Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Tiểu cần tỉnh Trà vi

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU
    1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    1.3 PHẠM VI NGHÊN CỨU
    1.3.1 Không gian nghiên cứu
    1.3.2 Thời gian nghiên cứu
    1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
    1.4 GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    1.4.1 Giả thuyết cần kiềm định
    1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu
    1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
    CHƯƠNG 2
    PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    2.1.1 Khái niệm nông hộ
    2.1.2 Tín dụng nông thôn
    2.1.3 Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ
    2.1.4 Mô hình nghiên cứu
    2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
    2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
    2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
    CHƯƠNG 3
    GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN TIỂU CẦN
    VÀ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC NÔNG HỘ
    Ở HUYỆN TIỂU CẦN TỈNH TRÀ VINH
    3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH TRÀ VINH
    3.1.1 Vị trí địa lý
    3.1.2 Đơn vị hành chính
    3.1.3 Dân số
    3.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
    3.1.5 Thành tựu phát triển Kinh Tế - Xã Hội năm 2011
    3.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TIỂU CẦN
    3.2.1 Vị trí địa lý
    3.2.2 Đơn vị hành chánh
    3.2.3 Đặc điểm địa hình
    3.2.4 Khí hậu
    3.2.5 Tài nguyên đất
    3.2.6 Tài nguyên nước
    3.2.7 Thành tựu phát triển Kinh Tế - Xã Hội năm 2011
    3.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở HUYỆN TIỂU CẦN TỈNH TRÀ VINH
    CHƯƠNG 4
    PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY TỪ NGUỒN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN TIỂU CẦN TỈNH TRÀ VINH
    4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT
    4.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NÔNG HỘ TRONG MẪU KHẢO SÁT
    4.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUI
    CHƯƠNG 5
    GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LƯỢNG VỐN VAY TỪ NGUỒN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN TIỂU CẦN TỈNH
    TRÀ VINH
    5.1 VỀ PHÍA NÔNG HỘ
    5.2 VỀ PHÍA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
    CHƯƠNG 6
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    1.KẾT QUẢ HỒI QUI MÔ HÌNH TOBIT XỬ LÝ BẰNG EVIEWS
    2. KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN
    CHƯƠNG 1

    GIỚI THIỆU

    1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Việt Nam và hầu hết các quốc gia đang phát triển khác đều rơi vào tình trạng nghèo đói, kém phát triển. Về khía cạnh kinh tế, xuất phát từ mức thu nhập bình quân đầu người thấp dẫn đến mức tích lũy thấp, Đầu Tư cùng với năng suất sản xuất thấp, từ đó thu nhập lại trở về thấp. Để thoát khỏi tình trạng trên, trong chiến lược phát triển Kinh Tế của nước ta và hầu hết các nước đang phát triển, thường ưu tiên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng, vận tải, thông tin, Thương Mại – dịch vụ là những mục tiêu tác động để đẩy nhanh mức tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt, đối với những nước có ưu thế về Tự Nhiên gắn với sản xuất nông nghiệp như nước ta thì nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này.
    Có một vấn đề hết sức quan trọng là ở nước ta hơn 2/3 dân số tập trung, sinh sống ở khu vực nông thôn và thu nhập chính của những hộ dân này chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản, Tuy nhiên, không phải hộ dân nào khi sản xuất cũng có điều kiện nhất là các hộ nghèo, các hộ đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Bởi lẽ, muốn sản xuất thì họ phải cần có vốn, đối với những hộ dân này, họ có một đặc điểm chung là số tiền kiếm được khi chi tiêu cho cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày đã là khó khăn thậm chí là không đủ. Do vậy, họ không có vốn để sản xuất. Trong nông nghiệp vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu do người sản xuất luôn rất cần vốn để mua máy móc, vật tư nông nghiệp, giống, thuê lao động, . nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng tránh rủi ro, qua đó làm tăng thu nhập. Mặc dù hệ thống Ngân Hàng đã về các vùng quê, nhưng không phải người dân nào cũng hiểu về tín dụng Ngân Hàng, nhiều người khó tiếp cận với các khoản vay từ Ngân Hàng, nhất là nông dân. Thực tế cho thấy các kênh đưa vốn từ các tổ chức tín dụng đến người dân ở nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Ở nước ta, khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động, nhưng đến nay mới chỉ đạt dưới 25% tổng dư nợ cho vay nền Kinh Tế của hệ thống tổ chức tín dụng.
    Theo các nhà nghiên cứu tỷ lệ hộ nông dân được vay vốn chỉ đạt khoảng 70% và gặp nhiều vướn mắt trong quy định về tài sản thế chấp và thu hồi nợ. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại được tổ chức tín dụng xem xét cho vay với những cơ chế vay vốn cởi mở, thông thoáng hơn, theo đó các hộ nông dân trong cả nước có thể vay Ngân Hàng đến 50 triệu đồng mà không cần tài sản thế chấp. Cho dù đã có bước tiến khá xa trong việc đưa vốn về nông thôn, thế nhưng nguồn vốn này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực, dẫn đến thực tế nông dân vì muốn có vốn sản xuất phải chạy đi vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau như vay từ bạn bè, người thân, vay nặng lãi, gọi chung là thị trường tín dụng phi chính thức.
    Tiểu Cần là một huyện của tỉnh nghèo Trà Vinh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long mang nhiều đặc điểm Tự Nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời với nền Kinh Tế chưa phát triển cao nên nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất chính của người dân nơi đây. Do vậy, làm thế nào để tiếp cận được nguồn vốn cho sản xuất và lượng vốn được vay của các nông hộ ở đây là vấn đề cấp bách đặt ra. Thực tế cho thấy các tổ chức tín dụng không cho vay tất cả mọi người mà phải sàng lọc kỹ lưỡng người vay trên cơ sở tài sản thế chấp, thu nhập, uy tín tín dụng, mục đích sử dụng vốn, quan hệ xã hội, . nên vấn đề tiếp cận vốn vay của các nông hộ đã khó, thì lượng tiền được vay lại càng khó khăn hơn nhiều. Hệ quả của việc sàng lọc là nhiều nông hộ - nhất là các hộ nghèo - không thể đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu với hy vọng tìm ra nguyên nhân chính ảnh hưởng đến lượng tiền vay từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng lượng vốn vay cho các nông hộ trên địa bàn để phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...