Luận Văn Các yếu tố có ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án và cách xử lý

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các yếu tố có ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án và cách xử lý




    Dòng tiền của DAĐT là dòng tiền ròng thực tế, không phải thu nhập ròng kế toán , là dòng tiền tăng thêm do DAĐT đưa lại, góp phần làm tăng thêm dòng tiền và là cơ sở để gia tăng giá trị của doanh nghiệp so với trước khi có dự án.
    Có hai phương pháp xác định dòng tiền của dự án là trực tiếp và gián tiếp.Bằng phương pháp trực tiếp dòng tiền ròng của dự án bằng hiệu của dòng tiền vào và dòng tiền ra hoạt động dự án.
    Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án là:
    1. Chi phí đất đai
    2. Chi phí chìm
    3. Chi phí cơ hội
    4. Chi phí lịch sử
    5. Chi phí giao hàng và lắp đặt
    6. Chi phí gián tiếp
    7. Sự ảnh hưởng của dự án đến các bộ phận khác của công ty
    8. Vốn lưu động ròng tăng thêm
    9. Thuế thu nhập của công ty
    Để biết thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án và cách xử lí ta nghiên cứu
    1. Chi phí đất đai:
    Đây là khoản mục thuộc về chi phí ban đầu nhằm để chuẩn bị hình thành vốn cố định cho các dự án đầu tư
    a. Chi phí mua đất:
    Chi phí này được xem như là một khoản đầu tư riêng trong dài hạn của doanh nghiệp , vì đất đai được xem như là tài sản cố định của doanh nghiệp nên trong quá trình tính toán thì không tính chi phái mua đất vào dòng tiền của dự án.
    Đối với loại chi phí này cần phải có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và phải lập bằng văn bản cụ thể. Các chi phi này phải phù hợp với quy định của Bộ Tài chính để có các khoản chi cụ thể.
    b.Các loại chi phí khác:
    Đây là các loại chi phí có liên quan đến đất đai được tính vào dòng tiền của dự án. Vì nó phục vụ cho quá trình hoạt động của dự án:
    - Chi phí cơ hội của việc sử dụng đât:
    Là khoản chi phí cơ hội so sánh của doanh nghiệp hy sinh đất đai để thực hiện dự án đó. Các quyết định này thường gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong viêc có nên dùng đất đai vào các dự án đó hay là không. Vì các nhà quản trị thì chỉ quan tâm đến dự án nào nng lại cho họ nhiều lợi ích hơn. Khi sử dung đất cho dự án này liệu có mang lại hiêu quả như mong muốn không.
    - Chi phí cải thiện, san lấp, giải phóng mặt bằng cho dự án đầu tư :
    Trong quá trình thực hiện dự án luôn đòi hỏi phải luôn cải thiện nặt bằng nhằm giúp cho các dự án diễn ra một cách có hiệu quả. Gíup cho việc thực hiện dự án đúng tiến độ và diễn ra được tốt.
    Mặt khác thì khi mà sử dụng đất hay mặt bằng cho các dự án đầu tư cần sắp xếp được các hạng mục kiến trúc có thể tận dụng vào công trình mới nhằm phù hơp quy mô của dự án cũng nhuư tiết kiệm vốn đầu tư . Đây là khoản mục mà các dự án cần phải lưu ý nhằm tận dụng tối đa các lợi thế của mặt bằng.
    - Chi phí thuê đất hằng năm:
    Nếu mà dự án dùng đất thuê để thực hiện thì cần phải đươc tính vào khoản mục dòng tiền ra như là một khoản chi phí hằng năm. Các nhà quản lý dự án cần phải chú trọng đến địa diểm thuê đất , cũng như các kết cấu của đất đó, xem thử có phù hợp với dự án hay không.
    Phải xem xét vị trí của mảnh đất đó có phù hợp với nhu cầu vận chuyển hay là phân phối đối với các sản phẩm có tiêu dùng, hay là có hệ thống kho bãi hợp lý. Có gần nguồn nguyên liệu đối với những ngành phụ thuộc nhiều vào các nguồn nguyên liệu tự nhiên: sản xuất đường cần mía, hay là sản xuất bột mì .
    2.Chi phí chìm
    a. Định nghĩa
    Chi phí chìm (sunk cost) là khoản đầu tư thời gian và tiền bạc không thể lấy lại được do những quyết định sai lầm trong quá khứ. Loại chi phí này không được đưa vào trong những tính toán dự án. Mặc dù chi phí chìm thể hiện quá khứ, nhưng con người đôi khi vẫn để chi phí chìm ảnh hưởng đến các quyết định trong tương lai.
    Chi phí chìm không ảnh hưởng tới dòng tiền tăng thếm, do đó không được xem xét khi hoạch định vốn đầu tư .
    b. Ví dụ : - Thị trường chứng khoán bị mất tính thanh khoản trong lúc lạm phát tăng hoặc đến ngày đáo hạn nợ, bạn sẽ có nguy cơ bị mất vốn hoặc các tài sản thế chấp khi vay nợ.
    - Chi phí đặt mua một chiếc vé xem phim trước và không thể trả lại, thì giá của chiếc vé trở thành chi phí chìm. Nếu người mua vé quyết định không đi xem nữa thì không có cách nào khác để đòi lại số tiền mua vé mà anh ta đã trả.
    - Một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa gặp phải các sự cố bất khả kháng như: mất điện, sản phẩm bị hư hại không có cách nào thu hồi được, hay là các chi phí khác như là phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường .

     
Đang tải...