Thạc Sĩ Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường đại học kinh tế thành phố Hồ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    Danh mục các từ viết tắt . 7
    Danh mục các bảng 8
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị 9
    MỞ đẦU 11
    1. Lý do chọn đề tài 11
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 12
    3. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn 13
    4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài 13
    5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 14
    6. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 15

    Chương 1. TỔNG QUAN . 16
    1.1. Giới thiệu 16
    1.2. Khảo sát các tài liệu liên quan đến các yếu tố tác động đến KQHT 16
    1.3. Các nghiên cứu liên quan đến sự khác biệt trong KQHT 16
    1.4. Tóm tắt 19

    Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 20
    2.1. Giới thiệu 20
    2.2. Cơ sở lý thuyết 20
    2.2.1. Những mô hình xác định các yếu tố tác động đến KQHT 20
    2.2.2. Một số lý thuyết và giả thuyết 22
    2.2.3. Phát triển mô hình lý thuyết cơ bản của đề tài . 31
    2.3. Biến kiểm soát 32
    2.3.1. Yếu tố giới . 32
    2.3.2. Nơi cư trú 33
    2.3.3. Mô hình nghiên cứu với biến kiểm soát 34
    2.4. Tóm tắt 35

    Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
    3.1. Giới thiệu 37
    3.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 37
    3.2.1. Tổng thể 37
    3.2.2. Kích thước mẫu và cách thức chọn mẫu 37
    3.2.3 Mô tả mẫu 38
    3.2.4. Công cụ thu thập dữ liệu . 38
    3.2.5. Biến số độc lập 38
    3.2.6. Biến số phụ thuộc 38
    3.3. Qui trình nghiên cứu 39
    3.4. Thang đo 40
    3.4.1. Thang đo KQHT 40
    3.4.2. Thang đo kiên định học tập 40
    3.4.3. Thang đo động cơ học tập . 41
    3.4.4. Thang đo cạnh tranh học tập 41
    3.4.5. Thang đo phương pháp học tập 42
    3.4.6. Thang đo ấn tượng trường học . 42
    3.5. Tóm tắt 43
    Chương 4. PHÂN TÍCH MÔ TẢ VÀ đÁNH GIÁ THANG đO 44
    4.1. Giới thiệu 44
    4.2. Phân tích thống kê mô tả 44
    4.2.1. đặc điểm của tổng thể . 44
    4.2.2. Thống kê mô tả đặc điểm SV và KQHT của mẫu . 44
    4.2.2.1. động cơ học tập . 44
    4.2.2.2. Kiên định học tập 47
    4.2.2.3. Cạnh tranh học tập 49
    4.2.2.4. Ấn tượng trường học 52
    4.2.2.5. Phương pháp học tập 55
    4.2.2.6. Kết quả học tập 58
    4.3. đánh giá thang đo . 60
    4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA 61
    4.3.2. Hệ số tin cậy Cronbach alpha 63
    4.4. Mô tả cảm nhận của SV về đối tượng nghiên cứu 63
    4.5. Tóm Tắt . 64
    Chương 5. KIỂM đỊNH THANG đO VÀ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT . 65
    5.1. Giới thiệu 65
    5.2. Kiểm định thang đo bằng phân tích CFA và hệ số tin cậy tổng hợp 65
    5.3. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết bằng SEM 68
    5.3.1. Kiểm định mô hình lý thuyết 68
    5.3.2. Kiểm định giả thuyết . 69
    5.4. Kiểm định giả thuyết phụ về sự khác biệt 70
    5.4.1. Phương pháp kiểm định mô hình đa nhóm . 70
    5.4.2. Kiểm định giả thuyết phụ về sự khác biệt: nam và nữ 71
    5.4.3. Kiểm định giả thuyết phụ về sự khác biệt: SV thành phố và SV tỉnh 73
    5.5. Tóm tắt 75
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77
    1. Giới thiệu 77
    2. Kết quả nghiên cứu chính thức và ý nghĩa của chúng 77
    2.1. Kết quả đo lường 77
    2.2. Kết quả về mô hình lý thuyết . 78
    3. Kết luận . 82
    4. Khuyến nghị 84
    5. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 86
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
    PHỤ LỤC 91
    Phụ lục 1: Bảng hỏi, gợi ý phỏng vấn sâu 91
    Phụ lục 2: Danh sách các biến quan sát 94
    Phụ lục 3: Phân tích mô tả 96
    Phụ lục 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA . 111
    Phụ lục 5: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha 118
    Phụ lục 6: Kết quả phân tích CFA 120
    Phụ lục 7: Kết quả phân tích SEM 126
    Phụ lục 8: Kết quả phân tích đa nhóm 128

    MỞ đẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Trong kỉ nguyên kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế sâu sắc về tất cả các lĩnh
    vực, chất lượng đào tạo của trường đại học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết,
    quyết định sự thành bại của một quốc gia. Chất lượng đào tạo được phản ánh thông
    qua kết quả học tập của SV.
    Kết quả của nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới về các yếu tố tác
    động đến kết quả học tập của SV, ví dụ như nghiên cứu của Stinebrickner & ctg
    (2000, 2001a, 2001b) và nghiên cứu của Checchi & ctg (2000). Một số nghiên cứu
    tại Việt Nam như nghiên cứu của Huỳnh Quang Minh (2002), nghiên cứu khác của
    Nguyễn Thị Mai Trang & ctg (2008). Kết quả của các nghiên cứu cho thấy có mối
    quan hệ chặc chẽ giữa các yếu tố thuộc đặc điểm của SV và KQHT. Nhưng hiện
    nay, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa các khía cạnh tâm
    lý học tập của chính bản thân SV và KQHT, ví dụ như động cơ học tập, mức độ
    kiên định, cảm nhận của SV về giá trị của việc học tập,vv. Trong khi đó, nghiên cứu
    về mối quan hệ này sẽ giúp trường đại học hiểu biết rõ hơn về những vấn đề cơ bản
    trong tâm lý học tập của SV để từ đó có những kế hoạch kích thích cần thiết để làm
    tăng hiệu quả học tập của SV cũng như hiệu quả đào tạo của nhà trường.
    Trong những năm gần đây, một thực trạng đang xảy ra là hiện tượng SV bỏ
    học hay kết quả học tập ngày càng kém hơn. Nguyên nhân là SV phải đối diện trong
    môi trường học tập ở bậc đại học, môi trường đòi hỏi người học phải tự lực, sáng
    tạo và tích cực cùng với phương pháp học tập hiệu quả mà bản thân người học chưa
    sẵn sàng chuẩn bị cho mình tâm lý học tập cũng như kỹ năng học tập hiệu quả ở các
    bậc học trước đó. Bước vào ngưỡng cửa đại học không phải là điều dễ dàng, nhưng
    học làm sao cho có hiệu quả thì thật sự là vấn đề khó khăn đối với các bạn sinh
    viên. Do đó, SV cần phải chuẩn bị cho mình tâm lý học tập tốt với một phương
    pháp học tập hiệu quả thì kết quả học tập sẽ được nâng cao, nếu không thì mọi việc
    sẽ ngược lại và có chiều hướng ngày càng xấu hơn. Chính vì tầm quan trọng của các
    yếu tố thuộc bản thân SV trong việc nâng cao KQHT nên việc nghiên cứu tác động
    của các yếu tố này đến KQHT của SV là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện
    nay.
    Trường đại học Kinh tế TP.HCM, là một trường trọng điểm lớn nhất phía
    Nam, với qui mô gần 62.000 SV. Với thực trạng KQHT hiện nay của SV chỉ ở mức
    trung bình, trong đó, SV đánh giá thấp nhất việc ứng dụng kiến thức và kỹ năng đã
    học vào thực tiễn. điều đó cho thấy nhà trường chưa thật sự gắn chặt kiến thức và
    kĩ năng mà SV thu nhận được với những gì cuộc sống thực yêu cầu họ và kết quả là
    tạo ra nguồn nhân lực không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
    trong kỉ nguyên hội nhập kinh tế thế giới. Vì vậy, để góp phần nâng cao vị thế của
    trường như là một trường có bề dày kinh nghiệm, tiên phong, đổi mới và khả năng
    cung ứng cho nhà tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng thì việc nâng cao chất

    lượng đào tạo mà cụ thể là nâng cao KQHT của SV là yêu cầu cấp bách trong giai
    đoạn hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến KQHT của
    SV sẽ giúp cho nhà trường phát huy các yếu tố tích cực, quan trọng và hạn chế các
    yếu tố tiêu cực để góp phần nâng cao KQHT của SV từ đó nâng cao chất lượng đào
    tạo của nhà trường.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Trên thế giới có nhiều nghiên cứu xem xét KQHT ở bậc đại học. Tuy nhiên
    các nghiên cứu này được thực hiện tại các nước đã phát triển ở phương Tây, trong
    đó điều kiện sống và học tập khác rất nhiều so với nước ta. Hơn nữa chưa có nhiều
    nghiên cứu xem xét vai trò của đặc điểm SV với KQHT của SV tại trường đại học.
    Vì vậy, đề tài nghiên cứu này có mục tiêu xây dựng và kiểm định mô hình biểu diễn
    mối quan hệ giữa đặc điểm SV với KQHT của SV chính qui đang học tại đHKT.
    Cụ thể nghiên cứu này khám phá
    Tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm SV (bao gồm: động cơ học·
    tập, cạnh tranh học tập, kiên định học tập, ấn tượng trường học,
    phương pháp học tập) đến KQHT của SV;

    Sự khác biệt về các tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm SV và·
    KQHT giữa nhóm SV nam và nhóm SV nữ ; giữa nhóm SV thành phố
    và nhóm SV tỉnh.
    3. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho đHKT nắm bắt được vai trò quan
    trọng của đặc điểm SV để từ đó có những kế hoạch kích thích cần thiết để làm tăng
    hiệu quả học tập của SV cũng như hiệu quả đào tạo của nhà trường. Hơn nữa, kết
    quả nghiên cứu cũng giúp cho chính bản thân các SV hiểu được tầm quan trọng của
    các yếu tố trên để từ đó gia tăng KQHT của mình trong quá trình học tập tại trường.
    Kết quả mô hình đo lường góp phần giúp cán bộ nghiên cứu giáo dục bổ sung
    vào thang đo đánh giá chất lượng đào tạo của mình. Các thang đo đã kiểm định
    trong đề tài nghiên cứu này cũng góp phần làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo
    sử dụng, điều chỉnh và bổ sung để từng bước có được bộ thang đo có giá trị và độ
    tin cậy cao, giúp cho việc đánh giá chất lượng đào tạo bậc đại học.
    Kết quả của nghiên cứu cũng góp một phần làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp
    theo trong lĩnh vực này để có thể khám phá thêm những yếu tố cũng như tầm quan
    trọng của chúng trong việc làm tăng chất lượng đào tạo.
    4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Phạm vi của đề tài
    Nghiên cứu này chỉ thực hiện tại đHKT, đối tượng khảo sát là SV chính quy
    đang học tại trường. Biến phụ thuộc là KQHT được đo lường thông qua kiến thức
    và kỹ năng thu nhận được của các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại
    cương. Nhằm loại bỏ sự ảnh hưởng đến KQHT do khác nhau về chuyên ngành đào
    tạo và số năm học tập.
    Tác động của nhà trường (chương trình đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất,
    v.v .) không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. đề tài này chỉ đề cập đến tác
    động của đặc điểm SV (động cơ học tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập, ấn
    tượng trường học, phương pháp học tập) với KQHT.

    Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và
    nghiên cứu chính thức.
    Nghiên cứu sơ bộ thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua phương
    pháp phỏng vấn sâu với 12 SV bằng phương pháp phỏng vấn mặt - đối - mặt kết
    hợp với phát bảng hỏi thăm dò cho 30 SV để điều chỉnh cách sử dụng thuật ngữ
    thang đo.
    Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông
    qua phát bảng hỏi với kích thước mẫu 962 SV để đánh giá thang đo cũng như kiểm
    định lại mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình.
    Thang đo được kiểm định trước tiên bằng phương pháp phân tích nhân tố
    khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hệ số tin cậy Cronbach alpha. Các
    thang đo này được tiếp tục kiểm định thông qua phương pháp phân tích nhân tố
    khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis). Mô hình lý thuyết cơ bản được
    kiểm định thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation
    Modeling) và mô hình lý thuyết với biến kiểm soát được kiểm định bằng phương
    pháp phân tích cấu trúc đa nhóm (Multigroup Analysis).
    5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
    5.1. Câu hỏi nghiên cứu
    để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi
    nghiên cứu sau:
    Những yếu tố nào thuộc bản thân SV tác động đến KQHT của họ? Mức
    độ tác động của các yếu tố này?
    Có sự khác biệt về các tác động của các yếu tố thuộc bản thân SV và
    KQHT giữa nhóm SV nam và nhóm SV nữ?
    Có sự khác biệt về các tác động của các yếu tố thuộc bản thân SV và
    KQHT giữa nhóm SV thành phố và nhóm SV tỉnh?

    5.2. Giả thuyết nghiên cứu
    KQHT của SV bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó nhóm yếu tố thuộc về
    đặc điểm của SV (động cơ học tập, tính kiên định học tập, cạnh tranh học tập, ấn
    tượng về trường đại học và phương pháp học tập) đóng vai trò chủ đạo.
    6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    6.1. Khách thể nghiên cứu

    SV hệ chính quy đang học tại đHKT.
    6.2. đối tượng nghiên cứu
    Gồm các yếu tố: động cơ học tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập, ấn
    tượng trường học, phương pháp học tập và KQHT của SV chính quy đang học tại
    đHKT.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...