Tiểu Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết 9đ

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Bài tập nhóm môn: Tài chính doanh nghiệp 2


    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong tài chính doanh nghiệp có ba quyết định cơ bản: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chi trả cổ tức. Vì vậy, cả ba quyết định trên đều phải nhất quán với mục tiêu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
    Chẳng hạn, các nhà đầu tư của một doanh nghiệp ấn định mức lợi nhuận tương lai và có tiềm năng cổ tức tương lai; cấu trúc vốn ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn ấn định một phần đến số cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được; và chính sách cổ tức ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn của một doanh nghiệp (qua lợi nhuận giữ lại). Do đó, chính sách cổ tức là một phần quan trọng trong chính sách tài chính của doanh nghiệp vì nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.
    Thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều vấn đề bất cập còn tồn tại.

    NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH :
    A. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
    Chương I : Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết.
    Chương II: Các chính sách cổ tức.
    B. CÁC HÌNH THỨC TRẢ CỔ TỨC
    Chương I: Trả cổ tức bằng tiền.
    Chương II: Trả cổ tức bằng cổ phiếu.
    Chương III: Trả cổ tức bằng tài sản.
    C. NHỮNG BẤT CẬP VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT HIỆN NAY.
    D. KẾT LUẬN


    A. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
    CHƯƠNG I: CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT.
    1. Các hạn chế pháp lý :
    - Hạn chế suy yếu vốn: tức là doanh nghiệp không thể dùng vốn (gồm mệnh giá cổ phần thường và thặng dư vốn) để chi trả cổ tức bởi vì sẽ làm giảm nguồn vốn của doanh nghiệp.
    - Hạn chế lợi nhuận ròng: Hạn chế này đòi hỏi một công ty phải có phát
    sinh lợi nhuận trước khi được phép chi trả cổ tức tiền mặt. Điều này nhằm ngăn cản các chủ sở hữu rút lại vốn đầu tư ban đầu và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ của doanh nghiệp.
    - Hạn chế mất khả năng thanh toán: nghĩa là nợ đang nhiều hơn tài sản. Và việc tiếp tục chi trả cổ tức sẽ dẫn tới cản trở các trái quyền ưu tiên của các chủ nợ đối với tài sản của công ty.
    2. Các điều khoản hạn chế:
    Các điều khoản hạn chế nằm trong các giao dịch trái phiếu, điều khoản vay, thỏa thuận vay ngắn hạn, hợp đồng thuê tài sản và các thỏa thuận cổ phần ưu đãi. Chúng cơ bản là để giới hạn tổng mức cổ tức một công ty có thể chi trả thông qua quy định:
    ư Không thể chi trả cổ tức cho đến khi lợi nhuận đạt đến một mức nhất định nào đó.
    ư Một phần dòng tiền phải được dành để trả nợ.
    ư Vốn luân chuyển (tài sản lưu động trừ nợ ngắn hạn) hay tỷ lệ nợ hiện hành không cao hơn một mức định sẵn nào đó
    3. Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn:
    - Doanh nghiệp lớn, có uy tín, dễ dàng tiếp cận với thị trường tín dụng và các nguồn vốn bên ngoài thì càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức bởi khả năng thanh khoản linh hoạt và tận dụng các cơ hội đầu tư, dễ dàng trong việc đưa ra các quyết định chính sách cổ tức.
    - Ngược lại, đối với các doanh nghiệp nhỏ, chỉ có vốn cổ phần, khó tiếp cận vốn bên ngoài thì khi có cơ hội đầu tư mới thuận lợi, thường việc chi trả cổ tức không nhất quán với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
    - Những Doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng sẽ cần nhiều vốn vì vậy nếu khi doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm một lượng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy để đầu tư cho dự án trong tương lai thì DN phải tìm nguồn tài trợ bổ sung cho sự thiếu hụt do chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Vì vậy để hạn chế được việc thiếu hụt nguồn vốn và tận dụng cơ hội tăng trưởng tốt trong tương lai DN sẽ chọn hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.
    4. Các ảnh hưởng của thuế:
    - Khi quyết định chi trả cổ tức, doanh nghiệp sẽ cân nhắc đến sự chênh lệch giữa thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn và thu nhập cổ tức.
    - Ngoài ra, thu nhập cổ tức bị đánh thuế ngay (trong năm hiện hành), còn thu nhập lãi vốn có thể hoãn đến các năm sau.
    5. Khả năng thanh khoản:
    - Chi trả cổ tức là dòng tiền ra. Vì vậy, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp phụ thuộc vào các tài sản có tính thanh khoản cao, nhất là tiền mặt.
    - Khi khả năng thanh khoản của DN càng cao thì DN dễ dàng trong việc chi trả cổ tức. Ngay cả khi DN đạt được lơi nhuận cao nhưng nếu khả năng thanh khoản thấp, không đủ tiền mặt để chi trả cổ tức thì DN phải cân nhắc lại việc chia cổ tức bằng tiền mặt.
    6. Tính ổn định của lợi nhuận:
    - Một doanh nghiệp có lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả cổ tức cao hơn doanh nghiệp có thu nhập không ổn định. Hầu hết các doanh nghiệp lớn, có cổ phần được nắm giữ rộng rãi, thường do dự đối với việc hạ thấp chi trả cổ tức, ngay cả những lúc gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính.
    7. Các cơ hội tăng trưởng vốn:
    - Một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng có nhu cầu vốn lớn để tài trợ cho các cơ hội đầu tư hấp dẫn của mình. Vì thế, thay vì chi trả cổ tức nhiều và sau đó cố gắng bán cổ phần mới để huy động đủ số vốn mới cần thiết, doanh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...