Thạc Sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm metro tại thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    TÓM TẮT LUẬN VĂN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
    DANH MỤC HÌNH ẢNH . vii
    LỜI CẢM ƠN . viii
    Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI . 1
    1.1 Bối cảnh vấn đề chính sách 1
    1.2 Sự cần thiết của đề tài 4
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4
    1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5
    1.5 Câu hỏi nghiên cứu . 5
    1.6 Cấu trúc của đề tài 5
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6
    2.1 Giải thích các khái niệm quan trọng 6
    2.2 Tổng quan cơ sở lý thuyết 6
    2.2.1Thuyết hành vi dự định (TPB) . 6
    2.2.2 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) . 8
    2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 9
    2.3.1 Mô hình kết hợp TPB và TAM 9
    2.3.2 Mô hình kết hợp TPB, TAM và các yếu tố khác . 10
    2.4 Phân tích từng nhân tố trong mô hình đề xuất . 12
    2.4.1 Nhận thức sự hữu ích của Metro 12
    2.4.2 Sự hấp dẫn của PTCN 13
    2.4.3 Chuẩn chủ quan (SN) . 14
    2.4.4 Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) 15
    2.4.5 Nhận thức về môi trường (EA) 15
    2.4.6 Ý định sử dụng Metro 16
    2.5 Các giả thuyết mô hình nghiên cứu đề xuất . 17
    Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
    3.1 Thiết kế nghiên cứu 19
    3.2 Xây dựng thang đo và bảng hỏi điều tra 19
    3.2.1 Xây dựng thang đo . 19
    3.2.2 Bảng hỏi điều tra 20
    3.3 Phương pháp lấy mẫu và thu thập số liệu 20
    3.4 Thông tin về mẫu . 21
    Chương 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU . 22
    4.1 Phân tích thống kê mô tả . 22
    4.1.1 Thống kê mô tả và tần suất về đặc trưng của cá nhân được khảo sát 22
    4.1.2 Thống kê mô tả và tần suất về đặc trưng liên quan đến phương tiện giao thông . 23
    4.2 Phân tích tương quan 23
    4.2.1 Tương quan giữa các biến độc lập trong từng nhóm yếu tố với biến phụ thuộc 23
    4.2.2 Tương quan giữa các biến độc lập trong cùng nhóm yếu tố 23
    4.3 Phân tích độ tin cậy 24
    4.4 Phân tích nhân tố 24
    4.5 Mô hình điều chỉnh 28
    4.6 Phân tích hồi quy 28
    4.7 Kiểm định giả thuyết . 30
    4.8 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính . 30
    4.9 Mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố đến ý định sử dụng Metro 32
    Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 33
    5.1 Kết luận và đóng góp của đề tài . 33
    5.2 Kiến nghị chính sách 34
    5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 35
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 37
    PHỤ LỤC 41

    GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
    1.1 Bối cảnh vấn đề chính sách

    Ùn tắc giao thông đang trở thành vấn đề đáng báo động ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Theo Phạm Xuân Mai (2011), tổng thiệt hại các mặt như tiêu thụ nhiều nhiên liệu, gây tai nạn, gây kẹt xe do xe máy gây ra khoảng 1,07 tỷ USD/năm, chiếm 11,2% GDP của TP. HCM1. Tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài ở TP. HCM chính là kết quả của sự phát triển không đồng bộ giữa tăng trưởng kinh tế và cơ sở hạ tầng giao thông2. Một trong những yếu kém của cơ sở hạ tầng giao thông là chưa có hệ thống giao thông vận tải công cộng có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu đi lại của người dân thành phố. Vì thế, mục tiêu trọng điểm của chính quyền thành phố là xây dựng và phát triển hệ thống vận tải công cộng khối lượng lớn, hiện đại nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay.
    Dự án hệ thống tàu điện ngầm Metro (gọi tắt là Metro) đang được triển khai tại TP. HCM theo Quyết định 101/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về “Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP. HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020”. Mục tiêu của hệ thống Metro nhằm gia tăng thị phần của phương thức vận tải công cộng lên 47-50% vào năm 20203. Theo quy hoạch, mạng lưới đường sắt đô thị bao gồm 06 tuyến Metro4, 02 tuyến monorail5 và 01 tuyến xe điện mặt đất với tổng chiều dài 109km6. Cho đến thời điểm hiện nay, tuyến số 1 và tuyến số 2 của Metro đã bước vào giai đoạn thi công. Dự kiến đến năm 20167 hai tuyến này sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
    Hệ thống tàu điện ngầm Metro được xây dựng ở TP. HCM – một thành phố có hoạt động kinh tế năng động nhất và đứng đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế với tỷ trọng
    Bên cạnh đó, hệ thống phương tiện giao thông công cộng (gọi tắt là PTCC), chủ yếu là xe buýt, chưa thật sự thu hút sự tham gia của người dân với tỷ lệ sử dụng rất thấp 5%11, mặc dù số lượt hành khách qua các năm có tăng (Bảng 1.1). TP. HCM đã mở nhiều đợt vận động người dân đi xe buýt, với cam kết đổi mới diện mạo bên ngoài đến chất lượng bên trong, nhưng thực tế nhiều người dân vẫn chưa có thái độ “thân thiện” với xe buýt12.
    Trước tình trạng người dân chưa thật sự mặn mà với PTCC, Chính quyền thành phố cần có những chính sách khuyến khích người dân thành phố sử dụng phương tiện công cộng, đặc biệt là khi Metro chính thức đi vào hoạt động. Việc khuyến khích người dân sử dụng Metro, nếu có hiệu quả, một mặt sẽ đảm bảo hiệu quả tài chính của dự án, mặt khác sẽ góp phần nhằm giải quyết bài toán ùn tắc giao thông và ô nhiễm trên địa bàn thành phố.
    1.2 Sự cần thiết của đề tài
    Phương tiện giao thông công cộng được xem là yếu tố then chốt để phát triển hệ thống giao thông bền vững. PTCC giúp giảm kẹt xe, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông v.v (Morley, C., 2011, tr. 1; Heath, Y. & Gifford, R., 2002, tr. 2154). Dù rằng số tiền bỏ ra để đầu tư phương tiện giao thông công cộng ở các nước trên thế giới rất lớn13 nhưng có rất ít dự án nghiên cứu thái độ và hành vi của người dân đối với PTCC, đặc biệt ở những nước đang phát triển (Yusak O.S., & Tri Basukia, 2009, tr. 2). Ở nhiều nước, con số dự đoán về lượng hành khách bao giờ cũng cao hơn con số thực tế mà người dân sử dụng. Ở Mỹ, con số dự báo hành khách của một số hệ thống xe điện nhẹ14 cao hơn rất nhiều so với con số thực tế (Pickrell, 1992; Mackett & Edwards, 1998, trích trong Aoife A., 2001, tr. 21). Ở Đài Loan, sau hơn hai năm hoạt động kể từ tháng 9 năm 2008, hệ thống Metro ở thành phố Kiaohsiung chỉ tăng tỉ lệ người dân sử dụng PTCC từ 5% đến 9.6% trong khi tỉ lệ sử dụng xe máy vẫn giữ ở mức 50% (Oliver F.S., Yu-Hsuan H., & David E.A., 2010, tr. 1). Vì thế, để phát huy lợi ích kinh tế của dự án Metro, cần phải có một nghiên cứu cụ thể dựa trên bằng chứng thực nghiệm để tìm ra những nhân tố có tác động đến ý định sử dụng PTCC này, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp.
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Metro của người dân tại TP. HCM và mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định sử dụng. Từ đó đưa ra những giải pháp giúp khuyến khích người dân sử dụng khi Metro chính thức đi vào hoạt động.
    13 Các nhà tư vấn kế hoạch Metro ở TP. HCM ước tính chi phí đầu tư cho toàn bộ mạng lưới dài 161 km có thể tốn 9.7 tỉ đô-la, bình quân 60 triệu đô-la một km (Gomez-Ibanez, Jose A. & Nguyễn Xuân Thành, 2008, tr. 8)
    14 Nguyên tác “light rail system”
    1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm Metro ở khu vực TP. HCM. Đối tượng nghiên cứu là ý định sử dụng Metro của người dân sinh sống tại TP. HCM và có hiểu biết về Metro.
    1.5 Câu hỏi nghiên cứu
    Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã trình bày, bài viết sẽ trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu như sau:
    Câu hỏi 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Metro của người dân tại TP. HCM?
    Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định sử dụng Metro như thế nào?
    Câu hỏi 3: Giải pháp nào khuyến khích người dân tại TP. HCM sử dụng Metro khi hệ thống này hoàn thành và đi vào hoạt động?
    1.6 Cấu trúc của đề tài
    Đề tài gồm 6 chương.
    Chương 1 giới thiệu bối cảnh chính sách, sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu.
    Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết, tham khảo các nghiên cứu trước và mô hình đề xuất.
    Chương 3 khái quát phương pháp nghiên cứu.
    Chương 4 mô tả dữ liệu khảo sát, đưa ra những kết quả thu được từ phân tích dữ liệu và kiểm định giả thuyết. Chương 5 là phần kết luận, đóng góp của đề tài và những kiến nghị chính sách mang tính gợi mở cho chính quyền TP. HCM trong bối cảnh hiện tại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...