Luận Văn Các yếu tố vĩ mô tác động đến hệ thống tài chính

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN
    HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
    ĐÁNH GIÁ SỰ LÀNH MẠNH CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ VĨ MÔ
    Hoạt động của hệ thống tài chính phụ thuộc vào toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và các định chế tài chính bịtác động bởi những phát triển kinh tế vĩ mô nào đó. Các phân tích thực nghiệm hiện tại đã chỉ ra rằng những phát triển kinh tế vĩ mô nào đó thường xảy ra trước các cuộc khủng hoảng ngân hàng, khiến những đánh giá tính ổn định của hệ thống tài chính cần phải được đưa vào xem xét trong một bức tranh kinh tế rộng lớn. Đặc biệt là các nhân tố có tác động đến tính dễ bị nguy hiểm của nền kinh tế đối với sự đảo lộn của dòng vốn và các khủng hoảng tiền tệ. Dưới đây là tập hợp những chỉ tiêu về phát triển kinh tế vĩ mô hoặc những cú sốc ngoại sinh mà có thể tác động vào hệ thống tài chính:
    1. Tăng trưởng kinh tế
    2. Cán cân thanh toán
    3. Lạm phát
    4. Lãi suất và tỷ giá hối đoái
    5. Sự tăng vọt giá tín dụng và tài sản
    6. Các tác động lan truyền
    7. Các yếu tố khác
    1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tác động của nó tới hệ thống tài chính thời gian qua
    Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1995 đến nay có 2 xu hướng chính: Giai đoạn từ 1995 đến 1999, tăng trưởng có xu hướng giảm đều một cách rõ rệt, sau đó tăng trở lại và cho đến cuối năm 2007 thì tăng trưởng 8,48%, cao nhất trong 10 năm kể từ năm 1997, năm 2008 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới mặc dù tốc độ tăng GDP năm 2008 chỉ là 6,23%, thấp hơn 2,25% so với năm 2007 và thấp hơn 0,77% so với kế hoạch nhưng trong bối cảnh của cả Thế giới thì tốc độ tăng như vậy cũng là một thành tựu lớn, tạo điều kiện thuận lợi để giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Năm 2009 là năm có rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng nhờ sự đồng tâm hiệp lực, Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, kinh tế đã thoát khỏi suy giảm và đạt tốc độ tăng trưởng khá, mặc dù tăng trưởng suy giảm so với những năm trước, nhưng vẫn ở mức cao so với khu vực và thế giới, vượt qua mọi dự đoán của các tổ chức quốc tế, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định.
    Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn đang theo hướng tăng trưởng về số lượng nhưng chưa chuyển sang tăng trưởng về chất lượng, vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu. Điều này thể hiện qua các con số đóng góp vào GDP của các yếu tố đầu vào của nền kinh tế (vốn, lao động và tổng năng suất nhân tố tổng hợp TFP).
    Bảng 1.1: Số liệu tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 1995- 2009
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...