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ những khía cạnh đặt ra ở trên.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của luận án là khái quát những tiền đề, diễn biến, kết quả của cách mạng 1932. Từ đó, phân tích làm rõ tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của cuộc cách mạng trên cơ sở có sự so sánh, đối chiếu với một vài cuộc cách mạng tư sản trên thế giới và trong khu vực.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận án là công trình nghiên cứu khoa học về cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm (Thái Lan), trong đó trọng tâm là tìm hiểu về tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng. Tên của đề tài đã xác định rõ giới hạn nội dung trọng tâm và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Để làm sáng tỏ nội dung Luận án, chúng tôi dự kiến tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề trọng yếu sau:
    - Trước hết, luận án tập trung khái quát về cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm về tiền đề, diễn biến, kết quả. Trong phần này, chúng tôi tập trung vào sự ra đời nền quân chủ lập hiến thay thế cho chế độ quân chủ chuyên chế ở Xiêm, sự ra đời của hai bản hiến pháp, những nét cơ bản trong tư tưởng cải tạo xã hội của Priđi Phanômyông với tư cách là nội dung chính trị tư tưởng của cuộc cách mạng và quá trình lên cầm quyền của giới quân sự Xiêm.
    - Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đi sâu phân tích, làm rõ về tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng 1932, so sánh, đối chiếu với các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu trong những thế kỉ trước, từ đó rút ra những đặc điểm của cuộc cách mạng 1932. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của đề tài. Trong phạm vi những công trình và tài liệu nghiên cứu có thể tiếp cận, Luận án cố gắng cung cấp cho người đọc những ý kiến, quan điểm khác nhau của các học giả trong và ngoài nước về tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng năm 1932. Từ đó, chúng tôi đưa ra những quan điểm riêng của mình.
     

    Các file đính kèm:

  2. anhtuyet.df.k55@gmail.com

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ad ơi tại sao mình đã nạp xu và mua tài liệu về rồi nhưng ko dowload tài liệu về đc là sao?
     
  3. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Chào bạn, mình đã gửi tài liệu " Cách mạng năm 1932 ở Xiêm (Thái Lan) – Tính chất và ý nghĩa lịch sử " về email của bạn, bạn check mail giúp mình nhé
     
Đang tải...