Báo Cáo Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN kinh tế LƯỢNG

    Phần I: Đặt vấn đề và phương pháp nghiên cứu.
    I, Đặt vấn đề

    Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, phấn đấu đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước Công nghiệp theo hướng hiện đại. Điều đó đòi hỏi một lực lượng trí thức trẻ có chuyên môn và năng lực làm việc cao. Và sinh viên không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi vốn kiến thức để có thể chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp và hướng đi phù hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp, góp phần xây dựng đất nước lớn mạnh.
    Một thực tế hiện nay xảy ra trong nhiều trường đại học trên cả nước: Như chúng ta đã biết, môi trường học tập trong đại học đòi hỏi phải có sự tự giác, nỗ lực cá nhân rất lớn, đặc biệt là hình thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, nhiều sinh viên hiện nay vẫn không đạt được kết quả mong muốn mặc dù có chăm chỉ. Có thể là vì phương pháp học của họ chưa thực sự đúng đắn. Thực tế khác cho thấy, sinh viên đại học sau khi ra trường muốn tìm được một việc làm đúng chuyên ngành, lương cao và ổn định thì rất khó với tấm bằng Trung bình và cơ hội cao hơn khi họ đạt được những tấm bằng cao hơn. Với những người còn ngồi trên nghế nhà trường nói chung và sinh viên nói riêng thì Điểm trung bình học tập là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau mỗi kỳ học kỳ. Kết quả của mỗi kỳ sẽ quyết định xem sinh viên có bị buộc thôi học hay không, xếp loại học lực gì và tấm bằng mà họ đạt được sau khi kết thúc chương trình đào tạo của nhà trường
    Đứng trước thực tế đó, chúng tôi đã chọn nghiên cứu chủ đề: “Những yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên” để có thể đưa ra những kết luận, giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao điểm trung bình của sinh viên sau mỗi kỳ học.
    II, Phương pháp nghiên cứu.
    Sau khi thu thập số liệu thứ cấp, từ 50 bạn sinh viên, chúng tôi thiết lập mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Điểm trung bình học tập là một yếu tố định lượng có được sau mỗi kì học của sinh viên. Thực tế cho thấy, trong quá trình học tập của sinh viên thì điểm trung bình học tập bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố, trong đó có 1 số các yếu tố quan trọng đó là sự nỗ lực trong học tập của bản thân sinh viên thể hiện qua thời gian đi học, tự học, tham gia các câu lạc bộ học tập, thời gian đến thư viện để học và nghiên cứu thêm tài liệu Bên cạnh đó thì các yếu tố khác như là thời gian phân bố cho chơi game, đi chơi, văn nghệ, thể thao, có người yêu hay chưa cũng khá ảnh hưởng đến điểm học tập của sinh viên. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành lập hàm hồi quy để nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên.
    Phần III: Kết luận và đề xuất.

    1, Kết luận:
    - Sự tự giác, cố gắng trong quá trình học tập có tác động lớn đến kết quả học tập của sinh viên, nhưng tác động lớn nhất đến điểm trung bình học tập là việc sinh viên có thường xuyên chịu khó lên thư viện để học và nghiên cứu thêm tài liệu hay không. Điều này hoàn toàn hợp lý vì hiện nay đa số sinh viên học đại học vẫn còn bị động trong việc tiếp cận với kiến thức, phần lớn kiến thức có được là do quá trình nghe giảng ở trên lớp và chỉ một số ít các sinh viên có ý thức tự học, hay tự nghiên cứu ở nhà. Nguyên nhân chính nằm ở bản thân của sinh viên do chưa có cố gắng, phương pháp học tập chưa hiệu quả. Mặt khác do chương trình giảng dạy cho sinh viên đôi lúc còn quá nặng về mặt lý thuyết và chưa tạo hết điều kiện cho sinh viên tự nghiên cứu và tìm hiểu thực tế.

    - Giải trí lành mạnh như các hoạt động ngoại khóa, chơi thể thao, văn nghệ đôi khi có thể bị hiểu lầm là thời gian chơi bời vô ích. Nhưng thực tế không phải như vậy, trong quá trình giải trí ta có thể xả streess rất tốt sau nhiều giờ làm việc, học tập căng thẳng và nó còn trang bị cho ta những kiến thức xã hội-điều đó là rất cần thiết cho sinh viên đại học. Một số hình thức giải trí khác như đọc báo, đọc truyện, xem tivi, lướt web và ngay cả đến việc chơi game hợp lý cũng mang lại nhiều lợi ích. Những hoạt động trên giúp ta hưng phấn, refresh lại tinh thần giúp cho việc tiếp thu kiến thức sau đó tốt hơn. Do đó, nếu dành ra một thời gian hợp lý cho giải trí thì không những sẽ không ảnh hưởng xấu đến việc học, mà còn có thể cải thiện kết quả học tập của chúng ta.
    - Nghỉ học là một thói quen xấu của nhiều sinh viên và đương nhiên, việc nghỉ học sẽ làm giảm kết quả học tập cả kỳ của họ vì lượng kiến thức tiếp thu không liên tục, đầy đủ và có thể bỏ qua những kiến thức quan trọng trong buổi học đó.

    - Đầu tư cho học tập qua việc mua thêm tài liệu cũng làm tăng kết quả học tập nhưng với điểu kiện là sinh viên phải bỏ thời gian để nghiên cứu nó.

    - Theo kết quả nghiên cứu trên thì việc có người yêu hay chưa không có mối liên hệ gì với kết quả học tập. Có thể lý giải điều này là do ngoài thời gian dành cho nhau thì họ vẫn dành thời gian để học tập, làm việc và có thể còn động viên nhau cố gắng học tập vì tương lai của họ

    2, Đề xuất:

    Qua những đánh giá, kết luận trên, chúng tôi có một số đề xuất để sinh viên có thể cải thiện và nâng cao kết quả học tập:

    - Môi trường Đại học khác xa với môi trường phổ thông, sinh viên đa số đi học xa nhà, không còn được bố mẹ kèm cặp trong khi ngoài xã hội còn bao nhiêu cám dỗ, lớp học quá đông, công tác quản lý còn nhiều hạn chế Những điều trên cho thấy muốn có kết quả học tập tốt, quan trọng nhất là sinh viên phải tự giác học là chính. Phải xác định rõ mục tiêu trong học tập để cố gắng Và hãy bắt đầu bằng những việc như tăng thời gian tự học ở nhà, đầu tư nhiều hơn cho học tập, cố gắng tập trung nghe giảng trên lớp và không nên nghỉ học.

    - Phương pháp học tập cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến việc học và kết quả học tập của sinh viên. Nếu có phương pháp học đúng đắn thì sinh viên sẽ đạt được kết quả cao hơn và có hứng thú hơn với việc học. Ví dụ sinh viên nên lên thư viện những lúc rảnh rỗi để học, nghiên cứu thêm tài liệu vì ở đây có nhiều điều kiện tốt cho việc học tập và ở đó có ‘‘không khí học tập’’ rất tốt. Mặt khác, cần phải cân đối giữa học tập, làm việc với giải trí để quá trình làm việc đạt hiệu quả cao hơn.

    - Ngoài ra, nhà trường nên nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở hạ tầng tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập, nghiên cứu. Giảng viên nên cố gắng tạo cho các bài giảng không quá khô khan, quá nặng lý thuyết dễ gây nhàm chán cho sinh viên và từ đó xuất hiện tâm lý không muốn học

    - Giảng viên nên cố gắng tạo điều kiện, hỗ trợ sinh viên trong quá trình tự học. Và việc tìm hướng đi đúng cũng cần sự phối hợp và giúp đỡ rất lớn của các thầy cô, để có thể nâng cao năng lực, kết quả học tập của mỗi sinh viên.

    Luận văn chia làm 3 chưỡng
     
Đang tải...