Chuyên Đề Các yếu tố ảnh hưởng đến phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các yếu tố ảnh hưởng đến phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước
    * Nhóm các yếu tố thuộc chế độ chính trị
    Các chế độ dân chủ tạo điều kiện thuận lợi cho phòng, chống tham nhũng hơn các chế độ độc tài. Bởi vì trong chế độ dân chủ, thông tin được cung cấp tốt hơn, cơ quan nhà nước hoạt động theo hướng công khai, minh bạch dựa trên luật pháp nhiều hơn. Còn trong chế độ độc tài, luật pháp ít được tuân thủ một cách khách quan. Bản thân nhà độc tài thường bưng bít thông tin để giữ quyền lực cho cá nhân mình. Hơn nữa các nhóm lợi ích có nhiều cơ hội trong chế độ độc tài lung lạc ý chí của các công chức nhà nước nhằm bẻ cong hành động của Nhà nước có lợi cho họ.
    Trong các chế độ quyền lực thuộc về nhân dân và dân chủ thì các biện pháp chống tham nhũng dễ dàng được dân chúng ủng hộ. Trong các chế độ mà quyền lực được chia sẻ giữa các nhóm người khác nhau thì cơ quan nhà nước bị họ lũng đoạn để phục vụ cho lợi ích của họ nên các phương tiện và cơ hội chống tham nhũng cũng ít hơn.
    Ngoài ra, trong chế độ nhà nước pháp quyền, hoạt động phòng, chống tham nhũng có cơ sở pháp lý, ủng hộ cả về phương diện mang tính rõ ràng, công khai của quyền lực và sử dụng quyền lực nhà nước lẫn cơ sở pháp luật bảo vệ hành vi chống tham nhũng.
    * Nhóm các yếu tố thuộc về tổ chức bộ máy nhà nước
    Bộ máy tổ chức nhà nước được tổ chức hợp lý tạo nền tảng vững chắc cho phân công, hợp tác lao động hợp lý giữa các công chức nên giảm thiểu nguy cơ lạm dụng để tham nhũng.
    Ngược lại, bộ máy quản lý nhà nước được quản lý không tốt dẫn đến tình trạng chồng chéo, thiếu đồng bộ, thiếu cơ sở pháp lý để phân công công việc hiệu quả, thiếu căn cứ để đánh giá cán bộ sẽ dẫn đến tình trạng ách tắc, trì trệ vừa là nguyên nhân gây ra tham nhũng vừa làm cho công việc chống tham nhũng khó khăn do thiếu bằng chứng thuyết phục.
    Sự phân cấp quản lý nhà nước nếu không dựa trên nền tảng thông tin và hiệu quả thực thi công vụ cũng sẽ gây khó khăn cho công tác phòng, chống tham nhũng trên giác độ khó quy trách nhiệm.
    * Nhóm các yếu tố thuộc về dân chúng
    Trình độ dân trí cao và có ý thức tuân thủ pháp luật là hậu thuẫn vững chắc cho công tác phòng chống tham nhũng. Ở các nước phát triển dân cư có khả năng và ý thức tham gia quản lý xã hội nên họ thường xuyên quan tâm đến các thông tin về hoạt động của Chính phủ. Nếu có thông tin về công chức tham nhũng họ cũng có cơ chế và ý thức đấu tranh đòi xử lý thích đáng các công chức phạm lỗi. Vì công chức có cảm giác làm việc trong môi trường trong suốt, mỗi hành vi của họ đều bị xã hội giám sát nên họ phải kiềm chế hành vi tham nhũng của mình. Khi công chức tự nguyện không tham nhũng thì nạn tham nhũng ít có cơ hội phát triển.
    Ngược lại, ở các nước dân cư có trình độ dân trí thấp, không tự tổ chức thành các tổ chức xã hội có khả năng tham gia quản lý, nhất là ở những nước dân cư bàng quan với tình hình chính trị, chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn của bản thân họ thì công chức hầu như không bị xã hội giám sát, chỉ chịu sự kiểm soát nội bộ. Trong bối cảnh đó công tác phòng, chống tham nhũng sẽ rất khó khăn do người chống tham nhũng không được hậu thuẫn của xã hội, thiếu phương tiện làm việc, còn công chức lại có điều kiện thuận lợi để che giấu hành vi.
    * Nhóm các yếu tố thuộc về điều kiện kinh tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...