Thạc Sĩ Các yếu tố thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng dạy Đại học quốc gia thành phố Hồ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    .2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Ø Xác định các nhân tố thúc đẩy cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học thực hiện các nghiên cứu khoa học.
    Ø So sánh giữa nhóm ngành các ngành khoa học cơ bản, ngành khoa học – công nghệ với ngành kinh tế - xã hội nhân văn.
    Ø Đề xuất giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng suất nghiên cứu.
    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Ø Đối tượng khảo sát là các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có học vị tiến sĩ trở lên hoặc thạc sĩ có tham gia nghiên cứu khoa học tại các trường đại học thành viên của Đại học Quốc Gia TPHCM.
    Ø Thực hiện nghiên cứu trên 3 nhóm ngành: khoa học cơ bản, khoa học-công nghệ và kinh tế -xã hội nhân văn.
    1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
    Ø Ý nghĩa khoa học:
    Góp phần chứng minh sự phù hợp của thuyết mong đợi trong việc tìm ra các động lực thúc đẩy việc thực hiện nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ giảng dạy tại các trường đại học, đồng thời kiểm định lý thuyết TpB trong việc giải thích động cơ của hành vi nghiên cứu khoa học.
    Ø Ý nghĩa thực tiễn:
    Kết quả nghiên cứu là một tài liệu tham khảo cho các nhà quản lí giáo dục trong việc đưa ra các giải pháp, xây dựng lại quy chế nhằm khuyến khích việc thực hiện nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên.
    Tuy nghiên cứu chỉ thực hiện trên phạm vi các trường thành viên của Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng kết quả nghiên cứu là một tham khảo có giá trị cho các trường, viện nghiên cứu khác.
    1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
    Luận văn bao gồm 5 chương:
    Chương 1: Giới thiệu. Chương này giới thiệu tổng quan về luận văn, cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa đề tài.
    Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày về các lý thuyết hành vi và các nghiên cứu trước có liên quan dùng làm nền tảng cho luận văn, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu.
    Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Chương này đưa ra kế hoạch chọn mẫu, lấy dữ liệu, xây dựng bảng câu hỏi và phân tích dữ liệu.
    Chương 4: Phân tích dữ liệu. Chương 4 trình bày kết quả phân tích dữ liệu và đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu trong cán bộ giảng dạy.
    Chương 5: Kết luận. Trong chương này, các kết quả đạt được sau khi thực hiện nghiên cứu được tóm tắt lại, đồng thời các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được trình bày.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...