Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu điện thoại di động

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Bài báo nhằm nhận dạng các yếu tố có ảnh hưởng đến lòng trung thành của
    khách hàng đối với thương hiệu điện thoại di động (ĐTDĐ). Các tác giả đã khảo sát 434
    khách hàng có sử dụng ĐTDĐ tại TP. HCM. Kết quả khảo sát cho thấy có 5 trong 9 yếu tố
    được xem xét có ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng là uy tín thương hiệu, tính
    năng sản phẩm, giá cả cảm nhận, thái độ đối với khuyến mãi, và nhận biết thương hiệu. Bài
    báo cũng đưa ra một số nhận định cho các nhà quản lý.
    Từ khóa: Thương hiệu, lòng trung thành thương hiệu, điện thoại di động.
    1.ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1.Tổng quan về thị trường điện thoại di động tại Việt Nam
    Với chính sách mở cửa và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam phát triển với mức tăng trưởng
    khá cao, trung bình 7,3%/năm. Qua đó, mức sống của người dân được cải thiện, nhu cầu (cả về
    số lượng và chất lượng) cho cuộc sống và cho công việc làm ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu
    cầu này, việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú, đặc biệt
    trong lĩnh vực thông tin di động. Trong giai đoạn đầu, chi phí sử dụng các sản phẩm và dịch vụ
    thông tin di động khá cao đối với người tiêu dùng Việt Nam nên số người sử dụng ít. Tuy
    nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, với việc có nhiều đối thủ cạnh tranh
    tham gia thị trường nên giá cả của các sản phẩm, dịch vụ này đã giảm đáng kể.
    Trước đây, các nhà cung cấp điện thoại di động (ĐTDĐ) tại Việt Nam chủ yếu từ 5
    thương hiệu là Nokia, Samsung, Motorola, Sony Ericsson và Siemens (chiếm khoảng 90% thị
    phần). Hiện nay, đã có trên 20 thương hiệu ĐTDĐ khác nhau tham gia (theo GFK Việt Nam).
    Bảng 1. Thống kê thị phần theo thương hiệu ĐTDĐ năm 2004 – 2006
    THƯƠNG HIỆU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
    Nokia 51% 50% 50%
    Samsung 35% 30% 19%
    Motorolar 1,8% 10,8% 20%
    Các thương hiệu khác 12,2% 9,2% 11%
    (Nguồn: Tổng hợp từ GFK Việt Nam)
    Theo trình bày ở bảng trên, 3 thương hiệu dẫn đầu thị phần Việt Nam là: Nokia, Samsung
    và Motorola. Riêng Motorola, từ mức thị phần khá nhỏ 1,8% trong năm 2004, Motorolar đã
    vươn lên vị trí thứ hai, chỉ sau Nokia với mức 20% thị phần trong năm 2006. Nhìn chung,
    trước sức ép cạnh tranh giữa các thương hiệu (khoảng 20 thương hiệu), thị trường ĐTDĐ Việt
    Nam khá phong phú với các sản phẩm khác nhau về kiểu dáng, tính năng & công nghệ, chủng
    loại. Đồng thời, cũng có nhiều mức giá khác nhau phù hợp cho mọi đối tượng người tiêu dùng.
    Theo thống kê, số thuê bao đến năm 2006 chỉ chiếm khoảng 20% tổng dân số của Việt
    Nam. Do vậy, đây là 1 thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng là nơi diễn ra cạnh tranh khốc liệt
    TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 08 - 2007
    Trang 43
    nhất. Nhận định thị trường ĐTDĐ Việt Nam đầy tiềm năng căn cứ vào: (1) lượng khách hàng
    mới (chưa có ĐTDĐ); (2) sự gia tăng nhu cầu thay mới ĐTDĐ của những khách hàng cũ; (3)
    xu hướng một người sử dụng hai, ba cái ĐTDĐ. Đây là kết quả của sự phát triển nhanh về sản
    phẩm, sản phẩm ngày càng có nhiều tính năng hiện đại hơn, kiểu dáng đẹp hơn, tiện dụng
    hơn, và giá ngày càng rẻ hơn.
    1.2.Lòng trung thành thương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...