Thạc Sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2013



    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
    DANH MỤC CÁC BẢNG 5
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ . 6
    MỞ ĐẦU . 8
    1. Lý do chọn đề tài. 8
    2. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu 10
    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 11
    4. Phương pháp nghiên cứu. 12
    5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 12
    6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 13

    CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 14
    1.1. Tổng quan. 14
    1.1.1. Nghiên cứu trong nước. 14
    1.1.2. Nghiên cứu nước ngoài. 19
    1.2. Các khái niệm và cơ sở lý thuyết. 20
    1.2.1. Khái niệm về ảnh hưởng. 20
    1.2.2. Khái niệm về hoạt động 21
    1.2.3. Khái niệm về hoạt động học tập. 22
    1.2.4. Khái niệm về nghiên cứu so sánh trong giáo dục. 29
    1.2.5. Tóm tắt các khái niệm trong nghiên cứu 30
    1.2.6. Các mô hình lý thuyết 31
    1.2.7. Khung lý thuyết của nghiên cứu. 39

    CHưƠNG 2. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
    2.1. Tổng thể và mẫu. 41
    2.1.1. Tổng thể. 41
    2.1.2. Mẫu và kích thước mẫu. 44
    2.1.3. Cách thức chọn mẫu và tiến hành khảo sát 45
    2.2. Mô tả mẫu 46
    2.3. Quy trình nghiên cứu. 48
    2.4. Xây dựng và đánh giá độ tin cậy của thang đo 49
    2.4.1. Xây dựng thang đo 49
    2.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo. 52
    2.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA. 54
    2.5. Diễn đạt lại, giải thích trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu 58

    CHưƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 60
    3.1. Mô tả, so sánh giá trị trung bình giữa hai trường 60
    3.1.1. Động cơ học tập 61
    3.1.2. Mục đích học tập. 65
    3.1.3. Điều kiện học tập 68
    3.1.4. Hoạt động học tập. 70
    3.1.5. Các hành vi học tập . 72
    3.1.6. Giới tính của sinh viên 74
    3.1.7. Nơi cư trú của sinh viên 76
    3.1.8. Kết quả học tập của sinh viên. 77
    3.1.9. Tóm tắt kết quả so sánh trị trung bình giữa sinh viên hai trường 78
    3.2. Tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc . 79
    3.2.1. Đối với nhóm sinh viên Trường Đại học CSND . 80
    3.2.2. Đối với nhóm sinh viên Trường Đại học Luật TPHCM. 81
    3.2.3. So sánh mối tương quan giữa hai trường. 83
    3.3. Hồi quy tuyến tính bội. 83
    3.3.1.Kết quả đối với nhóm sinh viên Trường Đại học CSND. 84
    3.3.2.Kết quả đối với nhóm sinh viên Trường Đại học Luật TPHCM 88
    3
    3.3.3. Bàn luận về kết quả phân tích. 92
    3.3.4. Kết quả so sánh mô hình lý thuyết 94
    KẾT LUẬN . 96
    1. Kết luận. 96
    2. Khuyến nghị 97
    3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. 99

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tà
    i.
    Những năm gần đây Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục nước ta đã có
    nhiều chủ trương, chính sách và thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để nâng
    cao chất lượng giáo dục, trong đó đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại
    học (ĐH) được xem là khâu đột phá. Là một bộ phận của nền giáo dục nước
    nhà, giáo dục ĐH trong Công an nhân dân (CAND) cũng đang tích cực thực
    hiện các biện pháp đổi mới toàn diện về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng
    đào tạo. Một trong những yếu tố tập trung cải tiến, đổi mới trong giáo dục ĐH
    CAND là đổi mới phương pháp dạy và học.
    Là một trong những cơ sở đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy và
    học của ngành công an, những năm gần đây, Trường ĐH Cảnh sát nhân dân
    (CSND) đã đạt được những kết quả nhất định trong việc tăng cường, đổi mới
    nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc về lý luận
    và thực tiễn đòi hỏi cần nghiên cứu giải quyết để việc đổi mới đem lại hiệu
    quả thiết thực. Khác với SV các trường dân sự, kể từ lúc nhập học vào trường
    sinh viên (SV) Trường ĐH CSND đã chính thức trở thành những chiến sỹ
    Cảnh sát. Họ phải ăn ở, học tập, rèn luyện tập trung trong doanh trại, được
    chu cấp toàn bộ kinh phí đào tạo. Hoạt động học tập (HĐHT) của họ vừa tuân
    thủ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vừa tuân thủ quy định về Điều lệnh
    của ngành Công an.
    Do vậy, một trong những vấn đề cơ bản là phải nhận diện các đặc
    trưng, tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt của SV Trường ĐH CSND và
    SV các trường dân sự khác. Từ đó, có cơ sở để áp dụng các biện pháp phù
    hợp trong đổi mới phương pháp dạy và học tại Trường ĐH CSND. Xuất phát
    từ yêu cầu đó, chúng tôi đã xem xét một số trường ĐH đào tạo các ngành
    nghề gần hoặc tương đương với Trường ĐH CSND để tiến hành so sánh các
    yếu tố ảnh hưởng đến HĐHT của SV. Chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm
    tương đồng về chương trình đào tạo và tính chất nghề nghiệp giữa SV Trường
    ĐH CSND và Trường ĐH Luật thành phố TPHCM. Cả hai trường đều đào
    tạo cử nhân trên lĩnh vực pháp lý. Đặc biệt là ngành Luật Hình sự của Trường
    ĐH Luật TPHCM, có chương trình đào tạo rất sát với chương trình đào tạo
    của Trường ĐH CSND.
    Đã có nhiều công trình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến HĐHT
    của SV các trường ĐH trong nước như nghiên cứu của tác giả Đinh Ái Linh
    (2006) về những hạn chế trong quản lý HĐHT của SV ĐHQG TPHCM, các
    nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh về tác động của hoạt động giao
    tiếp của các phương tiện truyền thông đại chúng đến HĐHT (2003), về mối
    quan hệ của việc sử dụng internet và HĐHT của SV (2005), nghiên cứu về
    phong cách học của SV ĐHQG Hà Nội của PGS.TS. Nguyễn Công Khanh
    (2006), nghiên cứu của Nguyễn Văn Lượt (2007) về ý chí trong HĐHT của
    SV Khoa Tâm lý học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG Hà
    Nội, nghiên cứu của Võ Thị Tâm (2010) về các yếu tố tác động đến kết quả
    học tập của SV chính quy Trường ĐH Kinh tế TPHCM, nghiên cứu của Phan
    Hữu Tín, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến thái
    độ học tập của SV Trường ĐH Đà Lạt.
    Trong ngành công an cũng đã có những nghiên cứu đề cập đến một
    hoặc một vài khía cạnh của vấn đề này như: Đề tài cấp Bộ Công an “Giải
    pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở các Trường ĐH CSND góp phần hình
    thành nhân cách người công an cách mạng” của Nguyễn Thị Phương Thảo
    (2004). Các đề tài cấp cơ sở Trường ĐH CSND, Trường ĐH Luật TPHCM về
    các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học các chương trình đào tạo, các
    chuyên ngành, môn học của giảng viên hai trường cũng đề cập đến một số
    khía cạnh của HĐHT và các yếu tố ảnh hưởng đến HĐHT của SV.
    Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào thực hiện so sánh các yếu tố ảnh
    hưởng đến HĐHT của SV các trường ĐH. Do vậy, chúng tôi đã chọn đề tài:
    Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên năm thứ
    nhất hệ chính quy
    (nghiên cứu so sánh tại Trường ĐH CSND và Trường ĐH
    Luật TPHCM
    )” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và Đánh
    giá trong giáo dục.
    2. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát và so sánh một số yếu tố
    ảnh hưởng đến HĐHT của SV năm thứ nhất hệ chính quy của Trường ĐH
    CSND và Trường ĐH Luật TPHCM, tìm ra những điểm tương đồng và khác
    biệt giữa các yếu tố ảnh hưởng và sự ảnh hưởng của từng yếu tố đó đối với
    HĐHT của SV hai trường. Từ đó, nghiên cứu sẽ rút ra một số yếu tố đặc
    trưng ảnh hưởng đến HĐHT của SV hai trường để có những khuyến nghị đổi
    mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đề tài
    nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến HĐHT của SV sẽ được khảo sát qua
    điều tra thực hiện bằng Bảng hỏi và phỏng vấn bán cấu trúc với mẫu SV năm
    nhất của hai trường.
    Để đạt được các mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề:
    i) Đo lường, mô tả các yếu tố động cơ học tập (ĐCHT), mục đích học
    tập (MĐHT), hành vi học tập (HVHT) và một số điều kiện học tập (ĐKHT)
    của SV năm nhất hệ chính quy Trường ĐH CSND và Trường ĐH Luật
    TPHCM.
    ii) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ĐCHT, MĐHT, HVHT
    và một số ĐKHT đến HĐHT của SV hai trường.
    iii) Khảo sát tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt giữa các yếu tố
    ảnh hưởng, cũng như sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến HĐHT của SV hai
    trường.
    Ý nghĩa của nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn từ cả hai
    phía nhà trường và người học.
    Đối với Trường ĐH CSND và Trường ĐH Luật TPHCM: Kết quả của
    nghiên cứu sẽ giúp cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy hiểu
    biết sâu sắc hơn về ĐCHT, MĐHT của SV, các HVHT, một số ĐKHT và
    mức độ ảnh hưởng của nó đến HĐHT của SV. Từ đó giúp trường cải ti ến, đổi
    mới các điều kiện liên quan, đồng thời có những biện pháp tổ chức HĐHT
    của SV nhằm phát huy những yếu tố có tác động tích cực và hạn chế những
    yếu tố tác động tiêu cực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
    Đối với SV: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp SV hiểu và nắm rõ
    hơn các yếu tố ảnh hưởng đến HĐHT của mình; phát huy các yếu tố tích cực
    và khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực nhằm đạt được hiệu quả cao
    hơn trong học tập.

    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

    Nghiên cứu so sánh này được thực hiện tại Trường ĐH CSND và
    Trường ĐH Luật TPHCM. Đối tượng khảo sát là SV khóa 2010 hệ chính quy
    của Trường ĐH CSND (D20S) và SV ngành Luật Hình sự hệ chính quy khóa
    2010 của Trường ĐH Luật TPHCM (HS-K35).
    Thực tế nghiên cứu tại hai trường cho thấy, có rất nhiều yếu tố ảnh
    hưởng đến HĐHT của SV. Tuy nhiên, với mục đích nghiên cứu đã xác định
    và với khả năng và điều kiện cho phép, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu
    một số yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân SV (như MĐHT, ĐCHT, HVHT) và
    một số ĐKHT (như giáo trình, tài liệu học tập, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật
    chất, công tác quản lý SV) ở hai trường ảnh hưởng như thế nào đến HĐHT
    của SV.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua
    việc thu thập dữ liệu bằng Bảng hỏi. Kích thước mẫu được xác định là 434
    SV (228 SV Trường ĐH CSND và 206 SV Trường ĐH Luật TPHCM).
    Nghiên cứu đã thực hiện phân tích thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của
    thang đo, phân tích nhân tố, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết
    nghiên cứu đặt ra. Cụ thể, nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS để phân
    tích thống kê mô tả dữ liệu kết quả đo được và so sánh giữa hai trường; tính
    toán Cronbach alpha đối với các mục hỏi, phân tích, xoay nhân tố để rút trích
    các nhân tố, tính hệ số tương quan giữa các nhân tố và cuối cùng là xây dựng
    phương trình hồi quy tuyến tính bội cho từng nhóm SV ở hai trường để làm
    rõ, ước lượng và so sánh sự tác động của các yếu tố đến HĐHT của SV từng
    trường.
    Xuyên suốt các bước trên, nghiên cứu tiến hành việc so sánh các kết
    quả phân tích để rút ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa HĐHT, các
    yếu tố thuộc đặc điểm SV, ĐKHT và sự tác động của các yếu tố đó đến
    HĐHT của SV Trường ĐH CSND và Trường ĐH Luật TPHCM.
    5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu.
    5.1 Câu hỏi nghiên cứu.
    Đề tài nghiên cứu đã thực hiện các nội dung cụ thể để trả lời cho các
    câu hỏi sau đây:
    i) Các yếu tố ĐCHT, MĐHT, HVHT và ĐKHT của SV năm nhất hệ
    chính quy Trường ĐH CSND và Trường ĐH Luật TPHCM như thế nào?
    ii) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ĐCHT, MĐHT, HVHT và
    ĐKHT đến HĐHT của SV năm nhất hệ chính quy ở hai trường ra sao?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...