Thạc Sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học Bách Khoa – Đại

Discussion in 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' started by Quy Ẩn Giang Hồ, Dec 13, 2014.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Staff Member

    Messages:
    3,084
    Likes Received:
    23
    Trophy Points:
    38
    Money:
    0$
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Cùng với xu hướng hội nhập và phát triển của đất nước ngày càng sâu rộng với thế giới, giáo dục đại học Việt Nam cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức không nhỏ. Chúng ta có nhiều cơ hội để tiếp cận với những thành tựu trong lĩnh vực giáo dục của các nước trên thế giới và đó cũng là thách thức đòi hỏi giáo dục Việt Nam phải đổi mới để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của xã hội và quá trình hội nhập. Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam luôn đưa ra các mục tiêu phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, đã có nhiều trường đại học được xây dựng mới và các chính sách nhằm phát triển một số trường đại học đẳng cấp quốc tế. Theo hệ thống xếp hạng trường đại học trên thế giới, hai hệ thống được nhiều người biết đến nhất là Bảng xếp hạng học thuật các trường đại học trên thế giới (tiếng Anh là Academic Ranking of World Universities, viết tắt là ARWU) của Viện Giáo dục đại học thuộc Trường Đại học Giao thông Thượng Hải (tiếng Anh là Shanghai Jiao Tong University, viết tắt là SJTU) và bảng xếp hạng các trường đại học quốc tế của THES. Cả 2 hệ thống này đều có đặt vấn đề về chỉ số nghiên cứu khoa học. Một trường đại học phải có các công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín, được nhiều người trích dẫn. Theo giải pháp chiến lược giáo dục đại học Việt Nam có nêu: “Tổ chức một số trường đại học theo định hướng nghiên cứu. Đến năm 2020 có khoảng 30 trường đại học theo định hướng nghiên cứu cơ bản. Tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với nhu cầu xã hội thông qua việc hình thành các liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học với các doanh nghiệp. Nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ sẽ chiếm giữ một tỉ lệ quan trọng trong tổng nguồn thu của một cơ sở giáo dục đại học, đạt 20% vào năm 2020”. Như vậy, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của trường đại học là hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học. Từ đó vấn đề được đặt ra là đội ngũ giảng viên của nhà trường phải thực sự đủ mạnh, là những người có năng lực chuyên môn tốt để giúp nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo. Một học viện được xếp vào hàng các trường đại học mạnh về nghiên cứu khoa học thường được cho rằng có chất lượng chương trình, ban giảng huấn và sinh viên tốt (Hu & Gill, 2000).
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Văn Phong thì hoạt động khoa học công nghệ là một trong những lĩnh vực quan trọng của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt trong giai đoạn quan trọng, có tính bước ngoặt của dân tộc. Những năm qua, đội ngũ tham gia nghiên cứu khoa học khá đông đảo, chất lượng khá đảm bảo. Tuy nhiên, so với nhịp độ phát triển nhanh như hiện nay, lực lượng làm công tác khoa học tuy đông nhưng vẫn chưa đủ. Đội ngũ làm công tác khoa học chưa được thống kê và chăm lo, thúc đẩy phát triển như mong muốn. Muốn đưa được khoa học công nghệ vào cuộc sống, tác động vào nền kinh tế, đây phải là lực lượng quan trọng, là chủ thể và trung tâm của công tác nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM là trường đại học thuộc khối ngành kỹ thuật. Mục tiêu của nhà trường là “trở thành một trong các trường hàng đầu của cả nước theo định hướng nghiên cứu, ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong khu vực Châu Á ở các mặt: Môi trường làm việc, học tập và nghiên cứu; Chương trình và chất lượng đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ”. Do đó, hoạt động nghiên cứu khoa học luôn là mục tiêu quan trọng của nhà trường trong quá trình phát triển. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhà trường cần khuyến khích các giảng viên tham gia thực hiện nhiều công trình NCKH có giá trị.
    Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học của trường còn nhiều bất cập. Theo kết quả tự đánh giá của nhà trường thì tiêu chuẩn về Nghiên cứu khoa học được đánh giá là thấp so với các tiêu chuẩn khác. Bình quân số bài đăng tạp chí trong nước và ngoài nước trên giảng viên cơ hữu trong 5 năm gần đây khoảng 1,27. Một trong những tồn tại nhà trường đưa ra là giảng viên chưa chú trọng công tác nghiên cứu khoa học. Đó cũng là thực trạng chung đối với các trường đại học tại Việt Nam.
    Việc thực hiện nghiên cứu khoa học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bản thân người nghiên cứu là yếu tố quan trọng nhất để có thể có một công trình nghiên cứu khoa học tốt. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân thúc đẩy các cá nhân này trong việc nghiên cứu khoa học là rất cần thiết. Đề tài nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Đề tài nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giảng viên Trường đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nghiên cứu khoa học, thông qua đó so sánh đánh giá của giảng viên giữa các nhóm ngành khoa học khác nhau, giảng viên giữa các nhóm có năng suất nghiên cứu khác nhau; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến công tác nghiên cứu khoa học tại trường.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    Nghiên cứu này tiến hành khảo sát các giảng viên có học vị tiến sĩ đang giảng dạy ở các lĩnh vực khoa học: cơ bản, kỹ thuật và quản lý tại trường đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    4.1. Câu hỏi nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu sẽ giúp trả lời cho các câu hỏi sau:
    (1) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến giảng viên Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM thực hiện nghiên cứu khoa học ?
    (2) Có hay không sự khác biệt về đánh giá của giảng viên giữa các nhóm ngành khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý ?
    (3) Có hay không sự khác biệt về đánh giá của giảng viên giữa các nhóm có thành quả nghiên cứu khoa học khác nhau ?
    4.2. Phương pháp nghiên cứu:
    Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
    Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua phương pháp phỏng vấn sâu với 6 giảng viên và phương pháp phỏng vấn chuyên gia để điều chỉnh các thuật ngữ trong thang đo.
    Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi với các giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên tại
    6 Khoa của trường.
    Các dữ liệu được thu thập, mã hóa và thực hiện các thống kê dựa trên phần mềm SPSS. Kiểm định thang đo sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, hệ số tin cậy Cronbach alpha. Thực hiện phân tích ANOVA gồm: phân tích phương sai 1 yếu tố (One – way ANOVA), thực hiện phân tích sâu ANOVA (Post Hoc).
    5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
    Khách thể nghiên cứu: Do thời gian có hạn nên nghiên cứu chỉ tập trung vào xem xét ý kiến của các giảng viên có học vị tiến sĩ đang giảng dạy tại trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM.
    Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giảng viên nghiên cứu khoa học.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 7
    1. Lý do chọn đề tài 7
    2. Mục đích nghiên cứu .9
    3. Phạm vi nghiên cứu .9
    4. Phương pháp nghiên cứu .9
    5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 10
    Chương 1: TỔNG QUAN .11
    1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước 11
    1.2. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước 13
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .17
    2.1. Khái niệm .17
    2.2. Khung lý thuyết của đề tài .22
    2.3. Mô hình lý thuyết của đề tài .25
    Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
    3.1. Các bước thực hiện nghiên cứu .28
    3.2. Thực hiện nghiên cứu .29
    3.3. Xây dựng thang đo 31
    3.4. Thiết kế nghiên cứu định lượng .35
    Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
    4.1. Mẫu khảo sát 37
    4.2. Kiểm định thang đo 38
    4.3. So sánh mức độ đánh giá của giảng viên về các yếu tố theo thành quả nghiên
    cứu: .46
    4.4. Đánh giá của giảng viên về các yếu tố theo lĩnh vực nghiên cứu: 52
    4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu: 53
    KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .57
     Khuyến nghị: 57
     Kết luận: 59
     Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo: .60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .61
    PHỤ LỤC .63
    Phụ lục 1: NỘI DUNG PHỎNG VẤN GẢNG VIÊN .63
    Phụ lục 2: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN 64
    Phụ lục 3: PHIẾU KHẢO SÁT .69
    Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang
    4
    Phụ lục 4: CÁC BẢNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .72
    Phụ luc 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ TỔNG HỢP 76
    Phụ lục 6: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC THANG ĐO 78
    Phụ lục 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA PHÂN NHÓM THEO THÀNH QUẢ
    NGHIÊN CỨU .82
    Phụ lục 8: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA – PHÂN NHÓM THEO LĨNH VỰC
    NGHIÊN CỨU .91
     

    Attached Files:

Loading...