Thạc Sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến đến kết quả học tập của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Tỉnh Cao

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    DANH MỤC CÁC HỘP
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài . 2
    3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài: . 3
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 3
    6. Khung lý thuyết của đề tài . 4
    7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
    1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    . 6
    1.1.1.Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài . 6
    1.1.2. Các công trình trong nước . 8
    1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN . 12
    1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 12
    1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT . 16
    1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 20
    1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 22
    1.3. KẾT LUẬN CHưƠNG 1 24

    Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
    25
    2.1. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25
    2.1.1. Tổng thể và mẫu 25
    2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin 27
    2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu . 28
    2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU . 28
    2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận 28
    2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn . 28
    2.2.3. Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn chỉnh luận văn 29
    2.3. THANG ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO . 29
    2.3.1. Thang đo 29
    2.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 34
    2.3.3. Đánh giá độ hiệu lực của thang đo 37
    2.3.4. Đánh giá tính chuẩn của điểm tổng các yếu tố tác động đến KQHT 37
    2.3.5. Phân tích yếu tố khám phá EFA . 38
    2.4. KẾT LUẬN CHưƠNG 2 44

    CHưƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 45
    3.1. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ TRưỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
    TỈNH CAO BẰNG 45
    3.1.1. Lịch sử hình thành . 45
    3.1.2. Thực trạng kết quả học tập trong 4 năm gần đây (2008, 2009, 2010, 2011) . 4 6
    3.2. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ 47
    3.2.1. Thống kê mô tả đặc điểm nhân khẩu theo KQHT . 47
    3.2.2. Thống kê mô tả mức độ đồng ý về các yếu tố tác động 57
    3.3. PHÂN TÍCH PHưƠNG SAI (ANOVA) 58
    3.3.1. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá
    các yếu tố phân theo giới tính 60
    3.3.2. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá
    các yếu tố phân theo dân tộc . 61
    3.3.3. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá
    các yếu tố phân theo học lực . 63
    3.3.4. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá
    các yếu tố theo nghề nghiệp của bố . 65
    3.3.5. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá
    các yếu tố theo trình độ học vấn của bố 62
    3.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH . 68
    3.3.1. Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình . 68
    3.3.2. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy . 69
    3.3.3. Mô hình hồi quy tuyến tính bội . 72
    3.3.3.1. Các yếu tố tác động đến KQHT (Mô hình tổng) 72
    3.3.3.2. Tác động của các yếu tố thuộc gia đình (Mô hình 1) . 74
    3.3.3.3. Tác động của các yếu tố thuộc về nhà trường (Mô hình 2) 77
    3.3.3.4. Tác động của các yếu tố thuộc về bản thân HS (Mô hình 3) . 81
    3.5.GIẢI PHÁP NÂNG CAO KQHT CHO HS TRưỜNG PTDTNT TỈNH
    CAOBẰNG . 83
    3.5.1. Đối với nhà trường 83
    3.5.2. Đối với giáo viên . 83
    3.5.3. Đối với gia đình . 85
    3.5.4. Đối với học sinh 85
    3.6. KẾT LUẬN CHưƠNG 3 86
    KẾT LUẬN 87



    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Trong 54 dân tộc thì 53 dân tộc thiểu số
    (DTTS) chỉ chiếm khoảng 10% dân số cả nước. Các dân tộc này sống ở những vùng
    có đời sống kinh tế, văn hóa, giáo dục thấp kém. Vì vậy, việc thực hiện bình đẳng các
    cơ hội giáo dục, nâng cao nguồn nhân lực cho vùng này có ý nghĩa quan trọng.
    Ra đời từ khoảng những năm 50 của thế kỷ XX, trường Phổ thông Dân tộc
    Nội trú (PTDTNT) là loại hình nhà trường gắn liền với thực tiễn giáo dục của các
    tỉnh miền núi Việt Nam. Đó là loại hình nhà trường “chuyên biệt” có tính chất “ phổ
    thông, dân tộc và nội trú”. Ngay từ khi ra đời, mô hình nhà trường này đã khẳng
    định được vai trò và tính ưu việt của nó trong việc thực hiện bình đẳng các cơ hội
    giáo dục, nâng cao dân trí và cung cấp nguồn nhân lực lao động trực tiếp cho các
    địa phương. Cho đến nay, ở nước ta, hệ thống các trường PTDTNT phát triển từ cấp
    xã, huyện, tỉnh, cấp khu vực với nhiều cấp học như tiểu học, trung học cơ sở
    (THCS), trung học phổ thông (THPT), dự bị đại học cung cấp một nguồn lực lao
    động có trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh miền núi
    của nước ta. Vì vậy, việc phát triển hệ thống loại hình nhà trường này, đặc biệt là
    việc đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả giáo dục của các trường PTDTNT là
    vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa khoa học.
    Ngay từ khi ra đời, Bộ Giáo dục - Đào tạo (Bộ GD - ĐT) đã có nhiều quyết
    định chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức nhằm phát huy hiệu quả của loại hình nhà trường
    này. Ngày 29/6/1985 Bộ trưởng Bộ GD - ĐT có Quyết định 661/QĐ thống nhất tên
    gọi của loại hình trường này là Phổ thông dân tộc nội trú; ngày 14/8/1997 Quyết
    định số 2590/GD - ĐT của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT qui định về tổ chức và hoạt động
    của loại hình nhà trường này. Trong cuốn “Nâng cao chất lượng đạo tạo các trường phổ
    thông dân tộc nội trú” của NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2001, Bộ GD - ĐT) đã
    xác định rõ phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
    cho các trường PTDTNT đến năm 2010.

    Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã dành tâm huyết đưa ra nhiều công trình nhằm
    góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo tại các trường PTDTNT. Các nghiên
    cứu tập trung vào vai trò, mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ, các giải pháp nâng cao chất
    lượng giáo dục của các trường PTDTNT. Những kết quả đó góp phần không nhỏ
    trong việc nâng cao chất lượng dạy - học, nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu đào
    tạo cán bộ tương lai cho các tỉnh miền núi.
    Không chỉ ở Việt Nam, giáo dục cho trẻ em DTTS ở các nước trên thế giới
    cũng được chú trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Qua khảo sát, có
    khoảng 101 triệu trẻ em không được đến trường trong đó có 60% là trẻ em DTTS
    [5]. Vì vậy, việc xóa bỏ khoảng cách trong giáo dục để trẻ em DTTS đượ c đến
    trường và hòa nhập cuộc sống như trẻ em thành thị; phát triển nguồn nhân lực có
    trình độ cao ở vùng DTTS là mối quan tâm của Chính phủ các nước.
    Trường PTDTNT Tỉnh Cao Bằng là trường có truyền thống lâu năm. Ngoài
    những đặc trưng chung của loại hình nhà trường PTDTNT, trường PTDTNT Tỉnh
    Cao Bằng có những đặc thù riêng về văn hóa mẹ đẻ của học sinh, môi trường và
    điều kiện học tập. Mặc dù kết quả học tập của học sinh trường DTNT Tỉnh Cao
    Bằng đã có những kết quả tiến bộ nhưng vẫn là thấp so với mục tiêu chung của nền
    giáo dục quốc dân. Vì vậy, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập
    để từ đó có những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập của các
    em là điều cần thiết.
    Từ những lý do trên người nghiên cứu chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng
    đến đến kết quả học tập của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Tỉnh
    Cao Bằng
    ”.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Mục đích nghiên cứu của đề tài này là:
    + Khảo sát và phân tích định lượng để tìm hiểu các yếu tố tác động đến kết
    quả học tập của học sinh DTTS khi học tập tại trường PTDTNT Tỉnh Cao Bằng.
    + Dự đoán và giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến KQHT
    của học sinh tại trường PTDTNT Tỉnh Cao Bằng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...