Tài liệu Các vương quốc ấn độ đầu tiên trên đất việt và vùng đông nam á từ thời cổ đến giữa thế kỷ thứ tư

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các vương quốc ấn độ đầu tiên trên đất việt và vùng đông nam á từ thời cổ đến giữa thế kỷ thứ tư

    vodanhtran03 : Tác giả dịch tài liệu này định cư tại nước ngoài nên ngôn ngữ dịch có đôi chỗ không giống Tiếng Việt thường dùng ví như tác giả gọi Campuchia là Căm Bốt nhưng để tôn trọng tác giả mình để nguyên.

    Lời người dịch: Dưới đây là bản dịch Chương 3 của tác phẩm nhan đề The Indianized States of Southeast Asia của G. Coedès, một tác phẩm được xem như kinh điển bắt buộc phải học tại các đại học ngoại quốc, cho việc học hỏi và nghiên cứu về lịch sử ban sơ của vùng Đông Nam Á.

    Chương này trình bày về sự thành lập của các quốc gia thời cổ trên đất Việt như Phù Nam, Lâm Ấp tức Chàm hay Chiêm Thành sau này nhưng chưa đề cập đến Chân Lạp tức Căm Bốt sau này. Các vương quốc đầu tiên trên đất Việt này đều chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ nên các dịa danh và nhân danh bằng tiếng Phạn (Sanskrit) hay tiếng Pali của Ấn Độ đều đã đuợc phiên âm và ký tự sang Hán ngữ trong các văn bản tham chiếu của Trung Hoa. Vì trong nguyên bản không có mặt chữ của Hán Tự để tra cứu và đối chiếu mà chỉ có phần ký âm nên trừ rất ít trường hợp gặp từ ngữ thông dụng và không có gì phải nghi ngờ, ngườI dịch giữ nguyên các địa danh hay nhân danh như đã ký âm trong nguyên bản.


    CÁC VƯƠNG QUỐC ẤN ĐỘ ĐẦU TIÊN
    Từ Khởi Thủy Cho Đến Giữa Thế Kỷ Thứ Tư

    Các yếu tố khác nhau được phân tích ở chương trước đã dẫn đến sự tạo lập các quốc gia Ấn Độ nhỏ được cai trị bởi các lãnh tụ mang tên bằng tiếng Phạn (Sanskrit) (*a). Các quốc gia này bắt đầu xuất hiện vào lúc khởi đầu của thế kỷ thứ ba sau Dương Lịch, do đó xác nhận các dữ liệu trong các danh biểu địa dư của Ptolemy (1) (*b).

    Các quốc gia này chỉ để lại một ít vết tích khảo cổ học hay văn bia từ thời kỳ trước thế kỷ thứ năm. Chúng ta biết rất ít về phần lớn các vương quốc đó trước nhật kỳ nêu trên ngoại trừ các quốc hiệu được đề cập tới bởI Ptolemy, bởi Nghĩa Thích Kinh Niddesa (*c), và, quan trọng hơn hết, bởi các sử ký biên niên của các triều đại Trung Hoa, có ghi chép một cách kỹ lưỡng các sứ đoàn ngoại giao đến từ vùng biển Nam Hải. Vị trí của phần lớn các quốc gia này không chắc chắn hay chỉ được phỏng chừng.

    Vương quốc nhỏ nhất của các xứ sở này thường sẽ lọt vào quỹ đạo của các vương quốc hùng mạnh nhất -- những vương quốc nhất thiết có một tương lai tươi sáng, mà lịch sử của chúng có thể được phác họa lại từ các văn bản và văn bia của Trung Hoa.

    1. KHỞI THỦY CỦA PHÙ NAM (THẾ KỶ THỨ NHẤT SAU DƯƠNG LỊCH):

    Vương quốc quan trọng nhất trong những vương quốc này hiển nhiên là quốc gia mà Trung Hoa gọi là Phù Nam (Funan). Danh xưng này là sự phát âm theo Quan Thoại hiện nay của hai từ đã từng được đọc là b’iu-nâm (2), vốn là ký tự của chữ Khmer cổ bnam, có cách viết hiện đại là phnom, “núi đồi”. Các vị vua của xứ sở này bao gồm trong vương hiệu của họ thành ngữ “vua núi” (king of the mountain) –trong Phạn ngữ (Sanskrit) là parvatabhupala hay sailaraja, trong tiếng Khmer là kurung bnam (3). Người Trung Hoa đã đi đến việc chỉ danh xứ sở bằng vương hiệu này.

    Trung tâm của xứ sở tọa lac tại vùng hạ lưu và đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lãnh địa của nó vào thời cực thịnh bao gồm cả miền nam Việt Nam, miền trung sông Cửu Long, và phần lớn Thung Lũng sông Menam cùng bán đảo Mã Lai. Thủ đô của nó trong một thời kỳ là Vyadhapura, “thành phố của những người săn bắn” (the city of hunters) (4) – trong Hán ngữ là T’e mu, có thể là ký tự của một từ ngữ trong tiếng Khmer (dmâk, dalmâk) có cùng một ý nghĩa (5). Thành phố tọa lạc ở vùng lân cận ngọn đồi Ba Phnom và làng Banam, hai địa điểm trong tỉnh Prei Veng của Căm Bốt mà, trong danh xưng của chúng, được lưu truyền mãi đến thời đại chúng ta để ghi nhớ địa danh cổ xưa này. Theo Sử Ký nhà Lương (History of the Liang) (6) thủ đô này nằm cách bờ biển 500 lí (dặm) (200 km). Khoảng cách này gần tương đương với khoảng cách từ Ba Phnom với địa điểm Óc Eo (7), nơi có tọa lạc, nếu không phải chính là một hải cảng, thì ít nhất cũng là một thị trường có các thương nhân ngoại quốc đến cư ngụ.

    Những tin tức đầu tiên về Phù Nam đến từ một bản tường trình bởi phái bộ của các sứ giả Trung Hoa K’ang T’ai và Chu Ying là những kẻ đã đến thăm viếng xứ sở này vào giữa thế kỷ thứ ba (8). Bản gốc của sự tường thuật của họ đã thất lạc, nhưng vẫn còn lại các đoạn trích dẫn nằm rải rác trong các biên niên sử và trong nhiều bộ toàn thư. Những tài liệu này, cùng với một bản văn bia bằng tiếng Phạn hồi thế kỷ thứ ba, tạo thành tư liệu căn bản của chúng ta về hai thế kỷ đầu tiên trong lịch sử của vương quốc này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...