Tài liệu Cách diệt sâu Bore hại cam, quýt

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cây có múi (cam, quýt, chanh .) luôn bị rất nhiều loại sâu bệnh gây hại, trong đó nhóm sâu đục cành, thân, gốc, còn gọi là sâu Bore, là nguy hiểm nhất. Mức độ lây lan của sâu Bore rất nhanh, sức tàn phá ghê gớm, có thể dẫn đến huỷ diệt cả vùng chuyên canh lớn nhưng rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, thân, gốc cây, thuốc trừ sâu không thể thấm vào để tiêu diệt. Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu quy luật phát sinh, phát triển của từng loài, KS.
    KS. Lê Đức Phát, cán bộ kỹ thuật đội Sao Đỏ, Nông trường Thống
    Nhất (Thanh Hóa) đã có cách diệt trừ nhóm sâu hại nguy hiểm này bằng
    biện pháp thủ công đơn giản, rẻ tiền nhưng hiệu quả. Theo KS. Phát,
    nhóm sâu Bore chủ yếu có 3 loại: sâu đục cành, sâu đục thân và sâu đục
    gốc.
    Sâu đục cành có tên khoa học là Chelidonium argentatum Dalm, là sâu
    non của con xén tóc xanh. Xén tóc xanh thường đẻ trứng vào tháng 5-6
    trên các nách lá ngọn, cành tăm. Sau 10-12 ngày sâu nở, bắt đầu gặm vỏ
    cành để sống, đục phá từ cành nhỏ đến cành lớn và cả thân cây. Khoảng 8
    - 9 tháng sau, sâu non đục đến cành cấp 1,2, thậm chí có thể tới thân.
    Thông thường sâu tập trung ở cành cấp 1, làm buồng hoá nhộng bằng cách
    dùng mùn cưa và chất bài tiết vít đường đục lại rồi đục một lỗ ra ngoài,
    chừa lại vỏ cành để làm cửa vũ hoá sau này. Khoảng tháng 2-3, sâu non
    hoá nhộng, tới tháng 4-5 thì vũ hoá thành con xén tóc xanh bay ra. Vòng
    đời của sâu là năm. Trên thân cây có thể bị hàng chục con sâu đục cành,
    nếu 2-3 năm liền bị hại, cây sẽ chết.
    Sâu đục thân (Nadezhdiella cantori Hope), là sâu non của con xén tóc
    nâu. Xén tóc nâu thích nơi râm mát, ban ngày ẩn nấp, ban đêm thường tìm
    đến đẻ trứng vào những kẽ nứt, chỗ gồ ghề ở thân cây, cách mặt đất 0,3 -
    1m. Trong các tháng 5-6-7, sau khi đẻ 6-12 ngày, trứng sẽ nở. Sâu non nở
    ra chui vào vỏ, phá hoại phần gỗ, tạo thành những đường ngoằn ngoèo
    dọc theo thân cây. Sâu non nghỉ đông 2 lần vào khoảng tháng 12 và tháng
    1. Sâu hoá nhộng vào khoảng tháng 2, vũ hoá thành xén tóc nâu vào tháng
    3-4. Vòng đời của sâu đục thân kéo dài 2,5 - 3 năm.
    Sâu đục gốc (Anoplophora chinensis Forster), còn gọi là xén tóc sao
    hay xén tóc hoa vì trên thân có điểm khoảng 30 chấm trắng. Con trưởng
    thành thường ăn các phần non của cây, đặc biệt là rễ non trước khi đẻ
    trứng vào tháng 5-6. Trước khi đẻ, xén tóc sao cắn vào gốc cây một vết
    hình chữ T ngược rồi đẻ trứng vào đó. Sau 6-12 ngày thì trứng nở, sâu non
    di chuyển xuống phía dưới gốc, phá hại phần gốc, rễ cây tiếp giáp với
    thân. Đầu tiên sâu hại vỏ, sau đó đục vào phần gỗ. Nhiều khi sâu đục cả
    những rễ to, làm cây héo toàn bộ, rụng lá và chết. Sâu non phá hại trong 2-
    3 tháng thì nghỉ đông ở gốc cây. Đến tháng 3-4 năm sau thì hoá nhộng,
    tháng 5-6 vũ hoá. Vòng đời của xén tóc sao là 1 năm.
    Biện pháp phòng trừ:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...