Tài liệu Các yếu tố cấu thành của văn hóa Việt Nam. Tại sao vấn đề bản sắc lại trở thành chủ đạo trong nghiên

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE=width: 657]
    [TR]
    [TD]MỤC LỤC[/TD]
    [TD]TRANG[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]LỜI MỞ BÀI[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] I. KHÁI NIỆM “VĂN HOÁ”[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM[/TD]
    [TD]2[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1. Yếu tố mang tính phổ biến (nhân loại).[/TD]
    [TD]2[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2. Yếu tố mang tính đặc thù (khu vực)[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3. Yếu tố mang tính đơn nhất (dân tộc)[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III. VẤN ĐỀ BẢN SẮC VĂN HOÁ TRỞ THÀNH CHỦ ĐẠO TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ VIỆT NAM[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1. Khái niệm “bản sắc” văn hoá[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2. Tầm quan trọng của “bản sắc” văn hoá[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] IV. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU “BẢN SẮC” VĂN HOÁ VIỆT NAM[/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]LỜI KẾT[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    LỜI MỞ BÀI

    Văn hóa là một khái niệm rộng lớn bao trùm trong đời sống xã hội; văn hóa thể hiện nét đẹp về tinh thần, nét đẹp trong đời sống vật chất của con người. Bởi vậy, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa riêng biệt mang đặc trưng vùng miền của mình. Nền văn hóa Việt Nam là hệ thống những tinh hoa đặc sắc các giá trị văn hóa truyền thống có từ lâu đời. Với bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã đúc kết nên một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hoá ấy được cấu thành từ ba yếu tố, đó là: yếu tố mang tính phổ biến (nhân loại); yếu tố mang tính đặc thù (khu vực) và yếu tố mang tính đơn nhất (dân tộc). Sau đây nhóm chúng tôi xin được phân tích rõ hơn về các yếu tố cấu thành của văn hóa Việt Nam.Và tại sao vấn đề “bản sắc” lại trở thành chủ đạo trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

    I. KHÁI NIỆM “VĂN HOÁ”
    Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
    Nghĩa ban đầu của “văn hóa” trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên.
    Trong cuộc sống hàng ngày, “văn hoá” thường được hiểu là là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điệm ảnh Các “trung tâm văn hoá” có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: “Văn hoá” là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận Vì thế, chúng ta nói một người nào đó là văn hoá cao, có văn hoá hoặc văn hoá thấp, vô văn hoá.
    Ngay từ giữa thế kỉ, năm 1952, hai nhà văn hoá học Hoa Kỳ A. Kroeber và C. Kluckhon đã thống kê được 150 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Ngày nay số lượng các định nghĩa đó đã tăng lên rát nhiều đến hơn 300 định nghĩa.
    Gần đây, UNESCO cũng đưa ra một định nghĩa chính thức về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.
    II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM
    1. Yếu tố mang tính phổ biến (nhân loại).
    Đây là những yếu tố mang tính duy lý và phổ quát, chung cho toàn nhân loại và chủ yếu là gắn với các hệ giá trị chuẩn của văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp.
    Ngay từ thế kỉ XVIII, F.Hegel - nhà triết học vĩ đại người Đức đã phát hiện ra khuynh hướng này coi đây là một quy luật phổ quát của lịch sử nhân loại. Ông đã tiên đoán về “tính toàn thế giới” của lịch sử dựa trên sự ra đời của thị trường toàn cầu (Marx. Hệ tư tưởng Đức).
    Trong thiên niên kỷ thứ ba này, toàn cầu hoá đang kiến tạo nên “các hệ thống chuẩn mực chung cho toàn nhân loại”. Điều đó có nghĩa là, khía cạnh văn minh (mặt duy lý của văn hoá) đang gia tăng một cách tỷ lệ thuận với sự tiến triển của toàn cầu hoá. Chính điều này đã làm cho các nền văn hoá ngày càng trở nên giống nhau hơn, xét từ góc độ văn minh. Toàn cầu hoá đang kiến tạo nên một nền văn minh chung cho toàn nhân loại và làm cho lịch sử giờ đây mang tính toàn thế giời hơn bao giờ hết. Những chuẩn mực về kỹ thuật, tài chính, pháp lý, các tri thức khoa học, các giá trị đạo đức và thẩm mỹ tiến bộ đang phát tán rộng khắp thế giới để hình thành nên các chuẩn mực ứng xử chung cho mọi dân tộc. Chẳng hạn như việc áp dụng các quy phạm quốc tế về nhân quyền, vè bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, về vệ sinh dịch tễ và an toàn thực phẩm không còn là những yêu cầu riêng của một dân tộc.
    (Việt Nam cũng vừa chung tay bảo vệ môi trường cùng với các nước trên thế giới bằng việc tham gia vào chiến dịch “Earth hour” – “giờ trái đất” ngày 31 – 3 – 2012).
    2. Yếu tố mang tính đặc thù (khu vực)
    Các đặc thù, theo quan điểm biện chứng, được hiểu là sự thống nhất giữa tính phổ biến và tính đơn nhất. Trạng thái hoà trộn giữa tính phổ biến và tính đơn nhất trong văn hoá tạo nên những sắc thái đặc thù mang tính khu vực. Sắc thái này vừa dùng để phân biệt một khu vực văn hoá này với những khu vực khác trên thế giới, song lại vừa dùng để xác định tính đồng nhất văn hoá trong bản thân khu vực ấy.
    Xét từ trong cội nguồn, “không gian văn hoá Việt Nam còn được định hình trên nền tảng của không gian văn hoá khu vực Đông Nam Á”. Không gian này có những đặc điểm ching đã được G.Coedes (1948) liệt kê như sau: “Về phương diện vật chất: làm ruộng cấy lúa, nuôi trâu bò, dùng đồ làm kim khí thô sơ, giỏi bơi thuyền. Về phương diện xã hội: địa vị qun trọng của người phụ nữ, huyết thống mẫu hệ, tổ chức xã hội theo nhu cầu tưới nước ruộng. Về phương diện tôn giáo: thuyết vạn vật hữu linh, thờ phụng tổ tiên và thờ thần đất, đặt đền thờ ở những chỗ cao, chôn người chết trong các chum vại hay các trác thạch Về phương diện ngôn ngữ: dùng những ngôn ngữ đơn âm và năng lực dồi dào về phát triển từ ”. Việt Nam lại là nơi hội tụ ở mức độ dầy đủ nhất mọi đối tượng của văn hoá khu vực. Không phải vô cớ mà các nhà Đông Nam Á học đã nói một cách hình ảnh rằng “Việt Nam là một nước Đông Nam Á thu nhỏ”.
    Theo nghĩa đó, những yếu tố đặc thù trong văn hoá Việt Nam cũng chính là những yếu tố đặc trưng của Văn hoá Đông Nam Á.
    Đất nước Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Inđondsien lục địa (theo phạm vi rộng) và nằm tỏng địa bàn cư trú của người Bách Việt ( theo phạm vi hẹp). Đặc trưng cố hữu của khu vực này là nhiệt độ và độ ẩm cao, lượng mưa hàng năm lớn và thường xuyên có gió mùa. Điều kiện tự nhiên đã quy định cho khu vực này nền văn hoá gắn với nông nghiệp với những đặc điểm sau:
    - Nông nghiệp lúa nước phát triển mạnh ( khác với xã hội khô mạnh của Trung Hoa – vùng phía bắc sông Dương Tử).
    - Sống định cư và hoà hợp với thiên nhiên ( khác với văn hoá du mục).
    - Sùng bái mùa màng, sinh nở (Văn hoá phồn thực – nông nghiệp)
    - Đề cao vai trò của phụ nữ (một đặc trưng của văn hoá thực vật, nơi chế độ mẫu hệ dựa trên kinh tế hái lượm, trồng trọt là hình thái thống trị).
    Do nằm trong khu vực địa lý này nên văn hoá Việt Nam có đầy đủ những phẩm chất nói trên và chúng cấu thành các yếu tố đặc thù ( mang tính khu vực) trong nội dung văn hoá Việt Nam.
    3. Yếu tố mang tính đơn nhất (dân tộc)
    Là những yếu tố cấu thành bản sắc văn hoá Việt Nam. Bản sắc chính là văn hoá, song không phải bất cứ yếu tố văn hoá nào cũng được xếp vào bản sắc. Người ta chỉ coi những yếu tố văn hoá nào giúp phân biệt một cộng đồng văn hoá này với một cộng đồng văn hoá khác là bản sắc.
    Ngoài những yếu tố đặc trưng (mang tính khu vực), văn hoá Việt Nam cũng tạo ra những phẩm chất văn hoá độc đáo ( các yếu tố riêng thuộc về bản sắc). Đó là:
    - Ứng xử mềm dẻo thể hiện trong văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ của người Việt. Bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Bởi vậy, giao tiếp là một tỏng những hình thái biểu đạt văn hoá của cá nhân cũng như cộng đồng khá rõ nét. Qua văn hoá giao tiếp có thể thấy một số đặc trưng trong giao tiếp của người Việt.: cởi mở, rụt rè (bắt nguồn từ văn hoá làng xã); nặng về tình cảm hơn là lí trí (ảnh hưởng của văn hoá phật giáo, văn hoá sông nước và chủ nghĩa tập thể); giữ ý trong giao tiếp; thiếu tính quyết đoán.
    - Khả năng thích nghi và chịu đựng cao (ảnh hưởng của môi trường, khí hậu, những diễn biến bất thường của thiên tai). Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, hằng năm đều chịu ảnh hưởng của gió bão, khí hậu lạnh từ phía Bắc tràn xuống tăng tính bấp bênh của nền nông nghiệp lúa nước vốn đã phụ thuộc vào thiên nhiên. Vây nên ông cha ta có câu: “Trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”.
    - Tính dung chấp cao: do nước ta là đầu mối giao thông đường thuỷ và đường bộ - cửa ngõ của Đông Nam Á nên đã tạo điều kiện cho người dân giao lưu với khu vực bên ngoài và tiếp thu nhiều kiến thức từ nền văn hoá của các nước láng giềng như: Phật giáo của Ấn Độ, Nho giáo và Đạo giáo của Trung Quốc Tính dung chấp cao là một đặc tính nổi trội trong văn hoá Việt Nam. Đã có nhiều nhà nghiên cứu văn hoá nhìn nhận tính dung chấp ấy như một thứ chủ nghĩa thực dụng của người Việt: sẵn sàng tiếp thu các yếu tố văn hoá ngoại sinh, miễn là có lợi. Với cái nhìn đó, xã hội Việt Nam dễ bị hình dung như một sự tổng hợp của những “mảnh vụn văn hoá” được đặt cạnh nhau. Thật ra, tính dung chấp văn hoá không đồng nghĩa với tính hỗn tạp và lai căng văn hoá. Trái lại, nó có tác dụng điều tiết quá trình lựa chọn và kết hợp một cách sáng tạo giữa các yếu tố văn hoá ngoại sinh với xã hội bản địa, sao cho bản sắc văn hoá dân tộc vẫn được bảo tồn và phát huy. Tính dung chấp và quá trình giao lưu văn hoá không những không làm tổn hại đến nền văn hoá bản địa mà còn làm cho nền văn hoá ấy càng trở nên phong phú, đa dạng hơn.
    - Không có các công trình kiến trúc đồ sộ (ngoại trừ hệ thống đê điều và thuỷ lợi). Do là vùng đất trẻ lấn dần ra biển nên nước ta không có kết cấu bền vững và cư dân ở khu vực này thường phải sống chung với nước.Kiến trúc truyền thống của Người Việt khác đa dạng, phức tạp và chứa nhiều yếu tố vay mượn. Tuy nhiên, nó vẫn có những nét đặc trưng để khẳng định bản sắc riêng của mình:
    + Người Việt không có các công trình kiến trúc lớn, hoành tráng, thể hiện tính vĩnh cửu (như Kim tự tháp ở Ai Cập, Vạn lý trường thành của Trung Quốc). Có nhiều nguyên nhân giúp cắt nghĩa đặc điểm này như: các vùng đất nơi người Việt cư trú là những vùng đất có các tầng kết cấu về mặt địa chất không ổn định; do khí hậu và thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều (đặc biệt là lũ hàng năm) đã ảnh hưởng đáng kể đến độ bền của các công trình; do tính tự trị rất cao của các làng xã, nên chính quyền trung ương của các triều đại phong kiến ở Việt Nam khó huy động và tập trung được các nguồn tài lực vào việc xây dựng các công trình đồ sộ. Kiến trúc truyền thống của Người Việt khác đa dạng, phức tạp và chứa nhiều yếu tố vay mượn. Tuy nhiên, nó vẫn có những nét đặc trưng để khẳng định bản sắc riêng của mình:
    + Người Việt tận dụng những vật liệu có sẵn trong tự nhiên, do đó “chất liệu cũng như kết cấu và kiểu dáng kiến trúc thường thay đổi tuỳ theo xùng nguyên liệu: vùng đồng bằng thường là nhà gạch và tre, vùng cao – nhà sàn bằng gỗ, vùng sông nước – nhà lá gồi dừa
    + Áp dụng kiểu dáng kiến trúc của Trung Hoa một cách sáng tạo tức là có sửa đổi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong cách sinh hoạt địa phương.
    - Tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật gắn với sông nước (đua thuyền, rối nước ).
    * Đặc trưng văn hoá Việt Nam
    - Phật giáo
    Đặc trưng của Phật giáo Việt Nam:
    + Phật giáo Việt Nam có tính tổng hợp (các pháp tu Thiền - Mật - Tịnh Độ - Thiên Thai trộn lẫn).
    + Phật giáo Việt Nam mang tính dung chấp cao
    + Phật giáo Việt Nam thiên về xu hướng nhập thế.
    + Phật giáo Việt Nam là phương tiện để biểu đạt chủ nghĩa nhân đạo và tính vị tha của dân tộc Việt Nam.
    + Phật giáo Việt Nam gắn bó với dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, bởi vậy, thấm đượm chủ nghĩa yêu nước của người Việt.
    + Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, Phật giáo đã từng là “cơ sở của khối đại đoàn kết” các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.
    - Nho giáo
    Những đặc thù của Nho giáo ở Việt Nam
    + Mục tiêu tiếp thu Nho giáo của người Việt Nam là để giữ vững quyền độc lập tự chủ của mình. Bởi vậy, Nho giáo đã đi vào tâm thực của người Việt, đã bị khúc xạ qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nước.
    + Nho giáo bị khúc xạ qua tâm lí làng xã của người Việt. Bị quy định bởi phuơng thức sản xuất nên làng xã Việt Nam đã tồn tại và gìn giữ được cấu trúc của chúng trải qua hàng nghìn năm, và chúng sẽ tiếp tục tồn tại chừng nào nghề canh tác lúa nước còn được duy trì, Thế nên, không phải Nho giáo mà chính văn hoá làng xã mới là nền tảng của tâm thức người Việt. Và khi Nho giáo vào Việt Nam nó buộc phải tán sắc qua lăng kính này.
    - Đạo giáo
    Sự biến thể của Đạo giáo ở Việt Nam
    + Đạo giáo ở Việt Nam không tồn tại biệt lập mà hoà trộn với tín ngưỡng bản địa. Kết quả của sự hoà trộn đó là sự ra đời của Đạo giáo phù thuỷ được lưu hành trong nhân dân. Bên cạnh việc thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Thái Thượng Lão Quân, Thần Trấn Vũ, Quan Thánh Đế ( những đối tượng thờ cúng của Đạo giáo Trung Hoa), Đạo giáo phù thuỷ ở Việt Nam còn lập nên các đối tượng thờ cúng khác của riêng mình: Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo), Bà Chú Liễu (Liễu Hạnh)
    + Ở Việt Nam, Đạo giáo còn hoà trộn với Nho giáo tạo nên triết lí sống an nhàn, ở ẩn, không màng danh lợi của nhiều nhà Nho Việt Nam.
    III. VẤN ĐỀ BẢN SẮC VĂN HOÁ TRỞ THÀNH CHỦ ĐẠO TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ VIỆT NAM
    1. Khái niệm “bản sắc” văn hoá
    “Bản sắc” là những yếu tố văn hoá đặc trưng cho từng cấp độ chủ thể văn hoá được xét đến. Bản sắc giúp phân biệt cộng đồng văn hoá này với cộng đồng văn hoá khác.
    “Bản sắc văn hoá là tổng thể các giá trị đặc trưng của bản chất văn hoá dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước. Các giá trị đặc trưng ấy ở “tầng nền” mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Do vậy, muốn nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng của bản sắc văn hoá Việt Nam như: chủ nghĩa yêu nước, tính cộng đồng, tinh thần cởi mở, dễ hoà hợp , tính duy trì trong cách cư xử xã hội, thích ứng và hài hoà trong ứng xử với tự nhiên.
    2. Tầm quan trọng của “bản sắc” văn hoá
    Hiện nay, toàn cầu hoá đang là xu thế chung của cả thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Việc hội nhập, giao lưu về văn hoá, kinh tế chính là vấn đề mà quốc gia đang hướng tới. Những lợi ích mà toàn cầu hoá đem lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng đang đặt ra những thách thức về văn hoá mà các nước đều phải đối mặt, đó là: phải giải quyết như thế nào mối quan hệ giữa tính dân tộc với tính quốc tế, giữa truyền thống với hiện đại Chính vì vậy, “bản sắc” dân tộc càng giữ vai trò, vị trí quan trọng hơn. Thể hiện ở chỗ:
    Thứ nhất, “bản sắc” văn hoá là cốt lõi của triết lý phát triển ở mỗi dân tộc. Ai cũng biết rằng, con người khi hoạt động kinh tế không chỉ dựa trên các chuẩn mực pháp lý, tri thức, sự hiểu biết của họ về lĩnh vực họ đang làm, mà còn bị dẫn dắt và chi phối bởi các giá tị văn hoá như: đạo đức, thẩm mỹ, truyền thống, triết lí mà họ được thừa hưởng từ giáo dục và từ môi trường sống, tóm lại là từ bản sắc văn hoá.
    Thứ hai, bản sắc văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là mục tiêu của phát triển. Bản sắc văn hoá là động lực của sự phát triển bởi lẽ mọi sự phát triển đề do con người quyết định, chi phối. Văn hoá khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người hy động sức mạnh nội sinh to lớn tỏng con người đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
    Thứ ba, “bản sắc” văn hoá là môi trường của sự phát triển bởi lẽ văn hoá do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động xuất nhàm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, giúp cho con người ngày càng hoàn thiện. Con người và xã hội loài người càng phát triển thì nhu cầu văn hoá tinh thần đòi hỏi càng cao.
    Cuối cùng, “bản sắc” văn hoá là hệ điều tiết của sự phát triển. Bởi lẽ văn hoá phát huy mặt tích cực đồng thời hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài abỏ đảm cho sự phát triển được hài hoà, cân đối, lâu bền.
    Chính từ những điều này mà vấn đề “bản sắc” trở thành chủ đạo trong việc nghiên cứu văn hoá Việt Nam.
    IV. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU “BẢN SẮC” VĂN HOÁ VIỆT NAM
    “Bản” tức là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật; còn “sắc” là cái thể hiện ra bên ngoài. Nói đến “bản sắc” văn hóa Việt Nam tức nói đến những giá trị gốc, những giá tị căn bản, cốt lõi hay những giá trị hạt nhân của nền văn hoá Việt Nam. Những giá trị đó không tự nhiên mà có, mà nó được tạo thành và được khẳng định trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển của dân tộc.Nghiên cứu bản sắc văn hóa của dân tộc cũng là một hành trình của sự xây dựng, là một hành trình xuyên suốt lịch sử của dân tộc ta. Chính vì vậy, việc nghiên cứu bản sắc văn hoá nước nhà kết tinh nhiều ý nghĩa to lớn.
    Trước hết, nghiên cứu bản sắc văn hóa Việt Nam là để phát huy những bản sắc văn hóa cao đẹp, bản sắc tinh hoa của dân tộc, của nhân loại. Muốn làm cho nền văn hóa của nước nhà thêm giàu đẹp, văn minh thì trước tiên cần phải phát huy cho kỳ hết nhưng giá trị tốt đẹp trong nền văn hóa vốn có của dân tộc. Nghiên cứu về bản sắc văn hóa của dân tộc sẽ cho ta thấy những nét văn hóa đáng tôn đáng kính của dân tộc,từ đó giúp ta có nhận thức tôt nhằm phát huy cao độ nhưng nét đẹp ấy.
    Bên cạnh đó, việc nghiên cứu còn có ý nghĩa trong việc giữ gìn những nét đẹp trong nền văn hóa. Do sự du nhập không thể kiểm soát được của rất nhiều nền văn hóa trên thế giới đến nền văn hóa của nước ta, vì vậy những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc ta đang bị mai một dần theo thời gian. Nghiên cứu bản săc văn hóa của đân tộc sẽ tìm ra những nét đẹp vĩnh hằng, những giá trị văn hóa trường tồn cùng thời gian, những giá trị trị mà cha ông ta đã muôn đời gìn giữ, những giá trị mà nêú mai một sẽ là mất mát lớn cho cả dân tộc, từ đó tác động một cách sâu sắc và tâm lý cũng như ý thức của nhân dân đặc biệt là của thế hệ trẻ giúp họ có nhận thức tốt để chung tay gìn giữ bản sắc của dân tộc.
    Đồng thời, nghiên cứu bản sắc văn hóa con có ý nghĩ trong việc kế thừa những nét đẹp khác. Mọi sự vật trên đời cũng cần thay đổi và phải thay đổi. Bản sắc dân tộc cũng vậy. Hiểu rõ “bản sắc” văn hóa của dân tộc giúp giai cấp lãnh đạo sáng suốt và chủ động hơn trong diễn biến văn hóa dân tộc, giúp chúng ta có thể kế thừa một cách có chọn lọc những nét tinh hoa của văn hóa du nhập, cho ta biết những giá trị nào đã lỗi thời cần được xóa bỏ, những giá trị nào mới cần được bổ sung.
    Như vậy, việc nghiên cứu bản sắc văn hóa Việt Nam đem lại ý nghĩa vô cùng to lớn cho dân tộc. Công việc này không chỉ làm giàu đẹp, phong phú thêm nền văn hoá dân tộc mà còn góp phần làm cho nền văn hoá ấy trường tồn cùng thời gian.

    LỜI KẾT
    Văn hóa Việt Nam – một nền văn hóa mang bản sắc riêng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh những gì thuần túy, tinh anh. Tuy nhiên, khi mà tốc độ hiện đại hoá ngày càng cao đã có không ít những yếu tố cả tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến văn hoá và “bản sắc” văn hoá. Vì vậy, chúng ta phải nâng cao nhận thức để tiếp thu những nét văn hoá tốt, loại trừ đi những luồng văn hóa không tốt. Đồng thời, mỗi cá nhân cần phải biết giữ gìn và bảo vệ bản sắc dân tộc trước xu thế toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Có như vậy, cuộc sống sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp, văn minh, hiện đại.








    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Đại cương về văn hoá Việt Nam – Nxb văn hoá – thông tin.
    2. Cơ sở văn hoá Việt Nam – Nxb giáo dục.
    3. Một số tài liệu trên Internet.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...