Tiểu Luận Các yếu tố phụ trong giải toán hính học THCS

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. 1.LÝ DO
    I.1.1. Cơ sở lí luận
    Trước sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tri thức khoa học, công nghệ thông tin như hiện nay, một xã hội thông tin đang hình thành và phát triển trong thời kỳ đổi mới như nước ta đã và đang đặt nền giáo dục và đào tạo trước những thời cơ, thách thức mới. Để hòa nhập tiến độ phát triển đó thì giáo dục và đào tạo luôn đảm nhận vai trò hết sức quan trọng trong việc “đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài” mà Đảng, Nhà nước đã đề ra, đó là “đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội”.
    Nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, con đường duy nhất là nâng cao chất lượng học tập của học sinh ngay từ nhà trường phổ thông. Là giáo viên ai cũng mong muốn học sinh của mình tiến bộ, lĩnh hội kiến thức dễ dàng, phát huy tư duy sáng tạo, rèn tính tự học, thì môn toán là môn học đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó.
    Việc học toán không phải chỉ là học như SGK, không chỉ làm những bài tập do Thầy, Cô ra mà phải nghiên cứu đào sâu suy nghĩ, tìm tòi vấn đề, tổng quát hoá vấn đề và rút ra được những điều gì bổ ích. Dạng toán hình học có vẽ thêm yếu tố phụ là một dạng toán rất quan trong chương trình hình học ở bậc THCS, đáp ứng yêu cầu này, là nền tảng, làm cơ sở để học sinh có tầm nhìn cao hơn trong việc phát hiện và tìm ra lời giải của bài toán. Tuy nhiên, vì lý do sư phạm và khả năng nhận thức của học sinh đại trà mà chương trình chỉ đề cập đến dạng toán hình học có vẽ thêm yếu tố phụ thông qua những bài tập mà yếu tố đường phụ vẽ thêm là đơn giản.
    Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh giải bài toán dạng toán hình học có vẽ thêm yếu tố phụ, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Để thực hiện tốt điều này, đòi hỏi giáo viên cần xây dựng cho học sinh những kĩ năng như quan sát, nhận xét, đánh giá bài toán, đặc biệt là kĩ năng giải toán, kĩ năng vận dụng bài toán, tuỳ theo từng đối tượng học sinh, mà ta xây dựng cách giải cho phù hợp trên cơ sở các phương pháp đã học và các cách giải khác, để giúp học sinh học tập tốt bộ môn.
    I.1.2. Cơ sở thực tiễn
    Năm học 2005- 2006 tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn toán 9 ( Trường THCS Triệu Phước) qua thực tế giảng dạy kết hợp với dự giờ các giáo viên trong và ngoài trường, đồng thời qua các đợt kiểm tra, các kì thi chất lượng bản thân tôi nhận thấy các em học sinh chưa có kỹ năng thành thạo khi làm các dạng bài tập như: Chứng minh rằng: Trong một tam giác, nếu có một đường cao và một đường trung tuyến xuất phát từ một đỉnh và chia góc tại đỉnh đó thành ba phần bằng nhau thì tam giác đó là tam giác vuông.
    Trong thực tế giảng dạy Toán ở trường THCS việc làm cho học sinh có kỹ năng giải các bài toán về Dạng toán hình học có vẽ thêm yếu tố phụ và các bài toán liên quan là công việc rất quan trọng và không thể thiếu được. Để làm được điều này thì người thầy phải cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về các phương pháp giải toán hình học có vẽ thêm yếu tố phụ.

    I.2. Mục đích.
    - Trang bị cho học sinh lớp 9 một cách có hệ thống các phương pháp dạng toán hình học có vẽ thêm yếu tố phụ, nhằm giúp cho học sinh có khả năng vận dụng tốt dạng toán này.
    I.3. Thời gian - địa điểm
    I.3.1. Thời gian
    Đề tài được nghiên cứu từ tháng 9 năm 2009 tới tháng 5 năm 2010
    I.3.2. Địa điểm
    Trường THCS Lao Bảo – Hướng Hóa – Quảng Trị
    I.3.3. Phạm vi
    I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
    “Các phương pháp giải toán hình học có vẽ thêm yếu tố phụ”
    I.3.3.2. Giới hạn địa bàn
    Trường THCS Lao Bảo – Hướng Hóa – Quảng Trị
    I.3.3.3. Giới hạn khách thể:
    Học sinh lớp 9
    I.4. Phương pháp nghiên cứu
    I.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    - Nghiên cứu các tài liệu, giáo trình về phương pháp dạy học Toán, các tài liệu có liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm.
    - Nghiên cứu và hệ thống các kiến thức cơ bản về vẽ đường phụ trong giải toán hình học ở bậc THCS. Cụ thể là các tài liệu rất thiết thực đối với học sinh phổ thông cơ sở như:
    + Sách giáo khoa lớp 6, 7, 8, 9
    + Sách giáo viên 7, 8, 9
    + Sách bồi dưỡng thường xuyên và các tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh
    I.4.2. Phương pháp chuyên gia
    Xin ý kiến các đồng nghiệp có kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm.
    I.4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
    Tổ chức thực nghiệp sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
    I.5. Đóng góp mới về mặt lí luận và thực tiễn
    - Về mặt lý luận: Rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng vẽ đường phụ trong giải toán hình học ở bậc THCS, tính cẩn thận chính xác, tính kiên trì cho học sinh. Giúp các em có hứng thú học tập, ham mê học Toán và phát huy năng lực sáng tạo khi gặp các dạng toán khó.
    - Về thực tiễn: Giúp học sinh nắm vững các phương pháp vẽ đường phụ trong giải toán hình học ở bậc THCS , phát hiện và vận dụng các phương pháp giải phù hợp với từng bài toán cụ thể ở các dạng khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...