Tiến Sĩ Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    LỜI CAM ĐOAN .ii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ .vii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . viii
    A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
    B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN
    ÁN .6
    1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI .6
    1.1. Các nghiên cứu lí luận 6
    1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm .10
    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM .19
    C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .22

    CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI FDI TRONG ĐIỀU KIỆN
    KHỦNG HOẢNG VÀ SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI .
    .22
    1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 22
    1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .22
    1.1.2. Vai trò của FDI đối với các nước tiếp nhận đầu tư 29
    1.2. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI FDI .32
    1.2.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính và nguyên nhân của khủng hoảng tài
    chính thế giới 2008 .33
    1.2.2. Đặc điểm của khủng hoảng tài chính thế giới 2008 .34
    1.2.3. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 2008 tới FDI
    1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI FDI 37
    1.3.1. Các yếu tố tác động chung 38
    1.3.2. Các yếu tố thúc đẩy chủ đầu tư tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài41
    1.3.3. Các yếu tố có tác động đến việc thu hút FDI của nước tiếp nhận đầu tư
    .44
    CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI DÒNG VỐN FDI VÀO CÁC
    NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
    53
    2.1. THỰC TRẠNG FDI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG
    KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI 53
    2.1.1. FDI vào khu vực các nước đang phát triển châu Á 53
    2.1.2. FDI vào khu vực các nước đang phát triển Châu Phi 56
    2.1.3. FDI vào khu vực các nước đang phát triển Châu Mỹ La Tinh .59
    2.1.4. FDI vào khu vực các nước có nền kinh tế chuyển đổi thuộc châu Âu 62
    2.2. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI FDI VÀO CÁC NƯỚC
    ĐANG PHÁT TRIỂN .64
    2.2.1. Các yếu tố tác động chung 64
    2.2.2. Thực trạng một số yếu tố tác động liên quan đến việc thúc đẩy và thu hút
    FDI vào các nước đang phát triển 69
    2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YỂU TỐ TỚI FDI VÀO CÁC NƯỚC
    ĐANG PHÁT TRIỂN BẰNG MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG 87
    2.3.1. Cơ sở kinh tế của mô hình .87
    2.3.2. Phương trình hồi quy và các biến số của mô hình 87
    2.3.3. Giới thiệu về cơ sở dữ liệu liên quan đến mô hình .91
    2.3.4. Các giả thuyết đặt ra để kiểm định với mô hình .92
    2.3.5. Kết quả hồi quy .95
    2.3.6. Một số đánh giá rút ra từ mô hình định lượng .102

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM NHẰM CẢI
    THIỆN VIỆC THU HÚT FDI TRONG THỜI GIAN TỚI
    .106
    3.1. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DÒNG VỐN FDI
    VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI 106
    3.1.1. Một số đặc điểm liên quan đến dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay 106
    3.1.2. Triển vọng và thách thức đối với dòng vốn FDI vào các nước ĐPT 111
    3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
    3.2.1. Tổng quan về FDI vào Việt Nam 118
    3.2.2. Một số thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI
    .122
    3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CỤ THỂ ĐỐI VỚI VIỆT NAM NHẰM CẢI THIỆN
    VIỆC THU HÚT FDI TRONG THỜI GIAN TỚI 129
    3.3.1. Các quan điểm về định hướng thu hút FDI vào Việt Nam tới năm 2030 129
    3.3.2. Một số khuyến nghị cụ thể đối với Việt Nam nhằm cải thiện việc thu hút FDI
    trong thời gian tới 132
    D. KẾT LUẬN. .149
    Đ. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ KẾT QUẢ
    NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
    E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .152
    G. PHỤ LỤC .

    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Những năm cuối của thế kỷ XX và thập kỷ đầu của thế kỷ XXI đi qua với những
    biến động đáng ghi nhận về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới các nước
    ĐPT. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các nước đang phát triển (ĐPT) gia tăng
    với một tốc độ trung bình trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước khoảng 23% mỗi năm cho
    đến khi có cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á năm 1997. Tỷ trọng đầu tư
    trực tiếp nước ngoài tới các nước ĐPT tăng 8%, từ 23% năm 2002 lên 31% năm 2003
    và năm 2004 đạt mức 36% tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới, là mức cao
    nhất kể từ năm 1997 và kể từ năm 2009 đạt mức 50% tổng số FDI trên toàn cầu (519,2
    tỉ USD). Năm 2011, FDI vào các nước ĐPT và các nền kinh tế chuyển đổi đạt mức 776
    tỷ đô la, chiếm 51% tổng giá trị FDI toàn cầu (WIR, 2012). Năm 2012, mặc dù FDI vào
    các nước có nền kinh tế chuyển đổi giảm 13% giá trị dòng vốn nhưng tổng giá trị dòng
    vốn này vào các nước ĐPT và các nước có nền kinh tế chuyển đổi vẫn đạt mức 761 tỉ
    USD (UNCTAD, 2013).
    Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng ngày càng
    thể hiện vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, dòng
    vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các nước trên thế giới chịu tác động của nhiều nhân
    tố như dân số, thu nhập quốc dân, trình độ học vấn, hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí
    tuệ Nghiên cứu về các nhân tố này là điều kiện để tìm ra được xu hướng vận động
    của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới đồng thời tìm ra các giải pháp để
    các nước nhận đầu tư có thể thu hút nhiều hơn luồng vốn này cho phát triển kinh tế.
    Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và
    phát triển kinh tế tại các nước nhận đầu tư, là một trong các yếu tố then chốt giúp cho
    các quốc gia ĐPT hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, không phải nguồn đầu
    tư trực tiếp nước ngoài nào trong thực tế cũng có thể sinh lợi và không phải quốc gia
    ĐPT nào cũng thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển
    kinh tế. Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động từ các yếu tố
    mang tính dài hạn như quy mô dân số, trình độ phát triển kinh tế, trình độ lao động nên
    thường được đánh giá cao hơn đầu tư gián tiếp cũng như có vai trò lớn hơn đối với sự
    tăng trưởng bền vững và dài hạn của các nền kinh tế. Việc xác định mức độ ảnh hưởng
    của các yếu tố tác động tới luồng vốn này trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy
    thoái kinh tế toàn cầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước tiếp nhận đầu tư, đặc
    biệt là các nước ĐPT trong đó có Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn
    trong bối cảnh các nước ĐPT ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trên bản đồ kinh tế
    thế giới. Riêng đối với Việt Nam, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư gián tiếp không còn
    ổn định do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, nguồn vốn hỗ trợ phát triển
    chính thức có xu hướng giảm dần do Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình,
    nguồn vốn trong nước còn hạn chế, thì FDI càng trở thành là nguồn lực quan trọng cho
    mục tiêu phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, NCS đã chọn đề tài «Các
    yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong
    bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và các khuyến nghị cho
    Việt Nam» làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu của Luận án
    Trên cơ sở làm rõ các yếu tố tác động lên dòng vốn FDI vào các nước ĐPT và
    phân tích thực trạng các yếu tố tác động tới FDI vào các nước ĐPT trong bối cảnh
    khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, Luận án bổ sung vào lý luận về đầu
    tư nước ngoài, đặc biệt là lý luận về các yếu tố tác động tới dòng vốn và đề xuất các
    khuyến nghị cụ thể cho Việt Nam nói riêng nhằm hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt
    tích cực của các yếu tố tác động và cuối cùng nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn FDI
    trong những lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án

    Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước
    ngoài vào các nước ĐPT trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
    cầu. Các yếu tố tác động tới FDI này được chia thành các yếu tố chung, các yếu tố kinh
    tế và các yếu tố phi kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...