Thạc Sĩ Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng tử vong trẻ em ở nông thôn Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    TÓM TẮT iii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC HÌNH VẼ viii
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1
    1.1. Bối cảnh chính sách . 1
    1.2. Vấn đề chính sách 1
    1.3. Phạm vi, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu . 2
    1.4. Câu hỏi chính sách . 3
    1.5. Kết cấu của luận văn 3
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 4
    2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm . 4
    2.2. Khung phân tích các yếu tố quyết định tỷ lệ tử vong trẻ em . 8
    CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ VÀ TRẺ EM Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM . 10
    3.1. Kết cấu hạ tầng nông thôn . 10
    3.2. Cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em nông thôn 12
    CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH . 14
    4.1. Mô tả dữ liệu 14
    4.2. Lựa chọn mô hình sử dụng 14
    4.3. Các biến trong mô hình 15
    CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ TỬ VONG TRẺ EM Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 18
    5.1. Thống kê mô tả 18
    5.2. Kết quả hồi quy 21
    5.3. Phân tích kết quả 23
    5.4. Dự báo tỷ lệ tử vong trẻ em . 26 v
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH . 33
    6.1. Kết luận 33
    6.2. Gợi ý chính sách 33
    6.3. Giới hạn của nghiên cứu 35
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC vi
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
    1.1. Bối cảnh chính sách
    Ngày nay, hầu hết các chính phủ ở nhiều quốc gia đều dành phần ưu tiên đến việc cải thiện điều kiện sức khỏe cho các công dân của mình. Một khi các công dân ở quốc gia đó có sức khỏe tốt hơn, họ sẽ tham gia làm việc với năng suất cao hơn và làm cho quốc gia đó ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên, để khỏe mạnh, mỗi người phải được chăm sóc ngay từ khi sinh ra để hạn chế được nguy cơ tử vong và bệnh tật. Perkins và cộng sự (2006) đã cho rằng “một trong những chỉ số rõ nhất về tình hình sức khỏe chung của một quốc gia là tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi1”. Vì vậy, tỷ lệ tử vong trẻ em đã trở thành tâm điểm của các nghiên cứu học thuật và các nhà làm chính sách ở nhiều quốc gia trên thế giới, và là một trong tám Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ2 mà 190 nhà lãnh đạo của các quốc gia trong Liên hiệp quốc đã quyết tâm thực hiện trong giai đoạn 1990 – 2015 (SRV, 2008).
    1 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) là số trẻ dưới 5 tuổi chết tính trên 1.000 trẻ sinh ra sống được qua lần sinh nhật thứ 5 trong thời kỳ nghiên cứu, thường là một năm. Đây là khái niệm được Vụ Dân số Lao động, Tổng cục Thống kê sử dụng trong các cuộc điều tra như Tổng điều tra dân số, Điều tra biến động dân số, và Điều tra dân số giữa kỳ (trích trong Các mục tiêu phát triển của Việt Nam).
    2 Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) bao gồm tám mục tiêu với những chỉ tiêu định lượng kéo dài từ năm 1990 đến năm 2015. Một trong những mục tiêu bao quát của MDGs là giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi và tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt MDGs đặt ra mục tiêu giảm 2/3 tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990-2015 (SRV, 2008).
    Việt Nam là một trong những quốc gia đã và đang phát triển rất nhanh trong suốt hai thập kỷ qua cùng với đa số các chỉ số xã hội, trong đó có tỷ lệ đói nghèo và các chỉ số sức khỏe quan trọng đã được cải thiện đáng kể trong suốt giai đoạn này. Trong đó, phải kể đến thành công trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi (U5MR) từ 58/1.000 ca năm 1990 xuống còn 23,4/1.000 ca năm 2006 và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (IMR) từ 44,4/1.000 ca xuống 16/1.000 ca năm 2006 (SRV, 2008).
    Những thành tựu khả quan này cùng với mục tiêu đặt ra của Chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe quốc gia đến năm 2010 sẽ giảm IMR còn 16/1.000 ca và U5MR còn 25/1.000 ca (SRV, 2008) cho thấy Việt Nam đã đi đúng hướng để hoàn thành các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đã đề ra đến năm 2015.
    1.2. Vấn đề chính sách
    Bên cạnh những thành tựu trên, Wagstaff và Nguyen (2002) sử dụng bộ dữ liệu VLSS thời kỳ 1989-98 lại tìm thấy khoảng cách về triển vọng sống giữa nhóm trẻ em nghèo và nhóm trẻ em khá giả hơn đă dần dăn rộng hơn so với thời kỳ 1984-93. Điều này càng khẳng định rằng tăng trưởng th́ tốt cho người nghèo nhưng không phải là tất cả, đặc biệt trẻ em là đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện sống. Do đó, sự phát triển nhanh ở Việt Nam trong thời gian qua cũng chỉ tốt cho một số trẻ em. Chẳng hạn, trong khoảng từ năm 1997 đến 2002, U5MR giảm mạnh nhất là ở trong hai nhóm ngũ phân trung b́nh và cận nghèo, và nhóm nghèo nhất được lợi ích ít nhất. Tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em cũng có sự phân hóa rơ rệt với nhóm ngũ phân nghèo nhất hầu như không có cải thiện, trong khi tỷ lệ tiêm chủng ở nhóm giàu nhất tăng lên 55% (ADB, 2007). V́ vậy, tỷ lệ tử vong trẻ có giảm dần qua các năm song khoảng cách giữa thành thị và nông thôn vẫn chưa có những cải thiện đáng kể. Từ đó, đặt ra câu hỏi về chất lượng, cũng như mức độ tiếp cận của bà mẹ và trẻ đến các dịch vụ y tế ở nông thôn trong thời gian qua.

    1.3. Phạm vi, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ cuộc Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ Việt Nam (MICS) 2006; trong đó, chỉ những phụ nữ ở nông thôn ở tám vùng địa lý của Việt Nam đã sinh con ít nhất một lần (có hoặc không có con tử vong) được lựa chọn.
    Nghiên cứu tập trung phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tử vong trẻ em bao gồm: nhóm nhân tố thuộc về người mẹ, gia đình, cộng đồng và dịch vụ y tế. Nghiên cứu cũng sẽ nhận dạng những nhân tố nổi bật tác động đến tỷ lệ tử vong trẻ em ở nông thôn 3
    Việt Nam trong năm này. Cuối cùng là kiến nghị những cách thức giúp giảm tỷ lệ tử vong trẻ em ở khu vực nông thôn Việt Nam.
    Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em, do dữ liệu thu thập là cá nhân nên nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng thích hợp cực đại (Maximum likelihood estimation) để xem xét tỷ lệ xác suất trẻ em sinh ra bị tử vong trên xác suất trẻ em còn sống.
    1.4. Câu hỏi chính sách
    Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã trình bày, bài viết sẽ nỗ lực trả lời câu hỏi trọng tâm: “Đâu là các nhân tố nổi bật ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em ở nông thôn Việt Nam?” thông qua việc lần lượt tìm hiểu:
     Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em?
     Những nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ tử vong trẻ em ở nông thôn Việt Nam?
     Cần có những can thiệp chính sách gì để giảm tỷ lệ tử vong trẻ em ở nông thôn Việt Nam?

    1.5. Kết cấu của luận văn
    Bài viết bao gồm 6 chương. Tiếp theo, chương 2 tổng hợp một số nghiên cứu trước và lựa chọn khung phân tích cho các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em. Chương 3 cung cấp cái nhìn tổng quan về tình trạng chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em ở nông thôn Việt Nam. Chương 4 thảo luận đặc điểm của dữ liệu, và lựa chọn mô hình thực nghiệm cũng như mô tả các biến sử dụng trong mô hình. Chương 5 trình bày những phát hiện chính, thảo luận về kết quả của mô hình hồi quy, và dự báo tỷ lệ tử vong trẻ. Chương 6 tổng kết lại những phát hiện chính của nghiên cứu, đưa ra những gợi ý chính sách có thể can thiệp được cũng như nêu ra những hạn chế của nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...