Báo Cáo Các yếu tố kinh tế và thể chế ảnh hưởng đến xác suất gây ra khủng hoảng tiền tệ tại các nền kinh tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm lược

    Khủng hỏang tài chính Mỹ phát sinh giai đọan 2008-2009 đã dẫn đến một tất yếu cho các học giả nhìn lại các lý thuyết khủng hỏang tiền tệ hình thành từ trước đến nay nhằm tìm ra các yếu tố căn bản có khẳ năng dẫn đến khủng hỏang để từ đó có khẳ năng đưa ra những cảnh báo cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam trong quá trình ổn định vĩ môphát triển kinh tế. Ngòai ra, việc điều chỉnh tỉ giá hối đóai của ngân hàng Nhà Nuớc vào cuối năm 2009, mặc dù là chủ động và đúng lộ trình theo đánh giá của ngân hàng Thế Giới và Quĩ Tiền Tệ quốc tế nhưng cũng tạo ra một sự cần thiết tìm ra những yếu tố ngăn ngừa sự xảy ra của khủng hỏang tiền tệ tại Việt Nam. Các lý thuyết khủng hỏang tài chính tiền tệ gợi ý rằng các nhóm biến thuộc kinh tế và thể chế (institutions) có thể được sử dụng trong các mô hình cảnh báo sớm để dự đóan khủng hỏang tiền tệ và từ đó hướng đến các chính sách ngăn ngừa khủng hỏang căn cứu vào hiện trạng của những chỉ báo kinh tế và thể chế.
    Nghiên cứu này tích hợp 6 yếu tố (biến) kinh tế từ mô hình Berg và Pattillo (1999b) từ IMF (BP) và 6 yếu tố thể chế từ Worldwide Governance Indicators (Kaumann và cộng sự., 2008). Sáu biến kinh tế bao gồm Định giá nội tệ vượt quá tỷ giá thực (overvalued), suy giảm dự trữ ngọai hối, suy giảm xuất khẩu, thâm hụt tài khỏan vãng lai, tỷ lệ nợ ngắn hạn nước ngòai/dự trữ ngọai hối và Tăng trưởng tín dụng nội địa. Sáu biến thể chế bao gồm Trách nhiệm thể chế, Ổn định chính trị, Chính phủ hiệu quả, Chất lượng chính sách phát triển kinh tế tư nhân, Luật lệ, Kiểm sóat tham nhũng. Hai nhóm biến kinh tế và thể chế được tích hợp trong Mô hình cảnh báo khủng hỏang sớm vào mô hình logit đơn giản với dữ liệu của 15 nền kinh tế mới nổi trong giai đọan 1996-2005. Phát hiện mới của nghiên cứu này là việc nâng cao Trách nhiệm thể chế có tác động (ý nghĩa về mặt thống kê) trong việc giảm xác suất khủng hỏang tiền tệ. Ngòai ra, biến “Chất lượng chính sách phát triển kinh tế tư nhân” cũng có tác động tương tự trong việc giảm xác suất khủng hỏang tiền tệ với một mức độ thấp hơn. Nghiên cứu này cũng tái khẳng định Tăng trưởng tín dụng nội địa, Suy giảm xuất khẩu và Thâm hụt tài khỏan vãng lai kéo dài sẽ làm tăng xác suất gây ra


    khủng hỏang tiền tệ. Sau cùng thì nhóm nghiên cứ sẽ đưa ra một số gợi ý chính sách ổn định vĩ mô với mục tiêu nâng cao chất lượng các biến kinh tế và thể chế nhằm giảm thiểu xác suất xảy ra khủng hỏang tại Việt Nam trong tương lai.


    Phần 1 Giới thiệu

    Trên con đường phát triển, các nền kinh tế mới nổi phải trả giá rất đắt cho các cuộc khủng hỏang tiền tệ (KHTT). KHTT có thể dẫn đến khủng hỏang ngân hàng, giảm GDP, thất nghiệp cao và mất đà ổn định trong phát triển kinh tế. Bằng chứng điển hình khủng hỏang tài chính tiền tệ Châu Á 1997-98 Thái Lan mất 10,5% GDP, Indonesia mất 13,1% và Malaysia mất 7,4%. Việt Nam có thể dễ gặp phải khủng hỏang tiền tệ và cũng là một nền kinh tế mới nổi. Hiểu nguyên nhân gây ra khủng hỏang tiền tệ ở các nền kinh tế mới nổi khác trong những năm gần đây có thể là một tham khảo tốt cho những nghiên cứu sâu hơn về những gì VN nên làm để tránh KHTT trong tương lai. Bài viết này nhằm trả lời hai câu hỏi sau:
    1. Những yếu tố chính yếu nào đã gây ra KHTT trong các nền kinh tế mới nổi trong giai

    đọan 1996-2005 theo cách tiếp cận Mô hình cảnh báo sớm?

    2. Những gợi ý chính sách nào để giúp ngăn ngừa KHTT tại Việt Nam trong quá trình phát triển cho hai nhóm biến kinh tế và thể chế?
    Sau phần giới thiệu, bài viết sẽ trình bày 5 phần tiếp theo Phần 2 tóm lược các lý thuyết KHTT, phần 3 giới thiệu phương pháp nghiên cứu cho Mô hình cảm báo sớm (EWS). Phần 4 trình bày kết quả nghiên cứu. Phần 5 trình bày gợi ý chính sách phòng ngừa KHTT tại Việt Nam.
     
Đang tải...