Thạc Sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua vé máy bay điện tử

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu

    Cơ sở hình thành đề tài
    Thương mại điện tử ngày nay đã trở thành một trong những xu hướngtất yếu trong kỷ nguyên Internet. Theo trung tâm UCLA về vấn đề truyền thông (2001) thì việc mua sắm trực tuyến đã được xếp vào một trong 3 hoạt động Internet phổ biến nhất, ngay sau các dịch vụ email và duyệt web. Hoạt động mua sắm hàng hóa dịch vụ trực tuyến thậm chí còn phổ biến hơn cả việc tìm kiếm thông tin giải trí và đọc tin tức – đây là hai loại hoạt động thông thường nhất mà một người sử dụng Internet quan tâm khi truy cập vào mạng Internet.
    Hành vi mua sắm trực tuyến là quá trình mua hàng hóa hoặc dịch vụ thông qua hệ thống mạng Internet. Sự phát triển của công nghệ và đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và truyền thông đã làm thay đổi mô hình kinh doanh, thương mại truyền thống và chuyển sang một hình thức kinh doanh, thương mại mới trong những thập niên gần đây, đó là một sự kết hợp giữa sự phát triển của thương mại và công nghệ truyền thông: Thương mại điện tử - Electronic commerce (EC). Thương mại điện tử dần dần đang trở thành một hình thức kinh doanh rất quan trọng nhất là trong kỷ nguyên toàn cầu hóa thương mại. Các giao dịch thương mại điện tử với phương tiện giao dịch mua bán sản phNm và dịch vụ trên mạng là thông qua hệ thống mạng Internet hoặc bất kỳ hệ thống giao tiếp truyền thông khác nhằm đưa hình ảnh sản phNm, dịch vụ đến khách hàng. Quá trình giao dịch thương mại điện tử đối với hàng hóa, dịch vụ thường có các bước như tiếp thị trên mạng, đặt hàng trực tuyến, thanh toán điện tử và phân phối (Jelassi, 2005)
    Các giao dịch liên quan đến thương mại điện tử ngày nay đã trở thành phổ biến và linh hoạt. Thương mại bán lẻ trực tuyến sẽ tăng nhanh, ở châu Âu ngưỡng mang tính chất tượng trưng là 1% tổng doanh thu: tăng trưởng tri thức (Growth for Knowledge) đóng góp 2,8% vào doanh số bán ở châu Âu trong năm 2002, đạt mức tăng trưởng 23%/năm. Ở Pháp, kinh doanh điện tử cũng phát triển mạnh. Doanh thu của năm 2003 đạt 2,39 tỷ euro (tăng 65% so với năm 2001), năm 2003 đạt 3,5 tỷ euro theo đánh giá của hãng Benchmark Group. Quý 1 năm 2004, 31,4% số người sử dụng Internet (6,3 triệu người) cho biết đã sử dụng phương thức mua hàng trực tuyến, tăng so với năm trước đó là 27,9%. Tổ chức nghiên cứu và điều tra của Pháp Le Baromètre du e- commerce cho rằng con số này sẽ tiếp tục tăng: tháng 6 năm 2003, 36% số người sử dụng Internet của Pháp đã tiếp tục mua trực tuyến trong 6 tháng cuối, so với thời kỳ trước đó chỉ là 30%. Do tỷ lệ người sử dụng Internet tăng: từ 37% đến 44% số dân Pháp, tỷ lệ người mua trực tuyến trong dân số Pháp đã tăng từ 11,1% lên 15,8%. Còn doanh thu trực tuyến của Mỹ, theo hãng Forrester Research và Shop.org (Hiệp hội các nhà bán hàng trực tuyến của Mỹ) đạt 48% năm 2002, bằng 76 tỷ USD, chiếm 3,6% thương mại bán lẻ của Mỹ. Năm 2003, doanh thu trực tuyến tăng mạnh đạt 100 tỷ USD, chiếm 4,5 tổng số thương mại bán lẻ. Văn phòng Điều tra của Mỹ Le Census Bureau americain và hãng eMarketer đều đưa ra xu thế tăng: 27% tăng trưởng và 45,6 tỷ USD doanh thu trong năm 2002, chiếm 1,4% thương mại bán lẻ là 326 tỷ USD chỉ tăng trưởng 3,1%/năm. Quý 4 năm 2002, doanh thu trực tuyến đạt 14,3 tỷ USD, bằng 1,6% doanh thu bán lẻ
    Cuối những năm 1990, TMĐT vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở nước ta. Nhưng dưới sức lan tỏa rộng khắp của TMĐT, các công ty Việt Nam cũng đang từng bước làm quen với phương thức kinh doanh hiện đại này. Với tốc độ tăng trưởng tỷ lệ người sử dụng Internet là 123,4%/năm (cao nhất trong khu vực ASEAN), đạt 1,9 triệu thuê bao Internet và gần 5,9 triệu người sử dụng trong năm 2004, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển TMĐT. Theo dự báo về mức tăng trưởng thị trường công nghệ thông tin Việt Nam của IDG, trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008, mức chi tiêu cho công nghệ thông tin của Việt Nam nằm trong tốp 10 nước đứng đầu thế giới và sẽ vượt qua Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng đạt 16%. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia rất nhanh nhạy với mô hình kinh doanh trực tuyến
    Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng hoạt động TMĐT tại Việt Nam vẫn còn có những điểm yếu nhất định. Hầu hết các website B2B chưa có định hướng hoạt động rõ ràng, mà chúng ta chủ yếu mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thiết lập và thử nghiệm, giá trị giao dịch thực tế còn rất thấp. Loại hình giao dịch B2B chưa thật sự hình thành ở Việt Nam. Các công ty nói chung khá nhanh nhạy trong việc áp dụng TMĐT, nhưng còn không ít công ty đến với hình thức này theo kiểu “phong trào”, chưa kể số lượng các website cung cấp dịch vụ TMĐT quy mô lớn chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
    Với thương mại điện tử, người mua được hưởng lợi từ việc tiếp cận thị trường toàn cầu và có nhiều sự chọn lựa hơn thông qua các catalog của sản phNm mà họ muốn mua từ số lượng khổng lồ người bán trên mạng. Kalakota và Whinstone cho rằng thương mại điện tử có hai hình thức cơ bản: Business-to-business (B2B) và business-to-consumer (B2C). B2B là hình thức kinh doanh giữa các nhà cung cấp, giữa nhà sản xuất sản phNm và các đại lý. B2C là các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng.
    Ở đây không nói đến lĩnh vực giao dịch thương mại điện tử theo hình thức B2B. Ngoại trừ các giao dịch về phần mềm, phần cứng, các dịch vụ du lịch và một số loại hình khác thì mua sắm qua mạng Internet vẫn chưa phải là hình thức mua sắm phổ biến và quen thuộc đối với mọi người cho dù đó là những người thường xuyên sử dụng Internet và giành nhiều thời gian trên mạng. Hơn thế nữa, rất nhiều công ty đã ứng dụng và triển khai loại hình kinh doanh trực tuyến và đã gặt hái được một số kết quả nhất định nhưng vẫn đang gặp khó khăn trong việc thỏa mãn về lợi nhuận của công ty cũng như thỏa mãn khách hàng của họ. Ví dụ như amazone.com đã rất thành công trong việc quảng bá hình ảnh, thu hút được rất nhiều khách hàng nhưng vẫn không thể chuyển lợi thế cạnh tranh thành lợi nhuận thật sự
    Việc bán hàng trực tuyến rất khác so với bán hàng thông qua thị trường truyền thống, nó đòi hỏi một sự am hiểu thấu đáo về hành vi người tiêu dùng
    và nhận thức được sự thách thức làm thế nào để thay đổi cách thức giao dịch truyền thống được thể hiện qua các lý thuyết và mô hình mang tính tập quán. Điển hình là sự thất bại của IBM trong việc tài trợ xây dựng các trung tâm mua sắm trực tuyến bởi vì không nhận thức đúng về bản chất của hành vi người tiêu dùng trực tuyến
    Sự am hiểu thấu đáo hành vi khách hàng mua sắm trực tuyến là không thể có được nếu không có một sự đánh giá đúng về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của họ. Mặc dù đã có rất nhiều sách và tạp chí nói về tiếp thị Internet và hành vi người tiêu dùng mua sắm trực tuyến, nhưng vẫn còn rất ít những báo cáo về sự khác biệt cơ bản về hành vi người tiêu dùng trực tuyến và hành vi người tiêu dùng truyền thống, cũng như chưa có những nghiên cứu cụ thể hơn về những yếu tố liên quan ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng trực tuyến (Heijden và đồng sự, 2001)
    Đề tài nghiên cứu nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua vé máy bay điện tử ở thị trường Việt Nam và qua đó có thể giải thích cho hành vi của khách hàng khi lựa chọn hình thức mua vé máy bay điện
    tử và thực trạng hiện nay ở Việt Nam.

    Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua vé máy bay điện tử

    Kết cấu bố cục đề tài
    Đề tài được chia thành 5 phần
    Phần 1: Giới thiệu chung về bối cảnh đề tài, vấn đề nghiên cứu, câu hỏi, phạm vi và ý nghĩa nghiên cứu
    Phần 2: Trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
    Phần 3: Thiết kế nghiên cứu
    Phần 4: Phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu
    Phần 5: Tóm tắt, thảo luận kết quả nghiên cứu và gợi ý định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...