Luận Văn Các yếu tố cơ bản trong quá trình giáo dục hiện đại và vấn đề đổi mới dạy học ở việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MụC LụC
    Trang
    Mở đầu . 5
    PHầN THứ NHấT: các yếu tố cơ bản
    trong quá trình giáo dục HIệN ĐạI . 15
    CHƯƠNG 1: Đặc trưng của các yếu tố cơ bản
    trong quá trình giáo dục 17
    1.1. Mục tiêu giáo dục 17
    1.2. Nội dung chuyên môn . 25
    1.3. Phương pháp và tổ chức 36
    1.4. Đánh giá 68
    CHƯƠNG 2: MốI QUAN Hệ GIữA CáC YếU Tố
    CƠ BảN VớI NHAU . 88
    2.1. Quan hệ giữa Mục tiêu với Nội dung 88
    2.2.Quan hệ giữa Mục tiêu với Phương pháp và tổ chức . 96
    2.3.Quan hệ giữa Nội dung với Phương pháp và tổ chức 103
    2.4.Quan hệ giữa Đánh giá với các yếu tố cơ bản khác . 113
    2.5.Nhận định chung 126
    PHầN THứ HAI: Đổi mới dạy học theo các yếu tố cơ bản 128
    CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRìNH HọC ở NHà TRường
    trung học việt nam : từ cảI cách đến đổi mới . 129
    3.1. Từ cuộc Cải cách Giáo dục lần thứ ba đến
    cuộc Đổi mới Giáo dục cuối thế kỷ XX . 129
    3.2. Chương trình Giáo dục Phổ thông của cuộc
    CCGD và cuộc đổi mới cuối thể kỷ XX 137
    3.3. Cuộc Đổi mới Chương trình Giáo dục Phổ thông
    3
    đầu thế kỷ XXI 160
    CHƯƠNG 4: DạY HọC MộT Bộ MÔN: THựC TRạNG
    Và đổi mới 186
    4.1. Chương trình bộ môn Lịch sử CCGD 187
    4.2.Dạy học theo Chương trình CCGD . 201
    4.3.Hiệu lực của Chương trình CCGD qua các công trình
    đánh giá trong nhà trường 228
    4.4. Đổi mới dạy học bộ môn . 245
    KếT LUậN 258
    TàI LIệU THAM KHảO . 267
    4
    Mở đầu
    1. Sự nghiệp giáo dục Việt Nam đang ở trong quá trình đổi mới một cách
    căn bản và toàn diện. Đường lối đổi mới giáo dục đã được Đảng Cộng sản Việt
    Nam vạch rõ qua các Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ VII (1991), lần thứ
    VIII (1996), và lần thứ IX (2001). Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê
    duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010” với 7 nhóm giải pháp lớn
    mà 3 nhóm đầu nhằm thực hiện đổi mới: 1) Đổi mới mục tiêu, nội dung
    chương trình giáo dục; 2) Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp
    giáo dục; 3) Đổi mới quản lý giáo dục. Phương hướng đổi mới giáo dục là “Đổi
    mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu
    vực và thế giới; đồng thời thích ứng với các nhu cầu nguồn nhân lực cho các
    lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước .” [11]. Như vậy, thực chất của đổi mới
    giáo dục là áp dụng những thành tựu của khoa học giáo dục tiên tiến trên thế
    giới vào thực tiễn Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
    nước ta tiến kịp với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
    Đường lối chiến lược đề ra là đúng đắn, nhưng việc thực hiện đổi mới
    trong thực tiễn lại không hề dễ dàng. Các cấp có trách nhiệm đã phê phán
    chương trình giáo dục hiện hành ở nhà trường là nặng tính hàn lâm, kinh viện,
    nặng về thi cử, chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng
    nghiệp; chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn kinh tế xã hội cũng như
    nhu cầu của người học . Người ta nhận xét nội dung giáo dục vừa thừa vừa
    thiếu và nhìn chung quá tải đối với học sinh. Người ta nói phương pháp giáo
    dục hiện nay nặng về truyền thụ một chiều, không khơi dậy được khả năng tư
    duy sáng tạo của học sinh . Những sự phê phán đó được cảm nhận là đúng,
    nhưng rất trừu tượng. Không ai biết được những sự phê phán đó dựa trên cơ sở
    nào: phân biệt tính hàn lâm và tính thực tiễn bằng tiêu chuẩn nào? Đâu là tiêu
    chí để xác định một nội dung thừa hay thiếu trong chương trình? . Do đó, các
    5
    nhà giáo dục sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thiết kế chương trình mới để khắc
    phục những nhược điểm và thiếu sót đã được phê phán của chương trình hiện
    hành, nhất là khi đi sâu vào từng môn học, từng khoá trình hay từng bài học cụ
    thể.
    Những vấn đề vướng mắc khi phê phán chương trình hiện hành cũng như
    thiết kế chương trình mới đều có chung một nguồn gốc: cơ sở khoa học chưa
    đầy đủ. Chính chuyên đề này sẽ trình bày một nguyên lý trọng yếu của Khoa
    học giáo dục hiện đại trên thế giới, để đưa vào áp dụng tại Việt Nam nhằm giải
    quyết vấn đề đổi mới dạy học trong nhà trường một cách đúng đắn và có hiệu
    quả tốt.
    Khoa học giáo dục hiện đại đã thừa nhận trong quá trình giáo dục có 4 yếu
    tố cơ bản là mục tiêu, nội dung, phương pháp - tổ chức và đánh giá. Các yếu tố
    này cùng mối quan hệ giữa chúng với nhau là trọng tâm nghiên cứu của khoa
    học giáo dục nói chung, đồng thời là những chủ đề xuyên suốt các bộ môn
    thuộc khoa học này, như Phát triển Chương trình học (Curriculum
    Development), Đo lường và Đánh giá (Measurement and Evaluation), Phương
    pháp Dạy học (Methods for Teaching) . Có thể nói rằng việc xác định đúng
    hay không các yếu tố này, với sự xem xét đầy đủ hay thiếu sót các mối quan hệ
    giữa chúng với nhau sẽ quyết định sự thành bại của một chương trình giáo dục
    cũng như của quá trình dạy học trong mỗi cấp lớp, mỗi bộ môn, mỗi khoá
    trình, thậm chí mỗi bài học ở nhà trường. Do đó, việc xác định đúng và đủ các
    yếu tố này cùng mối quan hệ giữa chúng với nhau là bước đầu tiên, cơ bản và
    quan trọng nhất để đảm bảo cho thành công của sự đổi mới một quá trình giáo
    dục, một chương trình dạy học ở một cấp lớp, một bộ môn, một khoá trình
    hoặc một bài học.
    Như vậy, việc đưa lý luận của khoa học giáo dục hiện đại về các yếu tố cơ
    bản trong quá trình giáo dục và mối quan hệ giữa chúng với nhau vào Việt
    6
    Nam, với sự bổ sung và cụ thể hoá bằng lý thuyết và thực hành của các bộ môn
    thuộc khoa học giáo dục hiện đại để áp dụng vào việc đổi mới dạy học ở nước
    ta, đã cho thấy ý nghĩa quan trọng của chuyên đề. Từ những đặc trưng của các
    yếu tố cơ bản và mối quan hệ giữa chúng với nhau, người ta có thể rút ra được
    những nguyên tắc chung để xem xét, đánh giá hoặc thiết kế các bài học, các
    khoá trình, các chương trình học hay quá trình giáo dục khác ở mọi cấp độ. Với
    những quá trình giáo dục được thiết kế và đánh giá đúng với nguyên lý khoa
    học hiện đại, việc đổi mới dạy học sẽ được thực hiện một cách đúng đắn và
    vững chắc.
    2. Hệ thống các tri thức liên quan đến vấn đề được trình bày trong chuyên
    đề này đã có một lịch sử lâu dài, nếu xem xét từ khi các yếu tố cơ bản của quá
    trình giáo dục hiện đại được bắt đầu nghiên cứu.
    Nhà giáo dục danh tiếng Ralph W.Tyler của Hoa kỳ là người đầu tiên đã
    xác định đúng đắn các yếu tố cơ bản của quá trình giáo dục qua công trình
    nghiên cứu “Những nguyên lý cơ bản của Chương trình học và Giảng dạy” do
    nhà xuất bản Đại học Chicago xuất bản năm 1950. Trong công trình này, ông
    đã nêu lên 4 câu hỏi chủ yếu mà bất cứ một quá trình giáo dục nào cũng phải
    giải đáp:
    1) Nhà trường phải tìm kiếm để đạt được những mục đích giáo dục
    gì?
    2) Những trải nghiệm giáo dục* nào có thể được cung cấp nhằm đạt
    được những mục đích đó?
    3) Những trải nghiệm giáo dục này có thể tổ chức như thế nào để đạt
    hiệu quả?
    4) Chúng ta có thể xác định như thế nào để biết các mục đích này đã
    đạt được? [134,tr.1-2].
    7
    * Thuật ngữ “Trải nghiệm giáo dục” (Educational Experience) ở
    đây được
    hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả các kinh nghiệm, kiến thức
    và kỹ năng đã
    được trải nghiệm và tích lũy trong giáo dục (L.V.Q)
    Lời giải đáp cho câu hỏi này chính là 4 yếu tố cơ bản của quá trình giáo
    dục: Mục tiêu (Objective), Nội dung chuyên môn (Subject Matter), Phương
    pháp và Tổ chức (Method and organization) và Đánh giá (Evaluation). Phân
    tích mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố này với nhau để vạch ra các bước đi
    cho việc xác định chúng trong một quá trình dạy học, “Nguyên lý Tyler” (The
    Tyler Principle) trở thành nền tảng lý luận của các bộ môn khoa học giáo dục
    Hoa Kỳ.
    Tiếp theo đó, một nhà giáo dục nổi tiếng khác của Hoa Kỳ là Benjamin
    S.Bloom và các cộng sự của ông đã công bố công trình khoa học “Phân loại
    các mục tiêu giáo dục” gồm 2 tập, trong đó các mục tiêu giáo dục được phân
    loại thành 3 lĩnh vực: lĩnh vực Nhận thức (Cognitive domain), lĩnh vực Thái độ
    Tình cảm (Affective domain) và lĩnh vực Tâm vận động (Psychomotor
    domain), tức là Kỹ năng hành vi. Bloom và các cộng sự đã trình bày 2 lĩnh vực
    đầu trong tập I - lĩnh vực Nhận thức (xuất bản năm 1956) và tập II - lĩnh vực
    Thái độ Tình cảm (xuất bản năm 1964). Riêng lĩnh vực thứ 3 được Anita
    J.Harlow trình bày trong cuốn sách “Phân loại lĩnh vực Tâm vận động” (xuất
    bản năm 1972). Sự phân loại này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc xác
    định các mục tiêu và đánh giá thành quả đạt được của các mục tiêu đó.
    Phát triển nguyên lý Tyler, nữ giáo sư Hilda Taba của Đại học Quốc gia
    San Francisco cho xuất bản cuốn “Phát triển Chương trình học - lý thuyết và
    thực hành” vào năm 1962. Trong công trình này, bà đã hướng dẫn phương
    pháp xác định mục tiêu giáo dục, cách thức chuyển các mục tiêu tổng quát vào
    các mục tiêu chuyên biệt, những nguyên tắc lựa chọn kinh nghiệm và phương
    pháp, tổ chức nội dung chương trình học và đánh giá kết quả của chương trình.
    8
    Với các công trình khoa học kinh điển như trên, hệ thống lý luận của Hoa
    Kỳ về các yếu tố cơ bản của quá trình giáo dục thường xuyên được bổ sung,
    hoàn thiện, cụ thể hoá và cập nhật để đi vào lý thuyết và thực tiễn các bộ môn
    Giáo dục học, Phát triển Chương trình học, Đo lường và Đánh giá, Phương
    pháp Dạy học .
    Nhìn chung, hệ thống lý luận dựa trên mối quan hệ tương tác giữa 4 yếu
    tố cơ bản trong quá trình giáo dục và sự phân loại 3 lĩnh vực của học vấn đã
    bao trùm mọi chuyên ngành giáo dục, đi sâu vào mọi cấp học, mọi bộ môn cho
    đến từng khoá trình, từng bài học trong lớp ở Hoà Kỳ. Chẳng những thế, hệ
    thống lý luận này còn được áp dụng phổ biến trên khắp thế giới, ảnh hưởng đến
    cả những nước có truyền thống lâu đời về lý luận giáo dục như Pháp và Đức,
    chỉ dừng bước trước Liên Xô và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thời
    kỳ chiến tranh lạnh.
    Khi ấy, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa có một hệ thống lý luận
    giáo dục riêng của mình.Tiêu biểu cho hệ thống lý luận này là các nhà giáo dục
    Xô Viết như T.A.Ilina với cuốn “Giáo dục học” (1969),N.A.Sorokin với cuốn
    “Lý luận Dạy học” (1979),Iu.K.Babanski với cuốn “Giáo dục học” (1983) .
    Iu.K.Babanski đã phân tích quá trình dạy học và nêu rõ:
    Các thành tố của quá trình dạy học là: Mục tiêu, Kích thích Động cơ,
    Nội dung, hoạt động tác nghiệp (các hình thức, phương pháp dạy và
    học), Kiểm tra điều tiết, Đánh giá kết quả. Các thành tố ấy của quá
    trình dạy và học phản ánh sự phát triển tác động qua lại giữa giáo
    viên và học sinh từ lúc đề xuất và tiếp nhận mục tiêu, đến khi thực
    hiện mục tiêu với những kết quả cụ thể [13,tr.187].
    Về sự tác động qua lại giữa các thành tố này, ông viết: “Mục tiêu dạy và
    học quy định nội dung của nó. Mục tiêu và nội dung dạy và học đòi hỏi những
    phương pháp, phương tiện và hình thức kích thích và tổ chức dạy và học”
    9
    [13,tr.190]. Cuốn “Lý luận dạy và học ở trường Phổ thông” của M.N.Skatkin
    (1982), cuốn “Lý luận dạy học ở trường Phổ thông” của M.A Danilov (1988),
    cuốn “Dạy học nêu vấn đề” của I.Ia.Lecne (1973), đều ít nhiều thể hiện quan
    điểm nêu trên về mối quan hệ một chiều theo tuyến tính giữa các thành tố của
    quá trình dạy học.
    I.Ia.Lecne (1973) đã khẳng định rằng “yếu tố cấu trúc của mọi hệ thống
    giáo dưỡng và dạy học là: mục đích dạy học, thành phần học sinh, nội dung
    dạy học và phương pháp dạy học” [52,tr.79].
    Rõ ràng hệ thống lý luận Xô Viết không thua kém Hoa Kỳ về quan điểm
    chung đối với các yếu tố cơ bản của quá trình giáo dục, mặc dù có sự khác biệt
    trong nhận thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đó. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ
    thống lý luận xuất phát từ Hoa Kỳ được coi là hệ thống lý luận giáo dục quốc
    tế hiện đại có tầm ảnh hưởng lớn nhất, chính vì sự vượt trội của nó trong việc
    cụ thể hoá để ứng dụng và thực hành ở các bộ môn mới thuộc khoa học giáo
    dục, được áp dụng rộng rãi trong mọi quá trình giáo dục ở nhà trường.
    Các công trình chủ yếu của khoa học giáo dục quốc tế hiện đại du nhập
    vào Việt Nam tương đối muộn và khá rời rạc. Không kể những gì đã được đưa
    vào miền Nam trước năm 1975, mãi đến năm 1994 mới có bản dịch sang tiếng
    Việt đầu tiên của cuốn “Phân loại các mục tiêu giáo dục, tập I: Lĩnh vực nhận
    thức” của B.S.Bloom và các cộng sự (bản dịch của Đoàn Văn Điều với nhan đề
    “Nguyên tắc phân loại Mục tiêu giáo dục: lĩnh vực Nhận thức”; lưu hành nội bộ
    trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, tập II của cuốn
    sách viết về lĩnh vực Thái độ Tình cảm, do David R.Krathwohl và Bertram
    Masia đứng tên tác giả cùng Bloom; cũng như cuốn sách “Phân loại lĩnh vực
    Tâm vận động” của Anita J. Harlow thì chưa bao giờ được dịch. Mãi đến năm
    2004, cuốn “Phát triển Chương trình học: hướng dẫn thực hành” của Jon Wiles
    và Josefh Bondi mới được dịch sang tiếng Việt (bản dịch của Nguyễn Kim
    10
    Dung với nhan đề “Xây dựng chương trình học: hướng dẫn thực hành”, lưu
    hành nội bộ trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh).
    Ngoài hai cuốn sách đã được dịch nêu trên, chưa có một công trình nào
    của Tyler hay các tác giả khác được giới thiệu hay chính thức được lưu hành ở
    Việt Nam. Trong tình hình như vậy, các nhà giáo dục Việt Nam vẫn tiếp cận
    các vấn đề lý luận và thực tiễn bằng các công trình nghiên cứu của mình.
    Dương Thiệu Tống, người đã giảng dạy môn trắc nghiệm thành quả học tập ở
    trường Đại học Sư phạm Sài Gòn từ thập niên 70 của thế kỷ trước, đã biên soạn
    cuốn “Trắc nghiệm và Đo lường Thành quả Học tập (phương pháp thực
    hành)”, do trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm
    1995. Dựa trên các nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục hiện đại, ông đã
    trình bày rõ việc soạn thảo mục tiêu cho mỗi môn học để đáp ứng việc đánh giá
    thành quả môn học bằng trắc nghiệm.
    Phan Ngọc Liên và các cộng sự của ông đặc biệt quan tâm đến mối quan
    hệ giữa Mục tiêu, Nội dung và Phương pháp dạy học.
    Giáo trình “Phương pháp dạy học Lịch sử” của Phan Ngọc Liên, Trần Văn
    Trị và các cộng sự (Nhà xuất bản Giáo dục tái bản lần thứ 2 năm 1999) đã chỉ
    rõ:
    Yếu tố cấu thành quá trình dạy học Lịch sử bao gồm mục đích, nội
    dung và phương pháp. Mục đích là điều quyết định phương hướng
    chọn lựa nội dung và các biện pháp dạy học. Song mục đích không
    phải được đặt ra một cách tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan của người
    giảng dạy mà phải nghiên cứu khả năng, sở trường của môn học
    trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh để xác định
    tính hiện thực của mục đích, nghĩa là có thể thực hiện có hiệu quả
    trong những điều kiện cụ thể của việc xác định nội dung và phương
    pháp dạy học [39,tr.7].
    11
    Tóm lại, các nhà giáo dục đã viết nhiều về mục tiêu, nội dung, phương
    pháp trong chương trình và trong thực tiễn dạy học. Cũng đã có một số tác giả
    đề cập mục tiêu, nội dung và phương pháp cùng mối quan hệ giữa các yếu tố
    này, hoặc đi sâu vào kỹ thuật đánh giá - đo lường. Nhưng đến nay tại Việt Nam
    vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và kỹ lưỡng cả 4 yếu tố cơ
    bản trong quá trình giáo dục và mối quan hệ giữa các yếu tố đó theo quan điểm
    Khoa học hiện đại để áp dụng vào việc đổi mới dạy học ở nhà trường Phổ
    thông Việt Nam. Chuyên đề này sẽ bổ sung bước đầu cho sự khiếm khuyết đó.
    3. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này là các yếu tố cơ bản trong quá
    trình giáo dục và mối quan hệ giữa các yếu tố đó với nhau, được áp dụng để
    xem xét chương trình học và việc dạy học nhằm đáp ứng việc đổi mới dạy học
    ở nhà trường Phổ thông Việt Nam. Mặc dù trọng tâm nghiên cứu và áp dụng là
    nhà trường Trung học, chuyên đề này có thể mở rộng để vận dung cho tất cả
    các bậc học khác.
    Trong khoa học giáo dục hiện đại, thuật ngữ “giáo dục” (education) hầu
    như đồng nghĩa với thuật ngữ “dạy học” (teaching); mặc dù giáo dục thường có
    nghĩa rộng và khái quát hơn, trong khi dạy học có nghĩa hẹp và cụ thể hơn. Do
    vậy, thuật ngữ “quá trình giáo dục” là đồng nghĩa và bao hàm cả “quá trình dạy
    học”.
    Thuật ngữ “quá trình giáo dục” (educational process) được hiểu là một quá
    trình diễn ra hoạt động giáo dục (hay dạy học) theo một chương trình (hay kế
    hoạch) được thiết kế, trong một khoảng thời gian đã được xác định. Theo nghĩa
    từ rộng đến hẹp, quá trình giáo dục có thể bao gồm cả một hệ thống giáo dục
    (từ giáo dục Mầm non đến giáo dục Sau Đại học), cả một bậc học (như giáo
    dục Phổ thông, giáo dục Đại học .), cả một cấp học (Trung học Cơ sở, Trung
    học Phổ thông .); đồng thời có thể là quá trình thực hiện chương trình của một
    12
    cấp lớp, một môn học hay một khoá trình . Như vậy, khái niệm chứa trong
    thuật ngữ này tuỳ thuộc vào phạm vi vấn đề được đề cập.
    Thuật ngữ “các yếu tố cơ bản” (basic elements) có nghĩa là những yếu tố
    hợp thành, tạo nên nền tảng của quá trình giáo dục, chi phối những yếu tố khác
    và có vai trò quyết định hiệu lực của quá trình giáo dục.
    Việc nghiên cứu các yếu tố cơ bản trong quá trình giáo dục và mối quan
    hệ giữa chúng với nhau phải đi từ những cơ sở lý luận chung của giáo dục học
    qua sự cụ thể hoá về lý thuyết và hướng dẫn thực hành của các nhà thiết kế
    chương trình cũng như các chuyên gia về phương pháp dạy học, đến việc thể
    hiện hay ứng dụng chúng trong từng môn học và từng khoá trình dạy học ở nhà
    trường.
    4. Sau khi hoàn tất việc học tập chuyên đề này, người học sẽ:
    ·Hiểu 4 yếu tố cơ bản trong mọi quá trình giáo dục là Mục tiêu, Nội dung,
    Phương pháp và Đánh giá; nhận thức đầy đủ các đặc trưng của mỗi yếu tố và
    mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố đó hợp thành một hệ thống. Hiểu hiệu
    lực của hệ thống này cao hay thấp tùy thuộc vào đặc trưng của từng yếu tố
    được trình bày và mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố đó.
    · AÙp dụng được các kiến thức trên vào việc xem xét chương trình đào
    tạo của một bậc học hay cấp học, chương trình học của một bộ môn, các khoá
    trình hay bài học trong sách giáo khoa của nhà trường Phổ thông; từ đó nêu lên
    được một số ưu điểm và nhược điểm của chương trình, khoá trình hay bài học
    được xem xét, rút ra nhận định về hiệu lực của chúng.
    · AÙp dụng được các kiến thức trên vào việc thiết kế khoá trình hay bài học
    ở nhà trường theo tiêu chuẩn của khoa học giáo dục hiện đại; chú trọng rèn luyện
    kỹ năng trình bày mục tiêu, lựa chọn nội dung, thực hiện các phương pháp dạy
    học tiên tiến, lựa chọn và tạo lập các công cụ đánh giá - đo lường thành quả học
    tập của khoá trình hay bài học được thiết kế.
    13
    · Đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy học theo khoa học giáo dục hiện đại; chú
    trọng thực hành đổi mới dạy học bộ môn mà mình phụ trách.
    Những kiến thức và kỹ năng tiếp nhận được từ chuyên đề này sẽ tạo thành
    cơ sở tốt để người học tiếp tục tìm hiểu sâu rộng hơn, nhằm đạt tới những trình
    độ học vấn cao hơn trong các bộ môn chính của khoa học giáo dục hiện đại:
    Giáo dục học (Education), Phát triển Chương trình học (Curriculum
    Development), Thiết kế khoá trình (Course Design), Phương pháp dạy học
    (Methods for Teaching), Đo lường và Đánh giá (Measurement and Evaluation).
    Như vậy, chuyên đề này cũng hữu ích cho sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt
    Nam.
    Tuy nhiên, tiếp thu hệ thống lý thuyết và thực hành của nước ngoài để áp
    dụng vào nhà trường nước ta là một việc hết sức khó khăn, trong khi khả năng
    và trình độ chuyên môn của người viết còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chắc rằng
    chuyên đề này vẫn còn những sai sót và những điều bất cập. Người viết mong
    nhận được những sự chỉ dẫn quý báu của các nhà chuyên môn, quý vị đồng
    nghiệp và bạn đọc nói chung, để giúp cho chuyên đề ngày càng được hoàn
    thiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...