Tài liệu Các yếu tố gia tăng lạm phát năm 2010

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Năm 2008, nền kinh tế gặp khó khăn với những diễn biến phức tạp của chỉ số giá
    tiêu dùng. Tính đến cuối tháng 12 năm 2008, CPI đã tăng ở mức 2 con số, trên 20% so
    với cùng kỳ năm trước. Khi lạm phát tạm thời được kiểm soát nhưng nguy cơ bùng
    phát trở lại vẫn còn rình rập thì nền kinh tế lại chịu tác động suy thoái của cuộc
    khủng hoảng tài chính thế giới. Các biện pháp chính sách thắt chặt trước đây nhằm
    kiềm chế lạm phát được thực hiện nới lỏng một cách thận trọng nhằm kích thích
    tăng trưởng kinh tế chống lại tác động của cuộc khủng hoảng nhưng vẫn đảm bảo
    lạm phát ở mức một con số. Có thể nói với tăng trưởng GDP 5,32 % và chỉ số lạm
    phát 6,88% năm 2009 nền kinh tế đã đạt được những mục tiêu đặt ra. Nhưng những
    bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn còn đó và lạm phát là một trong những vấn
    đề cần phải bàn tới khi mà năm 2010 này, sau một thời gian thi hành các chính sách
    nới lỏng, các yếu tố lạm phát không chỉ còn là nguy cơ tiềm ẩn mà bắt đầu có ảnh hưởng.
    Những vấn đề chung về lạm phát
    Lạm phát được hiểu một cách chung nhất là sự mất giá tương đối lâu dài và liên tục
    của tiền giấy so với hàng hóa, ngoại tệ, vàng. Biểu hiện của nó là sự tăng giá liên tục
    lâu dài của mức giá chung. Theo Milton Friedman “lạm phát luôn luôn và ở đâu cũng là
    hiện tượng tiền tệ” nhưng các nguyên nhân gây ra các mức lạm phát thì rất đa dạng.
    Sự gia tăng mức giá có thể bắt đầu từ các nguyên nhân do các nhân tố “cầu kéo”
    và/hoặc nhân tố “phí đẩy”. Trong mỗi trường hợp cụ thể các nhân tố có tác động ở
    mức độ khác nhau đến mức giá chung, song sự gia tăng mức giá bắt đầu từ các nhân
    tố trên nếu không có sự hỗ trợ bởi các chính sách nhà nước làm tăng cung tiền bằng
    việc thực hiện chính sách tài khoá ( CSTK) , chính sách tiền tệ (CSTT) nới lỏng, như
    tăng chi tiêu chính phủ bằng nguồn phát hành, giảm thuế, mở rộng đầu tư quá mức,
    tín dụng tăng trưởng nóng thì mức tăng giá chỉ trong ngắn hạn sẽ không gây ra lạm
    phát. Chính vì vậy, các nhà kinh tế học kinh điển đều nhất trí rằng, nguyên nhân sâu
    xa của lạm phát là sự tăng trưởng tiền tệ ở mức cao, nhất là bù đắp thâm hụt ngân
    sách bằng tiền phát hành. Ngoài ra, về mặt thực nghiệm, cùng với các nhân tố tác
    động như trên, nhiều nghiên cứu về sự gia tăng lạm phát ở các nước đã khẳng định,
    tăng trưởng kinh tế nóng, một chính sách tỷ giá không hợp lý, sự thiếu tin tưởng của
    các nhà đầu tư vào cơ quan quản lý và kỳ vọng lạm phát cũng là nguyên nhân gây ra
    lạm phát. Trong đó, lạm phát kỳ vọng có thể tạo ra lạm phát thực tế, mà có thể xem
    như là “lạm phát dai dẳng”. Đây là loại lạm phát mà có thể không giảm nhanh chóng
    thậm chí khi các yếu tố gây lạm phát ban đầu đã biến mất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...