Thạc Sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    DANH MỤC CÁC HỘP
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài . 2
    3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài: . 3
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 3
    6. Khung lý thuyết của đề tài . 4
    7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
    1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 6
    1.1.1.Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài . 6
    1.1.2. Các công trình trong nước . 8
    1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN . 12
    1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 12
    1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT . 16
    1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 20
    1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 22
    1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
    Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 25
    2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25
    2.1.1. Tổng thể và mẫu 25
    2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin 27
    2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu . 28
    2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU . 28
    2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận 28
    2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn . 28
    2.2.3. Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn chỉnh luận văn 29
    2.3. THANG ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO . 29
    11
    2.3.1. Thang đo 29
    2.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 34
    2.3.3. Đánh giá độ hiệu lực của thang đo 37
    2.3.4. Đánh giá tính chuẩn của điểm tổng các yếu tố tác động đến KQHT 37
    2.3.5. Phân tích yếu tố khám phá EFA . 38
    2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 44
    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 45
    3.1. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
    TỈNH CAO BẰNG 45
    3.1.1. Lịch sử hình thành . 45
    3.1.2. Thực trạng kết quả học tập trong 4 năm gần đây (2008, 2009, 2010, 2011) . 4 6
    3.2. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ 47
    3.2.1. Thống kê mô tả đặc điểm nhân khẩu theo KQHT . 47
    3.2.2. Thống kê mô tả mức độ đồng ý về các yếu tố tác động 57
    3.3. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA) 58
    3.3.1. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá
    các yếu tố phân theo giới tính 60
    3.3.2. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá
    các yếu tố phân theo dân tộc . 61
    3.3.3. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá
    các yếu tố phân theo học lực . 63
    3.3.4. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá
    các yếu tố theo nghề nghiệp của bố . 65
    3.3.5. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá
    các yếu tố theo trình độ học vấn của bố 62
    3.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH . 68
    3.3.1. Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình . 68
    3.3.2. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy . 69
    3.3.3. Mô hình hồi quy tuyến tính bội . 72
    3.3.3.1. Các yếu tố tác động đến KQHT (Mô hình tổng) 72
    3.3.3.2. Tác động của các yếu tố thuộc gia đình (Mô hình 1) . 74
    3.3.3.3. Tác động của các yếu tố thuộc về nhà trường (Mô hình 2) 77
    3.3.3.4. Tác động của các yếu tố thuộc về bản thân HS (Mô hình 3) . 81
    3.5.GIẢI PHÁP NÂNG CAO KQHT CHO HS TRƯỜNG PTDTNT TỈNH
    CAOBẰNG . 83
    3.5.1. Đối với nhà trường 83
    12
    3.5.2. Đối với giáo viên . 83
    3.5.3. Đối với gia đình . 85
    3.5.4. Đối với học sinh 85
    3.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86
    KẾT LUẬN 87
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 89
    PHỤ LỤC . 93

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Trong 54 dân tộc thì 53 dân tộc thiểu số
    (DTTS) chỉ chiếm khoảng 10% dân số cả nước. Các dân tộc này sống ở những vùng
    có đời sống kinh tế, văn hóa, giáo dục thấp kém. Vì vậy, việc thực hiện bình đẳng các
    cơ hội giáo dục, nâng cao nguồn nhân lực cho vùng này có ý nghĩa quan trọng.
    Ra đời từ khoảng những năm 50 của thế kỷ XX, trường Phổ thông Dân tộc
    Nội trú (PTDTNT) là loại hình nhà trường gắn liền với thực tiễn giáo dục của các
    tỉnh miền núi Việt Nam. Đó là loại hình nhà trường “chuyên biệt” có tính chất “ phổ
    thông, dân tộc và nội trú”. Ngay từ khi ra đời, mô hình nhà trường này đã khẳng
    định được vai trò và tính ưu việt của nó trong việc thực hiện bình đẳng các cơ hội
    giáo dục, nâng cao dân trí và cung cấp nguồn nhân lực lao động trực tiếp cho các
    địa phương. Cho đến nay, ở nước ta, hệ thống các trường PTDTNT phát triển từ cấp
    xã, huyện, tỉnh, cấp khu vực với nhiều cấp học như tiểu học, trung học cơ sở
    (THCS), trung học phổ thông (THPT), dự bị đại học cung cấp một nguồn lực lao
    động có trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh miền núi
    của nước ta. Vì vậy, việc phát triển hệ thống loại hình nhà trường này, đặc biệt là
    việc đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả giáo dục của các trường PTDTNT là
    vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa khoa học.
    Ngay từ khi ra đời, Bộ Giáo dục - Đào tạo (Bộ GD - ĐT) đã có nhiều quyết
    định chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức nhằm phát huy hiệu quả của loại hình nhà trường
    này. Ngày 29/6/1985 Bộ trưởng Bộ GD - ĐT có Quyết định 661/QĐ thống nhất tên
    gọi của loại hình trường này là Phổ thông dân tộc nội trú; ngày 14/8/1997 Quyết
    định số 2590/GD - ĐT của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT qui định về tổ chức và hoạt động
    của loại hình nhà trường này. Trong cuốn “Nâng cao chất lượng đạo tạo các trường phổ
    thông dân tộc nội trú” của NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2001, Bộ GD - ĐT) đã
    xác định rõ phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
    cho các trường PTDTNT đến năm 2010.
    14
    Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã dành tâm huyết đưa ra nhiều công trình nhằm
    góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo tại các trường PTDTNT. Các nghiên
    cứu tập trung vào vai trò, mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ, các giải pháp nâng cao chất
    lượng giáo dục của các trường PTDTNT. Những kết quả đó góp phần không nhỏ
    trong việc nâng cao chất lượng dạy - học, nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu đào
    tạo cán bộ tương lai cho các tỉnh miền núi.
    Không chỉ ở Việt Nam, giáo dục cho trẻ em DTTS ở các nước trên thế giới
    cũng được chú trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Qua khảo sát, có
    khoảng 101 triệu trẻ em không được đến trường trong đó có 60% là trẻ em DTTS
    [5]. Vì vậy, việc xóa bỏ khoảng cách trong giáo dục để trẻ em DTTS đượ c đến
    trường và hòa nhập cuộc sống như trẻ em thành thị; phát triển nguồn nhân lực có
    trình độ cao ở vùng DTTS là mối quan tâm của Chính phủ các nước.
    Trường PTDTNT Tỉnh Cao Bằng là trường có truyền thống lâu năm. Ngoài
    những đặc trưng chung của loại hình nhà trường PTDTNT, trường PTDTNT Tỉnh
    Cao Bằng có những đặc thù riêng về văn hóa mẹ đẻ của học sinh, môi trường và
    điều kiện học tập. Mặc dù kết quả học tập của học sinh trường DTNT Tỉnh Cao
    Bằng đã có những kết quả tiến bộ nhưng vẫn là thấp so với mục tiêu chung của nền
    giáo dục quốc dân. Vì vậy, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập
    để từ đó có những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập của các
    em là điều cần thiết.
    Từ những lý do trên người nghiên cứu chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng
    đến đến kết quả học tập của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Tỉnh
    Cao Bằng”.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Mục đích nghiên cứu của đề tài này là:
    + Khảo sát và phân tích định lượng để tìm hiểu các yếu tố tác động đến kết
    quả học tập của học sinh DTTS khi học tập tại trường PTDTNT Tỉnh Cao Bằng.
    + Dự đoán và giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến KQHT
    của học sinh tại trường PTDTNT Tỉnh Cao Bằng.
    15
    3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
    Đề tài giới hạn ở việc tìm hiểu và đánh giá các yếu tố tác động đến kết quả
    học tập của học sinh trường PTDTNT Tỉnh Cao Bằng.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp chọn mẫu
    - Chọn mẫu khảo sát bằng bảng hỏi: Chọn mẫu xác xuất ngẫu nhiên.
    - Chọn mẫu phỏng vấn sâu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
    4.2. Phương pháp thu thập thông tin
    - Thu thập thông tin bằng phương pháp định tính:
     Hồi cứu tài liệu;
     Phỏng vấn sâu bán cấu trúc;
     Quan sát.
    - Thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng:
    + Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
    + Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, mô hình Rasch.
    4.3. Phương pháp xử lý số liệu
    - Sử dụng phần mền SPSS, Quest để xử lý số liệu.
    5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
    5.1. Câu hỏi nghiên cứu
    Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
    - Các yếu tố nào thuộc về gia đình, nhà trường và bản thân học sinh tác động
    đến KQHT của học sinh trường PTDTNT Tỉnh Cao Bằng?
    - Có sự khác biệt trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng theo đặc trưng nhân
    khẩu của HS (giới tính, dân tộc, nghề nghiệp của bố, nghề nghiệp của mẹ, trình độ
    học vấn của bố, trình độ học vấn của mẹ .)?
    - Dự đoán như thế nào mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và KQHT của
    HS?
    16
    5.2. Giả thiết nghiên cứu
    - Giả thiết có 3 nhóm yếu tố chính có ảnh hưởng đến kết quả học tập của
    học sinh trường PTDTNT Tỉnh Cao Bằng:
    + Nhóm yếu tố liên quan đến cá nhân học sinh
    + Nhóm yếu tố liên quan đến gia đình
    + Nhóm yếu tố liên quan đến nhà trường.
    - Yếu tố Phương pháp giảng dạy của giáo viên, Bạn học cùng trường (thuộc
    nhóm yếu tố về nhà trường), Sự kích thích của gia đình (thuộc ngóm yếu tố về gia
    đình), Tính kiên trì trong học tập (thuộc nhóm yếu tố liên quan đến bản than HS) có
    tác động mạnh đến KQHT của HS trường DTNT Tỉnh Cao Bằng.
    6. Khung lý thuyết của đề tài
    Trên thế giới có nhiều mô hình nghiên cứu về các yếu tố chính tác động đến
    kết quả học tập của SV.
    Mô hình ứng dụng của Bratti và Staffolani xác định mối quan hệ giữa đặc
    điểm sinh viên: thời gian tự học (Si), thời gian học ở lớp (ai,) năng lực bản thân (ei) với kết quả học tập (Gi)Gi = G(Si,ai)ei
    Mô hình của Checchi et al xác định mối quan hệ giữa đầu tư cho giáo dục
    của cha mẹ: thu nhập gia đình (Yf), số tiền đầu tư cho giáo dục của người con (S), trí thông minh của người con (A), mức độ cố gắng (E)) và KQHT của con cái. P = P (A,E,S,Yf)
    Mô hình ứng dụng của Dickie thể hiện sự tác động của đặc trưng gia đình
    (F), nguồn lực của nhà trường (S), đặc điểm người học (K) và năng lực cá nhân ( )
    đến kết quả học tập của SV.
    A* = A*(F,S,K,)
    Ba mô hình trên có phạm vi nghiên cứu khác nhau. Mô hình của Bratti và
    Staffolani nhấn mạnh đến ảnh hưởng của đặc điểm sinh viên. Mô hình của Checchi
    et al chỉ ra ảnh hưởng của đặc điểm SV và gia đình đến KQHT. Còn mô hình của
    17
    Dickie khảo sát ảnh hưởng của cả ba tác nhân tác động đến KQHT của SV đó là gia
    đình, nhà trường và bản thân người học [18].
    Như vậy, mô hình của Dickie thể hiện sự tác động của cả yếu tố gia đình,
    nhà trường, người học đến KQHT. Đây cũng chính là cơ sở hình thành mô hình lý
    thuyết của đề tài.
    Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu của đề tài
    7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    7.1.Đối tượng nghiên cứu
    Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
    7.2. Khách thể nghiên cứu
    Học sinh DTTS tại trường PTDTNT Tỉnh Cao Bằng năm học 2011 - 2012.
    CÁC YẾU TỐ THUỘC
    VỀ GIA ĐÌNH
    CÁC YẾU TỐ THUỘC
    VỀ NHÀ TRƯỜNG
    CÁC YẾU TỐ THUỘC
    VỀ CÁ NHÂN
    KẾT QUẢ HỌC TẬP
    18

    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
    1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập
    Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT là một trong những vấn đề
    được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm ở phương Tây. Từ những năm nửa đầu của
    thế kỷ XX và cho đến nay, một số nhà nghiên cứu phương Tây đã có nhiều công
    trình nghiên cứu vấn đề này.
    Tác giả Evans (1999) trong nghiên cứu “School-leavers, Transition to
    Tertiary Study: A Literature Review'” đã chia 5 nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến kết
    quả học tập của sinh viên:
     Đặc trưng nhân khẩu (tuổi, giới tính, ngôn ngữ, nền tảng văn hóa, loại
    trường, tình trạng kinh tế xã hội, tình trạng giáo dục xã hội, nơi ở );
     Đặc trưng tâm lý (Sự chuẩn bị cho việc học, chiến lược cho học tập, cam
    kết mục tiêu );
     Kết quả học tập trước đây;
     Yếu tố xã hội;
     Yếu tố tổ chức.
    Tác giả Stinebrickner, T.R. and Stinebrickner, R. (2001) trong nghiên cứu “The
    relationship between Family income and schooling attainment: Evidence from a liberal
    arts college with a full tuition subsidy program” tại Đại học Berea đã khảo sát mối quan
    hệ giữa đầu vào gia đình và thành tích học tập tại trường. Kết luận của nghiên cứu cho
    thấy: giới tính là nữ, điểm thi ACT của nữ, thu nhập gia đình, thu nhập gia đình bạn cùng
    phòng và điểm thi ACT của nam có tác động tích cực đến điểm trung bình học tập, còn
    nam da đen có tác động nghịch đến KQHT.
    Một nghiên cứu khác tại Tây Ban Nha “Personal, family, and academic
    factors affecting low achievement in secondary school” của Antonia Lozano Diaz
    19
    (2003) đã chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập của HS. Đó là trình
    độ học vấn của cha mẹ, giới tính, động lực học tập, mối quan hệ giữa các HS và với
    những người khác. Bằng phân tích hồi quy và kiểm định ANOVA , nghiên cứu kết
    luận: môi trường và động lực học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập còn trình
    độ học vấn của người mẹ thì không.
    Tác giả Getinet Haile & Nguyễn Ngọc Anh (2008) trong đề tài “Các yếu tố ảnh
    hưởng đến kết quả học tập ở Hoa Kỳ: Phân tích hồi quy điểm phân vị cho điểm kiểm
    tra”. Các tác giả đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ở
    các môn Toán, Đọc và Khoa học ở Hoa Kỳ, đặc biệt chú trọng tới các ảnh hưởng khác
    nhau có thể có của các yếu tố chủng tộc, hoàn cảnh gia đình với sự phân phối điểm
    kiểm tra của sinh viên. Từ đó tác giả đưa ra hai kết luận quan trọng:
     Thứ nhất, khoảng cách trong điểm kiểm tra các môn Toán, Đọc và Khoa
    học giữa các nhóm dân tộc là khác nhau giữa các điểm phân vị có điều kiện của các
    điểm số được đo lường.
     Thứ hai, ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về hoàn cảnh gia đình như học
    vấn của cha mẹ, nghề nghiệp của cha cũng khác nhau giữa các điểm phân vị trong
    phân phối các điểm số.
    Tác giả Darling - Hammond (2000) trong cuốn “Chất lượng giáo viên và thành
    quả học tập của học sinh” sử dụng số liệu từ một cuộc khảo sát 50 bang về chính sách,
    nghiên cứu phân tích các trường học, khảo sát nhân sự và các đánh giá quốc gia về
    chương trình giáo dục, nghiên cứu này đã xem xét các cách thức mà các giáo viên có liên
    quan đến thành tích học tập của học sinh trên các tiểu bang. Bằng phân tích định tính và
    định lượng tác giả cho thấy rằng đầu tư về chất lượng giáo viên có liên quan đến việc cải
    thiện thành tích học sinh. Nghiên cứu cũng cho thấy các chính sách được thông qua
    bởi quốc gia về đào tạo giáo viên, cấp phép, tuyển dụng có thể làm cho một sự
    khác biệt quan trọng trong các trình độ và năng lực mà các giáo viên mang đến cho
    công việc của họ.
    Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập của học sinh/sinh (gọi
    chung là sinh viên) khá đa dạng. Các nghiên cứu chỉ rõ mối quan hệ, các mức độ tác

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. Các tài liệu trong nước
    1. Trần Lan Anh (2010), Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của
    sinh viên đại học, Luận văn Thạc sĩ, Trung tâm ĐBCLĐT & NCPTGD,
    ĐHQGHN.
    2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Quyết định số 2590/GD-ĐT: quy định về tổ
    chức và hoạt động của các trường PTDTNT .
    3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chương trình VII, Nâng cao chất lượng đào
    tạo và hiệu quả các trường PTDTNT, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    4. Phùng Đức Cắm (2000), Biện pháp phát huy động lực học tập của học sinh ở
    trường Vùng cao Việt Bắc, Nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả các
    trường PTDTNT, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    5. Trương Xuân Cừ (2010), Phát triển hệ thống các trường PTDTNT khu vực
    Tây Bắc tạo nguồn xây dựng thời kỳ CNH, HĐH, Luận án Giáo dục học, Đại
    học Sư phạm Hà Nội.
    6. Hoàng Công Dân (2005), Nghiên cứu phát triển thể chất cho học sinh các trường
    PTDTNT khu vực miền núi phía Bắc từ 15 – 17 tuổi, Luận án Tiến sĩ.
    7. Phan Thị Quế Hương (2008), Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp
    6 người dân tộc thiểu số huyện Đakrông - Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ, Chuyên
    ngành Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm- Đại học Huế.
    8. Chu Phương Hiền (2008), Nghiên cứu không khí tâm lý lớp học của tập thể
    sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Luận văn Thạc sỹ Tâm
    lý học, Viện Khoa học Giáo dục.
    9. Mai Công Khanh (2009), Quản lý dạy học ở trường dự bị đại học theo yêu cầu
    tạo nguồn đào tạo cán bộ cho miền núi hiện nay, Luận án Tiến sĩ.
    10. Nguyễn Công Khanh (2009), Nghiên cứu phong cách học của sinh viên
    trường ĐHKHXH-NV & trường ĐHKHTN, Trung tâm ĐBCLĐT& NCPTGD,
    ĐHQGHN.
    102
    11. Đăng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục – lý luận và thực tiễn,
    NXB Chính trị Quốc gia hà Nội.
    12. Mai Thị Quỳnh Lan, Nguyễn Quý Thanh (2007), Tiếp cận lý thuyết về quan hệ
    giữa học vị của giảng viên và kết quả học tập của sinh viên, Giáo dục đại học
    một số thành tố của chất lượng, NXB ĐHQGHN, HN.
    13. Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã
    hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
    14. Ngô Quang Sơn (2009), "Phát triển giáo dục cho các dân tộc rất ít người đến
    năm 2015: Thực trạng và giải pháp cơ bản", Tạp chí Khoa học giáo dục, số 49,
    tháng 10/2009.
    15. Vũ Thị Sơn (1996), Những biện pháp cải thiện tác động của gia đình đến học
    tập của học sinh lớp 1, 2 trường tiểu học, Luận án giáo dục học.
    16. Nguyễn Quý Thanh (2009), Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với
    phương pháp học tích cực, Trung tâm ĐBCLĐT& NCPTGD, ĐHQGHN.
    17. Nguyễn Đình Thịnh (2001), Xây dựng và quản lý tốt sách - thư viện để nâng cao
    chất lượng đào tạo trong trường PTDTNT, Nâng cao chất lượng đạo tạo các
    trường phổ thông dân tộc nội trú, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    18. Võ Thị Tâm (2011), Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên
    chính quy trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ,
    Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐHQGTPHCM.
    19. Nguyễn Thị Thùy Trang (2011), Khảo sát mối quan hệ giữa quan niệm và thói
    quen học tập ở đại học với kết quả học tập của sinh viên Đại học Khoa học tự
    nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Trung
    tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐHQGTPHCM.
    20. Phạm Xuân Thanh (2011), Tập bài giảng Mô hình Rasch mà phân tích dữ liệu
    với phần mềm Quest.
    21. Nguyễn Khắc Tuệ, Nguyễn Xuân Thạch (2001), Tận dụng ưu thế thời gian,
    tổ chức hoạt động dạy và học ở trường PTDTNT Tỉnh Nghệ An , Nâng cao
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...