Thạc Sĩ Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
    MỤC LỤC iv
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU . vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
    DANH MỤC HÌNH VẼ . viii
    CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU . 1
    1.1. Bối cảnh chính sách . 1
    1.2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu . 7
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu 7
    1.4. Cấu trúc luận văn . 7
    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 8
    2.1. Khái niệm . 8
    2.2. Cơ sở lý thuyết . 9
    2.3. Lược khảo các nghiên cứu trước 9
    2.3.1 Đặc tính của trẻ . 10
    2.3.2 Đặc tính của hộ gia đình . 10
    2.3.3 Đặc tính của cộng đồng 12
    2.3.4 Tương tác giữa hộ gia đình và cộng đồng 12
    2.3.5 Tính không đồng nhất của hộ gia đình và cộng đồng . 12
    2.4. Khung phân tích . 13
    2.5. Các nghiên cứu về trẻ em SDD có liên quan của Việt Nam 13
    CHƯƠNG 3. DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM 15
    3.1. Dữ liệu 15
    3.2. Phương pháp phân tích . 16
    3.3. Mô hình thực nghiệm . 18
    3.4. Các biến trong mô hình 20
    3.4.1 Biến phụ thuộc 21
    3.4.2 Biến độc lập . 21
    CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM VIỆT NAM 23
    4.1. Phân tích đơn biến 23
    4.2. Phân tích kết quả hồi quy đa biến 25
    CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 33
    5.1. Kết luận 33
    5.2. Gợi ý chính sách . 33
    5.3. Hướng phát triển 36
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 37
    PHỤ LỤC 43

    GIỚI THIỆU
    1.1. Bối cảnh chính sách

    Trẻ em suy dinh dưỡng (SDD) đã gây ra 11% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, tác động xấu
    đến tình trạng sức khỏe về lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ và tác động đến sự
    phát triển chung của quốc gia, khu vực và thế giới (WHO, 2010).
    Tỷ lệ trẻ em SDD tuy đã có chiều hướng giảm trong những năm gần đây nhưng nhìn
    chung vẫn còn là vấn đề thách thức và đáng được quan tâm trên thế giới, đặc biệt ở các quốc
    gia đang phát triển. Để đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ, giảm tỷ lệ trẻ em SDD là đòi hỏi
    cấp bách.
    SDD thể thấp còi được coi là chỉ tiêu phản ánh trung thực nhất sự phát triển nói chung ở
    trẻ em. Tổ chức Y tế thế giới khẳng định rằng việc mắc các bệnh nhiễm khuẩn và điều kiện
    nuôi dưỡng kém là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến SDD thể thấp còi ở trẻ em. Hàng
    năm, thế giới có khoảng 186 triệu trẻ em bị SDD thể thấp còi và khoảng 20 triệu trẻ có nguy
    cơ dẫn đến SDD cấp (WHO, 2010). Cũng theo báo cáo này, 90% trẻ em SDD thể thấp còi
    phân bố ở 36 quốc gia và đa số các em đều dưới 5 tuổi.
    Theo báo cáo điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2006 của UNICEF
    (UNICEF, 2006), SDD có liên quan đến hơn một nửa trường hợp tử vong trẻ em trên toàn thế
    giới. Trẻ em bị SDD thường tử vong vì những bệnh thường gặp hơn những trẻ bình thường và
    nếu còn sống sót thì thường bị ốm đau triền miên và chậm phát triển. Ba phần tư trẻ em tử
    vong vì các lý do có liên quan đến SDD ở mức độ vừa hoặc nhẹ.
    Theo mô hình chu kỳ dinh dưỡng – vòng đời của tiểu ban dinh dưỡng Liên hợp quốc
    (SCN, 2000), trẻ em thấp còi sau này lớn lên sẽ có chiều cao thấp. Bé gái bị SDD thể thấp còi
    khi lớn lên sẽ trở thành phụ nữ thấp còi và khi sinh con thì nguy cơ con bị SDD thể thấp còi là
    rất cao. Theo TS Lê Thị Hợp, Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia và các đồng nghiệp năm
    2010:
    “Cho đến nay, cơ chế bệnh sinh của suy dinh dưỡng thấp còi chưa được sáng tỏ nhưng
    người ta đã thống nhất cả các yếu tố di truyền và các yếu tố ngoại cảnh đều có vai trò
    quan trọng trong sự phát triển chiều cao. Yếu tố di truyền qui định tiềm năng cho sự
    phát triển, nhưng nếu các yếu tố ngoại cảnh trong đó quan trọng nhất là dinh dưỡng
    không thỏa mãn thì sẽ không đạt đến mức phát triển chiều cao theo tiềm năng quy định.
    Để góp phần xác định nhóm ưu tiên cho can thiệp dinh dưỡng ở cộng đồng, việc theo
    dõi tiến triển và mức thay đổi cụ thể của tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi là một
    công việc cần thiết, cho phép đánh giá tình hình, từ đó phục vụ cho các chiến lược can
    thiệp cộng đồng đạt được hiệu quả tốt. Đồng thời, tìm hiểu và phân tích các yếu tố
    nguy cơ của suy dinh dưỡng thấp còi (bao gồm các yếu tố về kinh tế, xã hội ) sẽ
    cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ chiến lược can thiệp phòng chống suy dinh
    dưỡng và đặc biệt là góp phần nâng cao thể trạng về chiều cao cho trẻ em nước ta”.
    Các nghiên cứu ở Việt Nam về SDD trẻ em tương đối nhiều, nhưng đa phần chỉ tập
    trung vào khía cạnh dinh dưỡng học và dịch tễ học. Số lượng nghiên cứu về nhân trắc học và
    các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến SDD trẻ em còn khá khiêm tốn và chưa đầy đủ.
    Mặc dù được UNICEF đánh giá là một trong những nước có tốc độ giảm SDD nhanh
    nhất trên thế giới nhưng Việt Nam vẫn còn nằm trong số những nước có tỷ lệ trẻ em SDD
    dưới 5 tuổi cao, dao động theo vùng địa lý và kinh tế. SDD đã làm giảm 5% GDP hàng năm ở
    nước ta (Nguyễn Công Khẩn, 2010). Theo thống kê của UNICEF (2009) và World Bank
    (2011), tình trạng SDD trẻ em của Việt Nam so với các nước trong khu vực giai đoạn 2000–
    2007 được mô tả trong hình 1.2, 1.3, 1.4.
    Togo và Ghana thua kém chúng ta về thu nhập bình quân đầu người nhưng họ đã kiểm
    soát tỷ lệ SDD thể thấp còi ở mức thấp hơn chúng ta rất nhiều (Togo: 24%, Ghana: 22%, Việt
    Nam: 36%). Và nếu so với các nước đang phát triển gần chúng ta nhất như Thái Lan (12%) và
    Trung Quốc (5%) thì Việt Nam còn kém xa (hình 1.2). Điều này phần nào lý giải vì sao hàng
    chục năm qua, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam ít được cải thiện. Bên cạnh đó,
    tỷ lệ trẻ em SDD thể nhẹ cân của Việt Nam trong những năm qua đã giảm (trung bình còn ở
    mức 20%), vượt qua các nước nghèo như Nepal (45%), Campuchia (36%) và Togo (26%),
    nhưng đích đến vẫn còn xa nếu so với Trung Quốc (7%) và Thái Lan (9%) (hình 1.3).
    Tỷ lệ SDD thể còi cọc bình quân giai đoạn 2000-2007 là khoảng 8% (hình 1.4). So với
    các nước trong khu vực thì Việt Nam đang kiểm soát tỷ lệ này khá tốt. Tuy nhiên, cần hướng
    đến con số mà các nước đang phát triển như Thái Lan đã đạt được (4%), thấp hơn chúng ta
    50%.
    Thống kê trên cho thấy tình trạng SDD trẻ em Việt Nam còn đáng lo ngại, đặc biệt là SDD thể
    thấp còi và SDD thể nhẹ cân.
    Kết quả của việc thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010
    (Chính Phủ, 2001)
    Qua 10 năm thực hiện chiến lược, ý thức của các cấp chính quyền về tầm quan trọng của
    dinh dưỡng đã chuyển biến rõ rệt. Giảm tỷ lệ trẻ SDD đã được coi là một trong những mục
    tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Phong trào tuyên truyền, vận động về ý thức chăm lo
    sức khỏe dinh dưỡng đã lan rộng ra các vùng miền. Đã có nhiều nghị định và quyết định được
    đưa ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2010, đa số tập
    trung vào công tác chăm lo sức khỏe trẻ em như: chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe
    sinh sản, nghị định về sản xuất và cung ứng muối iốt cho người dân, chương trình mục tiêu về
    vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng trẻ em cũng như
    nhiều văn bản liên quan khác. Bên cạnh nỗ lực của nhà nước trong việc thực hiện chiến lược
    dinh dưỡng quốc gia còn có sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế như UNICEF, ADB, FAO,
    WHO,
    Tuy chiến lược khá hoàn chỉnh nhưng việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả. Cụ thể, tỷ lệ
    trẻ em SDD thể thấp còi có giảm nhưng vẫn chưa ổn định: từ 34,8% năm 2001 xuống còn
    29,6% năm 2005 và tăng đột biến lên 35,2% năm 2006 rồi giảm nhẹ về 29,3% năm 2010 (hình
    3.4). Tỷ lệ trẻ em SDD thể nhẹ cân có giảm, tuy đã đạt được chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn còn cao
    so với khu vực: từ 31,9% năm 2001 xuống 17,5% năm 2010, trung bình mỗi năm giảm 1,5%
    (hình 3.4). Việt Nam vẫn còn nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ SDD thể thấp còi cao trên
    phạm vi toàn cầu (Bộ Y Tế, 2011).
    Kết quả đạt được từ chiến lược dinh dưỡng quốc gia 2001-2010 còn hạn chế là do nhiều
    nguyên nhân. Theo báo cáo trên, ngân sách nhà nước dành cho chương trình dinh dưỡng còn
    hạn chế, các tổ chức nước ngoài giảm viện trợ, mạng lưới triển khai chương trình còn thiếu
    đồng bộ, thiếu nguồn nhân lực,
    Vậy những nguyên nhân trên có phải là nguyên nhân chính không? Tại sao trong chiến
    lược dinh dưỡng quốc gia không nêu ra những nguyên nhân cụ thể của tình trạng SDD trẻ em
    mà chỉ nêu ra những hành động chung chung? Rõ ràng chính sách chưa xuất phát từ những
    nghiên cứu chuyên sâu và cụ thể về nguyên nhân gốc rễ của tình trạng SDD trẻ em Việt Nam.
    Vì thế khi thực hiện sẽ không tránh khỏi túng túng và có thể gây lãng phí, không hiệu quả.
    Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 (Bộ Y Tế, 2011)
    Đầu tư cho dinh dưỡng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ
    công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chiến lược dinh dưỡng quốc gia là một bộ
    phận không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm giải quyết kịp thời
    những vấn đề dinh dưỡng mới phát sinh cũng như tiếp tục cải thiện và nâng cao tình trạng sức
    khỏe của người dân, đặc biệt là tập trung vào phụ nữ và trẻ em, nhằm nâng cao tầm vóc, thể
    lực và trí lực cho người dân Việt Nam trong tương lai, góp phần vào tăng trưởng GDP hàng
    năm.
    Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng của Bộ Y tế giai đoạn 2011-2020 là đẩy mạnh giảm
    SDD trẻ em, đặc biệt thể thấp còi, nhằm nâng cao tầm vóc và thể lực người dân Việt Nam. Cụ
    thể là giảm tỷ lệ SDD thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc xuống dưới 26% (năm
    2015) và dưới 23% (năm 2020); giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn
    quốc xuống 15% (năm 2015) và dưới 12% (năm 2020).
    Do vậy, việc đòi hỏi có những nghiên cứu chi tiết các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến
    SDD trẻ em là thực sự cần thiết bên cạnh những nghiên cứu thiên về dinh dưỡng học.
    1.2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
    Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội đến tình trạng
    SDD trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi. Từ đó có những đề xuất chính sách can thiệp phù hợp
    nhằm giảm thiểu tình trạng SDD trẻ em bên cạnh các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể
    là: 1) xác định khung phân tích và mô hình thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến SDD trẻ
    em, 2) xác định các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tình trạng trẻ em SDD của Việt Nam
    sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình quốc gia và bộ số liệu nhân trắc học của
    UNICEF năm 2006, 3) Gợi ý chính sách can thiệp nhằm cải thiện tình trạng SDD cho trẻ.
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu
    Đề tài tập trung tìm hiểu những yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến SDD trẻ em Việt
    Nam. Để cụ thể hơn, ta đặt ra những câu hỏi như sau:
    ã Những đặc tính nào của trẻ ảnh hưởng đến SDD trẻ em?
    ã Những yếu tố nào ở hộ gia đình ảnh hưởng đến SDD trẻ em?
    ã Những yếu tố nào trong cộng đồng ảnh hưởng đến SDD trẻ em?
    Cuối cùng, cần có những chính sách gì để giảm thiểu tình trạng SDD này?
    1.4. Cấu trúc luận văn
    Đề tài gồm 5 chương. Chương 1 giới thiệu bối cảnh chính sách, phạm vi, nội dung
    nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết, lược khảo các nghiên
    cứu trước, và khung phân tích của đề tài. Chương 3 mô tả dữ liệu định lượng, phương pháp
    phân tích, mô hình thực nghiệm và các biến trong mô hình. Chương 4 trình bày các kết quả
    phân tích định lượng. Chương 5 kết luận và gợi ý chính sách.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...