Tiến Sĩ Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và khuyến nghị cho Việt Nam


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    LỜI CAM ĐOAN .ii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ .vii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . viii
    A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
    B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN
    ÁN 6
    1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI . 6
    1.1. Các nghiên cứu lí luận 6
    1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm . 10
    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM . 19
    C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 22
    CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI FDI TRONG ĐIỀU KIỆN
    KHỦNG HOẢNG VÀ SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI 22
    1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 22
    1.1.1. Một số khái niệm cơ bản . 22
    1.1.2. Vai trò của FDI đối với các nước tiếp nhận đầu tư 29
    1.2. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI FDI . 32
    1.2.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính và nguyên nhân của khủng hoảng tài
    chính thế giới 2008 . 33
    1.2.2. Đặc điểm của khủng hoảng tài chính thế giới 2008 . 34
    1.2.3. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 2008 tới FDI
    1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI FDI 37
    1.3.1. Các yếu tố tác động chung 38
    1.3.2. Các yếu tố thúc đẩy chủ đầu tư tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài 41
    1.3.3. Các yếu tố có tác động đến việc thu hút FDI của nước tiếp nhận đầu tư
    . 44
    CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI DÒNG VỐN FDI VÀO CÁC
    NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN . 53
    2.1. THỰC TRẠNG FDI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG
    KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI 53
    2.1.1. FDI vào khu vực các nước đang phát triển châu Á 53
    2.1.2. FDI vào khu vực các nước đang phát triển Châu Phi 56
    2.1.3. FDI vào khu vực các nước đang phát triển Châu Mỹ La Tinh . 59
    2.1.4. FDI vào khu vực các nước có nền kinh tế chuyển đổi thuộc châu Âu 62
    iv
    2.2. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI FDI VÀO CÁC NƯỚC
    ĐANG PHÁT TRIỂN . 64
    2.2.1. Các yếu tố tác động chung 64
    2.2.2. Thực trạng một số yếu tố tác động liên quan đến việc thúc đẩy và thu hút
    FDI vào các nước đang phát triển 69
    2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YỂU TỐ TỚI FDI VÀO CÁC NƯỚC
    ĐANG PHÁT TRIỂN BẰNG MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG 87
    2.3.1. Cơ sở kinh tế của mô hình . 87
    2.3.2. Phương trình hồi quy và các biến số của mô hình 87
    2.3.3. Giới thiệu về cơ sở dữ liệu liên quan đến mô hình . 91
    2.3.4. Các giả thuyết đặt ra để kiểm định với mô hình . 92
    2.3.5. Kết quả hồi quy . 95
    2.3.6. Một số đánh giá rút ra từ mô hình định lượng . 102
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM NHẰM CẢI
    THIỆN VIỆC THU HÚT FDI TRONG THỜI GIAN TỚI . 106
    3.1. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DÒNG VỐN FDI
    VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI 106
    3.1.1. Một số đặc điểm liên quan đến dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay 106
    3.1.2. Triển vọng và thách thức đối với dòng vốn FDI vào các nước ĐPT 111
    3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
    3.2.1. Tổng quan về FDI vào Việt Nam 118
    3.2.2. Một số thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI
    . 122
    3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CỤ THỂ ĐỐI VỚI VIỆT NAM NHẰM CẢI THIỆN
    VIỆC THU HÚT FDI TRONG THỜI GIAN TỚI 129
    3.3.1. Các quan điểm về định hướng thu hút FDI vào Việt Nam tới năm 2030 129
    3.3.2. Một số khuyến nghị cụ thể đối với Việt Nam nhằm cải thiện việc thu hút FDI
    trong thời gian tới 132
    D. KẾT LUẬN 149
    Đ. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ KẾT QUẢ
    NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
    E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152
    G. PHỤ LỤC . 158


    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Những năm cuối của thế kỷ XX và thập kỷ đầu của thế kỷ XXI đi qua với những
    biến động đáng ghi nhận về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới các nước
    ĐPT. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các nước đang phát triển (ĐPT) gia tăng
    với một tốc độ trung bình trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước khoảng 23% mỗi năm cho
    đến khi có cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á năm 1997. Tỷ trọng đầu tư
    trực tiếp nước ngoài tới các nước ĐPT tăng 8%, từ 23% năm 2002 lên 31% năm 2003
    và năm 2004 đạt mức 36% tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới, là mức cao
    nhất kể từ năm 1997 và kể từ năm 2009 đạt mức 50% tổng số FDI trên toàn cầu (519,2
    tỉ USD). Năm 2011, FDI vào các nước ĐPT và các nền kinh tế chuyển đổi đạt mức 776
    tỷ đô la, chiếm 51% tổng giá trị FDI toàn cầu (WIR, 2012). Năm 2012, mặc dù FDI vào
    các nước có nền kinh tế chuyển đổi giảm 13% giá trị dòng vốn nhưng tổng giá trị dòng
    vốn này vào các nước ĐPT và các nước có nền kinh tế chuyển đổi vẫn đạt mức 761 tỉ
    USD (UNCTAD, 2013).
    Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng ngày càng
    thể hiện vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, dòng
    vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các nước trên thế giới chịu tác động của nhiều nhân
    tố như dân số, thu nhập quốc dân, trình độ học vấn, hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí
    tuệ Nghiên cứu về các nhân tố này là điều kiện để tìm ra được xu hướng vận động
    của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới đồng thời tìm ra các giải pháp để
    các nước nhận đầu tư có thể thu hút nhiều hơn luồng vốn này cho phát triển kinh tế.
    Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và
    phát triển kinh tế tại các nước nhận đầu tư, là một trong các yếu tố then chốt giúp cho
    các quốc gia ĐPT hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, không phải nguồn đầu
    tư trực tiếp nước ngoài nào trong thực tế cũng có thể sinh lợi và không phải quốc gia
    ĐPT nào cũng thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển
    kinh tế. Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động từ các yếu tố
    mang tính dài hạn như quy mô dân số, trình độ phát triển kinh tế, trình độ lao động nên
    thường được đánh giá cao hơn đầu tư gián tiếp cũng như có vai trò lớn hơn đối với sự
    tăng trưởng bền vững và dài hạn của các nền kinh tế. Việc xác định mức độ ảnh hưởng
    của các yếu tố tác động tới luồng vốn này trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy
    thoái kinh tế toàn cầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước tiếp nhận đầu tư, đặc
    biệt là các nước ĐPT trong đó có Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn
    2
    trong bối cảnh các nước ĐPT ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trên bản đồ kinh tế
    thế giới. Riêng đối với Việt Nam, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư gián tiếp không còn
    ổn định do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, nguồn vốn hỗ trợ phát triển
    chính thức có xu hướng giảm dần do Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình,
    nguồn vốn trong nước còn hạn chế, thì FDI càng trở thành là nguồn lực quan trọng cho
    mục tiêu phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, NCS đã chọn đề tài «Các
    yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong
    bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và các khuyến nghị cho
    Việt Nam» làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu của Luận án
    Trên cơ sở làm rõ các yếu tố tác động lên dòng vốn FDI vào các nước ĐPT và
    phân tích thực trạng các yếu tố tác động tới FDI vào các nước ĐPT trong bối cảnh
    khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, Luận án bổ sung vào lý luận về đầu
    tư nước ngoài, đặc biệt là lý luận về các yếu tố tác động tới dòng vốn và đề xuất các
    khuyến nghị cụ thể cho Việt Nam nói riêng nhằm hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt
    tích cực của các yếu tố tác động và cuối cùng nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn FDI
    trong những lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án
    Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước
    ngoài vào các nước ĐPT trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
    cầu. Các yếu tố tác động tới FDI này được chia thành các yếu tố chung, các yếu tố kinh
    tế và các yếu tố phi kinh tế.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án
     Về mặt nội dung: Luận án giới hạn ở việc nghiên cứu các yếu tố tác động tới
    đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước phát triển được chia thành các yếu tố
    tác động chung tới tất cả các nước ĐPT như bối cảnh khủng hoảng tài chính và
    suy thoái kinh tế, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và các yếu tố mang tính đặc
    trưng quốc gia (country specific) có tác động tới việc thúc đẩy FDI từ phía chủ
    đầu tư và thu hút FDI từ phía nước nhận đầu tư như quy mô thị trường, thu nhập
    bình quân đầu người, trình độ nguồn nhân lực, mức độ ổn định chính trị
     Về mặt không gian: Luận án tập trung phân tích các vấn đề thuộc đối tượng
    nghiên cứu tại các quốc gia ĐPT trên thế giới như các quốc gia ĐPT châu Phi,
    3
    châu Mỹ La tinh, châu Á thông qua các dữ liệu về các yếu tố tác động lên đầu
    tư nước ngoài, các dữ liệu về dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và tại
    các nước ĐPT trong những năm gần đây và dùng công cụ kinh tế lượng để đánh
    giá các kết luận mang tính lý thuyết.
     Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về thực trạng các yếu tố tác
    động đến FDI vào các nước ĐPT cũng như thực trạng dòng vốn này trong bối
    cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Để tập trung
    nghiên cứu các vấn đề của Luận án trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy
    thoái toàn cầu hiện nay, nghiên cứu sinh chọn mốc thời gian nghiên cứu từ năm
    1999, năm kết thúc giai đoạn khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á. Trên
    cơ sở đó nghiên cứu sinh tổng hợp số liệu trong mô hình kinh tế lượng của
    chương 2 trong giai đoạn 11 năm 1999-2010. Từ việc nghiên cứu lí luận và thực
    tiễn về các yếu tố tác động tới dòng vốn FDI vào các nước ĐPT, nghiên cứu
    sinh sẽ đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam nhằm tăng cường thu hút FDI
    trong bối cảnh hậu khủng hoảng và trên cơ sở trung hạn đến năm 2030.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Trước hết, trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu,
    nghiên cứu sinh làm rõ các vấn đề lí luận về đầu tư nước ngoài nói chung và về FDI nói
    riêng. Trên cơ sở hệ thống các cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu, tổng hợp tình hình
    nghiên cứu liên quan đến đối tượng nghiên cứu của Luận án, nghiên cứu sinh phân tích
    thực trạng của đối tượng nghiên cứu và cuối cùng rút ra các kết luận rồi so sánh, đối
    chiếu với các kết quả nghiên cứu trước đó.
    Thứ hai, Luận án làm rõ thực trạng các yếu tố kinh tế và phi kinh tế có tác động tới
    đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ĐPT cùng với các phân tích cụ thể về sự biến
    động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thế giới các nước ĐPT trong những
    năm đầu của thế kỷ XXI.
    Thứ ba, thông qua công cụ kinh tế lượng tác giả cũng muốn chỉ ra được mức độ
    ảnh hưởng của các yếu tố tác động này tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
    nước này thông qua một mô hình nghiên cứu độc lập với các dữ liệu thực tế. Đặc biệt,
    Luận án làm rõ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới
    đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ĐPT trong những năm gần đây. Ảnh
    hưởng này cũng được lượng hóa trong mô hình hồi qui được phân tích trong Luận án.
    Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố tác động lên dòng vốn đầu tư nước ngoài
    vào các quốc gia ĐPT trên thế giới trong đó có Việt Nam, Luận án đề xuất một số
    4
    khuyến nghị đối với Việt Nam (liên quan đến các yếu tố có ảnh hưởng tới việc thu hút
    dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) để tăng cường thu hút hiệu quả dòng vốn trong bối
    cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới với một tầm nhìn trung hạn đến năm 2030.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp luận nghiên cứu của Luận án là chủ nghĩa Mác – Lênin về duy vật
    biện chứng và duy vật lịch sử. Để hoàn thành Luận án, các phương pháp nghiên cứu
    tổng hợp dưới đây cũng được sử dụng như: phương pháp hệ thống hóa, phương pháp
    thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp toán học, phương pháp mô
    hình hóa, đồ thị hóa và đặc biệt là phương pháp hồi qui kinh tế lượng.
    Trong mối quan hệ với phương pháp nghiên cứu, để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
    trong Luận án, nghiên cứu sinh thu thập dữ liệu từ ba nguồn chủ yếu. Nguồn dữ liệu
    chính về dòng vốn FDI vào các nước ĐPT được thu thập từ các Báo cáo đầu tư thế giới
    của UNCTAD. Nguồn dữ liệu thứ hai được lấy từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới.
    Nguồn cơ sở dữ liệu này được phục vụ để chạy mô hình kinh tế lượng trong chương 2.
    Các dữ liệu liên quan đến dòng FDI đăng ký hằng năm, chỉ số kiểm soát tham nhũng, ổn
    định chính trị, GDP đầu người, quy mô dân số được lấy từ cơ sở dữ liệu thứ hai này.
    Ngoài ra, các số liệu về dòng vốn FDI qua các năm tại Việt Nam được thống kê từ cơ sở
    dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. Cơ sở dữ
    liệu của các biến số cụ thể được trình bày trong chương 2 của Luận án.
    6. Các đóng góp mới của Luận án
    Thứ nhất, Luận án góp phần hoàn thiện lí luận về các yếu tố tác động tới FDI cũng
    như sự phát triển của lí luận về các yếu tố tác động tới dòng vốn với hai dòng lý luận
    chính là các nghiên cứu kinh tế thuần túy và các nghiên cứu định lượng.
    Thứ hai, Luận án làm rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới dòng vốn
    FDI vào các nước ĐPT với cơ sở dữ liệu cập nhật hơn, đầy đủ hơn. Đồng thời Luận án
    đề cập đến ảnh hưởng của chính bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế
    giới hiện nay đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ĐPT.
    Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác
    động tới dòng vốn FDI vào các nước ĐPT trong đó có Việt Nam, Luận án đề xuất một
    số khuyến nghị cho các quốc gia này nhằm tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư nước
    ngoài trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài còn có thể được sử dụng để tham khảo trong việc
    hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện các chính sách của Nhà nước, góp phần hoàn
    5
    thiện các tài liệu, bài giảng về đầu tư nước ngoài hay kinh tế phát triển. Những kiến
    nghị của Luận án có thể là những gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách tại các nước
    ĐPT trong đó có Việt Nam.
    7. Bố cục của Luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án
    gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài
    vào các nước đang phát triển
    Chương 2: Tác động của các yếu tố tới FDI vào các nước đang phát triển trong bối
    cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới
    Chương 3: Một số khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm cải thiện việc thu hút FDI
    trong thời gian tới


    E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
    1. Lê Vân Anh, “Khủng hoảng tài chính - mô hình lý thuyết và những nguy cơ đối với
    Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia
    Hà nội, Kinh tế - Luật số 24 năm 2008.
    2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông cáo báo chí về tình hình thu hút FDI từ năm 2005 đến
    2011
    3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2005, Chiến lược thu hút FDI đến năm 2010 và tầm nhìn đến
    năm 2020.
    4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kỷ yếu Hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
    Nam, 3/2013
    5. Triệu Hồng Cẩm, “Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực
    tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí
    Minh, 2003.
    6. Nguyễn Chí Dũng, "Vận ðộng hành lang trong hoạt ðộng lập pháp các nýớc và xu
    hýớng ở Việt Nam”, Nghiên cứu lập pháp, số 83, tháng 9/2006
    7. Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, Nxb
    Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001.
    8. An Huy, “10 nước giàu tài nguyên nhất thế giới”, VnEconomy ngày 24/07/2012
    9. Phạm Huyền, “Phí bôi trơn ảnh hưởng nghiêm trọng tới FDI”, 16/03/2011, Diễn đàn
    kinh tế Việt Nam, vef.vn.
    10. Nguyễn Thị Ái Liên, “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước
    ngoài vào Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân 2011.
    11. Đỗ Hoàng Long, “Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp
    nước ngoài vào Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008.
    12. Vũ Chí Lộc, “Giáo trình đầu tư quốc tế”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội, 2012.
    13. Kiều Oanh, “Hai cách nhìn về nguyên nhân khủng hoảng”, Vneconomy ngày
    20/03/2009 (http://www.vneconomy.vn/2009031104477504P0C6/hai-cach-nhin-venguyen-nhan-khung-hoang.htm)
    14. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1998
    15. Lý Hoàng Phú,“Rào cản hành chính đối với FDI vào các nước đang phát triển: lý
    luận, thực tiễn và hàm ý chính sách”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 52/2012.
    16. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đầu tư năm 2005
    17. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Phòng chống tham nhũng
    Việt nam năm 2005
    153
    18. Trần Xuân Tùng, “So sánh môi trường đầu tư Việt Nam với một số nước Châu Á và
    một số giải pháp nhằm nâng cao sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài”,
    Luận văn Thạc sỹ, Đại học Ngoại Thương, 2003.
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
    19. Abed, G., and Davoodi, H. “Corruption, Structural Reforms and Economic
    Performance in the Transition Economies”, IMF Working Paper No. 132.
    Washington: International Monetary Fund, 2000.
    20. Akçay, S. “Is Corruption an Obstacle for Foreign Investors in Developing Countries?
    A Cross-Country Evidence”, Yapi Kredi Economic Review 12 (2): 27–34, 2001.
    21. Alan A. Bevan and Saul Estrin, “The Determinants of Foreign Direct Investment in
    Transition Economies”, CEPR Discussion Paper No. 2638, 2000
    22. Asiedu E. “On the Determinants of Foreign Direct Investment to Developing
    Countries: Is Africa Different?” World Development 30(1), 107-118, 2002.
    23. Asiedu, E., ‘The Determinants of Employment of Affiliates of US Multinational
    Enterprises n Africa” Development Policy Review, 22, 4, 371–9. 2004.
    24. Aziz, Jahangir, Francesco Caramazza and Ranil Salgado “Currency Crises: In Search
    of Common”, International Monetary Fund WP no 67/2000.
    25. Beirhanu Nega, “Foreign Direct Investment in Ethiopia”; In Alemayehu Geda(ed.)
    Economic Focus Vol. 2, no.3, 1999.
    26. Beirhanu Nega and Kibre Moges; “International Competitiveness and the Business
    Climate in Ethiopia”, Ethiopian Economic Association Working Paper No.1/2003.
    27. Boreistein, Eduardo, José de Gregorio e J.W. Lee - How does Foreign Direct
    Investment Affect Economic Growth? Working Paper n. 5057, NBER, Cambridge,
    MA, 1995.
    28. BP Statistical Review of World Energy, June 2012
    29. Buckley, P.J. and Casson, M.C. The Future of the Multinational Enterprise, Homes &
    Meier: London, 1976.
    30. Carey H. C., “Principles of Social Science”, J.B. Lippincott & Co., New York, 1858.
    31. Campos, Nauro F & Kinoshita, Yuko, 2003. "Why Does FDI Go Where it Goes?
    New Evidence from the Transitional Economies", CEPR Discussion Papers 3984,
    C.E.P.R. Discussion Papers.
    32. Caprio, Gerard Jr., “Banking on Crises: Expensive Lessons from Recent Financial
    Crises”, Washington, World Bank, 1998
    33. Dunning, John H, “The Theory of transnational corporations”, Routledge, 1993
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...