Tiểu Luận Các vấn đề về nhãn sinh thái

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
    B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN SINH THÁI
    1. Khái niệm Nhãn sinh thái và Chương trình Cấp nhãn sinh thái
    2. Những yêu cầu cơ bản về Nhãn sinh thái cho sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và Những nguyên tắc cơ bản cho một Chương trình Cấp nhãn sinh thái
    3. Vai trò của Nhãn sinh thái
    4. Quy trình cấp Nhãn sinh thái
    5. Một số biểu tượng Nhãn sinh thái
    II/ CHƯƠNG TRÌNH NHÃN SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI
    1. Lịch sử ra đời và phát triển
    2. Chương trình Nhãn sinh thái ở 1 số nước trên thế giới
    3. Kết quả
    III/ CHƯƠNG TRINHG NHÃN SINH THÁI Ở VIỆT NAM
    1. Biểu tượng Nhãn sinh thái Việt Nam
    2. Chương trình Nhãn sinh thái Việt Nam
    3. Kết quả
    IV/ BÌNH LUẬN CỦA NHÓM : KINH NGHIỆM THẾ GIỚI – BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM
    V/ KIẾN NGHỊ - GIẢI PHÁP
    C/ KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO




















    BÀI LÀM
    A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bước sang thế kỷ XXI các vấn đề về môi trường đang trở nên ngày càng nghiêm trong, đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của loài người. Hầu như tất cả các nước trên thế giới đều chịu những tác động xấu từ môi trường . Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, môi trường đã thực sự trở thành một yếu tố gắn liền với cuộc sống con người. Để quản lý và bảo vệ môi trường bên cạnh các công cụ Pháp luật, truyền thông , giáo dục .nhiều quốc gia đã sử dụng công cụ kinh tế mang tính mềm dẻo hơn, trong đó sử dụng Nhãn sinh thái là 1 biện pháp thuộc nhóm công cụ kinh tế nhằm khuyến khích người tiêu dùng và nhà sản xuất bảo vệ môi trường thông qua việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Với cách tiếp cận này nhiều quốc gia đã có các quy định riêng cho mình về Nhãn sinh thái, các công ty – doanh nghiệp cũng thay đổi chiến lược sản xuất tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường để thu hút khách hàng bởi họ nhận thấy người tiêu dùng đang dần thay đổi nhu cầu sang các loại sản phẩm tiêu dùng ít gây ô nhiễm môi trường . Thực tế cho thấy rằng nhãn sinh thái đã trở thành một trong những công cụ kinh tế quan trọng để quản lý và bảo vệ môi trường hiện nay. Bên cạnh việc ra đời của các sản phẩm “Xanh” thì các tổ chức làm nhiệm vụ xây dựng tiêu chí, giám định và cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng ra đời, điều này đã đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển bền vững cũng như yêu cầu của người tiêu dùng.
    Bên cạnh các chương trình nhãn sinh thái của các nước phát triển thì hiện nay ở các nước đang phát triển cũng đã và đang xây dựng Chương trình Nhãn sinh thái, trong đó có Việt Nam.
    Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày càng gia tăng đòi hỏi Việt Nam phải có những biện pháp bảo vệ, đồng thời theo xu thế chung của toàn cầu hướng đến các sản phẩm ít gây ô nhiễm môi trường, nhận thấy được Nhãn sinh thái là công cụ đáp ứng được các vấn đề trên, từ năm 2009 Việt Nam đã xây dựng và thực hiện Chương trình nhãn sinh thái. Có thế thấy rằng Nhãn sinh thái hiện nay đang giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với môi trường và kinh tế, kéo theo đó các điều kiện để các sản phẩm được dán nhãn sinh thái cũng khắt khe hơn.
    Vậy Nhãn sinh thái là gì? Những yêu cầu cơ bản đối với Nhãn sinh thái? Thực tế áp dụng nhãn sinh thái ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như thế nào? Bài viết của Nhóm sẽ phân tích và đánh giá vấn đề này.
    Nhãn sinh thái là một vấn đề tương đối mới ở Việt Nam do đó trong quá trình tìm hiểu và viết bài Nhóm không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến, nhận xét, góp ý của Cô và các bạn. Nhóm xin chân thành cảm ơn !

    B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN SINH THÁI ( NST )
    1. Khái niệm Nhãn sinh thái và Chương trình Cấp nhãn sinh thái
    Nhãn sinh thái (hay còn gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường) có thể được hiểu là các nhãn mác của sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện với môi trường hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Nói một cách khác, Nhãn sinh thái (Ecolabel) là sự công bố bằng lời hoặc ký hiệu hay sơ đồ nhằm chỉ ra các thuộc tính môi trường của sản phẩm và dịch vụ. Qua đó, người tiêu dùng và khách hàng có nhiều thông tin hơn về các tác động của sản phẩm hoặc dịch vụ đối với môi trường và sức khoẻ con người, và họ ngày càng có nhận thức cao hơn đối với những vấn đề môi trường. Hiện nay Nhãn sinh thái đang được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mục đích của nhãn sinh thái là khuyến khích việc sản xuất và tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội gắn với lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp.
    Sự ra đời của nhãn sinh thái có mục đích giúp cho người tiêu dùng nhận biết được những tính năng thân thiện với môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ, để từ đó đưa ra sự lựa chọn của mình. Nếu như sản phẩm được cấp nhãn sinh thái càng ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thì điều đó chứng tỏ nó đã khuyến khích các công ty thay đổi quá trình công nghệ nhằm đáp ứng được các tiêu chí môi trường và yêu cầu của người tiêu dùng, hay nói một cách khác là đạt được kết quả sản xuất và tiêu dùng bền vững.
    Năm 1993, sau khi bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (Bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng) đạt được những thành công và được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, ISO bắt đầu hướng tới lĩnh vực Quản lý môi trường và đã thành lập Uỷ ban TC 207 để xây dựng các tiêu chuẩn về quản lý môi trường. Phạm vi cụ thể của TC 207 là tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực các công cụ và hệ thống quản lý môi trường.
    Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là một bộ tiêu chuẩn tự nguyện quốc tế chỉ ra các khía cạnh khác nhau của việc quản lý môi trường. Tiêu chuẩn về Nhãn sinh thái là nhóm tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đã xác định mục đích chung của nhãn và các công bố môi trường như sau: “ . Thông qua việc trao đổi các thông tin chính xác về môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ, nhằm khuyến khích các đòi hỏi cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ gây tác động xấu lên môi trường ít nhất và nhờ đó nâng cao tiềm năng đối với việc cải thiện môi trường một cách liên tục theo định hướng thị trường.”
    Theo Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, nhãn sinh thái chia thành 3 loại sau:
    - Loại I (ISO 14024:1999): Là chương trình tự nguyện, dựa trên các tiêu chí của bên thứ ba nhằm cấp chứng nhận uỷ quyền sử dụng nhãn môi trường cho các sản phẩm thể hiện được sự thân thiện với môi trường nói chung theo loại hình cụ thể dựa trên việc xem xét chu trình sống của sản phẩm.
    - Loại II (ISO 14021:1999): Là sự tự công bố về môi trường mang tính chất thông tin.
    - Loại III (ISO 14025:2000): Là chương trình tự nguyện được lượng hoá bằng các dữ liệu về sản phẩm dưới các loại chỉ tiêu do Bên thứ ba có trình độ chuyên môn về sản phẩm định trước và dựa trên sự đánh giá chu trình sống của sản phẩm và được một bên thứ ba có trình độ chuyên môn khác xác nhận.
    Điểm chung của cả 3 loại này là đều phải tuân thủ 9 nguyên tắc được nêu trong tiêu chuẩn ISO 14020 : 1998, trong đó điểm mấu chốt là các thông tin đưa ra phải khoa học, chính xác và dựa trên kết quả của quá trình đánh giá vòng đời sản phẩm, các thủ tục phải không cản trở cho hoạt động thương mại quốc tế. Các nguyên tắc này bao gồm:
    · Công bố môi trường và nhãn minh trường phải chính xác, có thể kiểm tra xác nhận được, thích hợp và không gây hiểu lầm
    · Các thủ tục trong việc công bố, sử dụng, áp dụng không được gây trở ngại trong thương mại quốc tế
    · Việc công bố phải dựa trên phương pháp luận khoa học hoàn chỉnh, tạo kết quả chính xác
    · Thông tin về chuẩn cứ, phương pháp luận để chứng minh nhãn phải sẵn có và cung cấp khi có yêu cầu từ bên hữu quan
    · Tính đến các khía cạnh môi trường liên quan đến chu trình sống của sản phẩm khi công bố
    · Không gây kìm hãm sự đổi mới về việc cải thiện kết quả hoạt động về môi trường
    · Hạn chế tối thiểu các yêu cầu mang tính hành chính hoặc các đòi hỏi không hợp lý trong việc sử dụng nhãn
    · Quá trình xây dựng chuẩn cần có sự tham gia của các bên hữu quan
    · Sẵn có thông tin về khía cạnh môi trường của sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng
    Điểm khác nhau cơ bản giữa 3 loại nhãn là cách thức công bố.Với nhãn Loại II, nhà sản xuất tự nghiên cứu, đánh giá và tự công bố nhãn cho mình, còn với nhãn Loai I và Loại III, việc công bố phải được bên thứ 3 chứng nhận, riêng nhãn loại III, các thông số môi trường của sản phẩm còn phải được thông báo rộng rãi trong Báo cáo kỹ thuật.
    Nhãn sinh thái (Ecolabel) thuộc loại I . Đến nay, Nhãn loại I là loại được áp dụng phổ nhất với trên 40 quốc gia tham gia với các tên gọi khác nhau như: Dấu Xanh (Green Seal) ở Mỹ; Sự lựa chọn Môi trường (Environmental choice), Biểu trưng sinh thái ở Canada, Ôxtrâylia, Niu Di Lân .; Dấu Sinh thái (Ecomark) ở Nhật, Ấn Độ .; Nhãn Xanh (Green Mark/Label) ở EU, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan . Tại 4 nước dẫn đầu là Mỹ, Canada, Nhật và Hàn Quốc, có khoảng 20 - 30% sản phẩm có hoạt động môi trường tốt nhất được cấp giấy chứng nhận nhãn môi trường loại I ( Số liệu thống kê tại Trung Tâm Năng suất Việt Nam – vpc.org.vn).
    Về nguyên tắc, nhãn sinh thái tuân thủ phương thức tiếp cận đa tiêu chí và theo chu trình sống của sản phẩm nhằm mục đích thông tin cho người tiêu dùng về việc giảm thiểu một cách thực sự các sức ép về môi trường. Bên cạnh vai trò thông tin cho người tiêu dùng, nhãn sinh thái còn khuyến khích các nhà sản xuất thực hiện các hoạt động môi trường tốt hơn trên cơ sở giảm thiểu các tác động môi trường, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên v.v Nhãn sinh thái là một trong các biện pháp nhằm thông tin và giáo dục người tiêu dùng về các lợi thế môi trường của sản phẩm, đồng thời có thể tạo ra các áp lực đòi hỏi và khuyến khích đổi mới dẫn tới việc giảm các tác động môi trường trong sản xuất và tiêu thụ.
    Hiện nay, các tổ chức quốc tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhãn sinh thái, chủ yếu được đưa ra dựa trên chức năng mà tổ chức đó xem là chức năng chính của nhãn sinh thái :
    + GEN có định nghĩa về nhãn sinh thái như sau: “là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên đánh giá vòng đời sản phẩm”.
    + Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng Thế giới (WB) lại xem nhãn sinh thái là “một công cụ chính sách do các tổ chức phát hành ra để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động tới môi trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại”.
    + Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) lại đưa ra khái niệm: “Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác”.
    Dù được hiểu theo cách nào, Nhãn sinh thái đều cho thấy mức độ giảm thiểu tác động xấu của sản phẩm đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trong một giai đoạn vòng đời sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu vào cho quá trình sản xuất đến quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và loại bỏ sản phẩm đó. Nhãn sinh thái chỉ được cấp cho những sản phẩm ít tác động xấu đến môi trường nhất so với các sản phẩm khác có cùng chức năng. Về bản chất, nhãn sinh thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm.
    Nói cách khác, không giống với các tuyên bố môi trường Loại III với nội dung đưa ra các dữ liệu môi trường được lượng hóa, Nhãn sinh thái ( Loại I ) thể hiện sự công nhận năng suất môi trường ưu việt của sản phẩm; nó đánh dấu sản phẩm có tính ưu việt môi trường cao trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại không được dán nhãn, chứ không buộc người xem phải phân tích tuyên bố môi trường trên các sản phẩm khác nhau để đưa ra kết luận của riêng mình.
    Sự ra đời của nhãn sinh thái có nguồn gốc từ mối lo ngại toàn cầu ngày một tăng về vấn đề bảo vệ môi trường được chia sẻ bởi cộng đồng và ngày càng trở thành 1 gánh nặng lên các chính phủ và doanh nghiệp. Sau đó, tại các quốc gia phát triển, các cơ sở kinh doanh thương mại nhận thấy rằng họ có thể biến mối quan tâm này của thị trường thành cơ hội kinh doanh cho những sản phẩm được bán kèm với những tuyên bố, nhãn mác như “có thể tái chế”, “thân thiện với môi trường”, “chi phí năng lượng thấp”, v.v. Những sản phẩm này sẽ thu hút một bộ phận khách hàng mong muốn thỏa mãn nhu cầu mua sắm của họ mà không làm trầm trọng thêm thiệt hại môi trường do việc sản xuất sản phẩm gây ra. Tuy nhiên, nếu không có sự kiểm soát, việc dán nhãn này có nguy cơ cung cấp thông tin sai lệch cho người dùng, làm rối loạn thị trường. So với khẳng định của nhà sản xuất được dán nhãn trên sản phẩm, người tiêu dùng lại có sự tin tưởng hơn với tiêu chuẩn điều tra và cấp nhãn của bên thứ ba vì tính khách quan của các tổ chức này, dần dần đã dẫn tới sự thành lập các tổ chức công lẫn tư với chức năng cấp nhãn môi trường. Hoạt động này dần được biết đến với cái tên chương trình cấp nhãn sinh thái, hoạt động trên cả phạm vi quốc gia lẫn khu vực.
    Dán nhãn sinh thái là một phương pháp để công nhận sự thân thiện với môi trường được thực hiện trên thế giới. Một “nhãn sinh thái” đánh dấu một sản phẩm đáp ứng những tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu về môi trường nhất định. Khác với những biểu tượng xanh hay những lời tuyên bố của nhà sản xuất hàng hoá và dịch vụ, một nhãn sinh thái được một tổ chức thứ ba trao cho những sản phẩm và hàng hoá được xác định là đáp ứng các chỉ tiêu môi trường nhất định. Ví dụ như khi nhận biết hay mua một sản phẩm có nhãn ENERGY STAR®, người mua biết rằng sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng của EPA.
    Chư­ơng trình cấp nhãn sinh thái đư­ợc là một trong các công cụ kinh tế nhằm cải thiện môi tr­ường đ­ược sử dụng ngày càng rộng rãi để khuyến khích ngư­ời tiêu dùng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trư­ờng, ngoài ra còn là một công cụ marketing có hiệu quả cho sản phẩm.
    Có nhiều hệ thống chương trình cấp nhãn sinh thái khác nhau trên thế giới đã tồn tại hoặc đang được phát triển các chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận. Hiện nay rất nhiều loại sản phẩm, từ sơn, giấy, đến đồ điện tử đã được đánh giá bởi các tổ chức dán nhãn sinh thái trên thế giới; nhiều nước có hệ thống dán nhãn sinh thái được chính phủ phê chuẩn bao gồm cả đồ điện tử trong các sản phẩm được dán nhãn.
    Phạm vi áp dụng và các vấn đề được đề cập đến của các chương trình nhãn sinh thái khác nhau. Có những chương trình có trọng tâm hẹp, chẳng hạn như chỉ tập trung vào 1 ngành công nghiệp (phát triển rừng, hóa học, ), hay chỉ đề cập tới 1 vấn đề môi trường (chất lượng không khí, tiết kiệm năng lượng, ), hay chỉ xem xét 1 giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm (giai đoạn sử dụng, giai đoạn thải bỏ, tái chế, v.v). Vòng đời của sản phẩm bao gồm từ giai đoạn khai thác tài nguyên, sản xuất, phân phối, sử dụng tới loại bỏ hoặc tái chế, Trong giai đoạn sử dụng còn có các yếu tố như sử dụng năng lượng, tài nguyên, cách phát thải vào trong không khí, nước, đất, tác động đến sức khỏe của con người và môi trường, Mỗi giai đoạn vòng đời đều có những tiêu chuẩn quy định riêng.
    Ngoài ra cũng có 1 số chương trình không chỉ xoay quanh các khía cạnh hiệu suất môi trường. Ví dụ, ENERGY STAR tập trung vào việc sử dụng năng lượng trong vận hành thiết bị, trong khi các nhãn sinh thái khác đề cập đến vấn đề môi trường trong vòng đời sản phẩm và có những nhãn sinh thái lại bao gồm các vấn đề về sức khoẻ, sự an toàn và lao động. Người mua hàng có thể dựa trên chương trình nhãn sinh thái mà đưa ra quyết định mua hàng cho phù hợp với các mối quan tâm nhất định của họ. Các tổ chức cũng có thể sử dụng nhãn sinh thái hoặc các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường tự nguyện khác cùng các công cụ kiểm chứng, để ra quyết định mua hàng và mua các sản phẩm “xanh” hơn. Ví dụ, nhãn sinh thái hoặc các chứng nhận có thể sử dụng như là tiêu chuẩn tối thiểu khi đưa ra giá cả hoặc để chọn giữa hai sản phẩm có các tiêu chuẩn khác hoàn toàn tương tự nhau.
    Trên đây là sự khác biệt giữa khái niệm Nhãn sinh thái và Chương trình Cấp nhãn sinh thái. Ứng với mỗi khái niệm có những yêu cầu và nguyên tắc nhất định.
    2. Những yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái cho sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và Những nguyên tắc cơ bản cho 1 chương trình cấp nhãn sinh thái:
    2.1. Những yêu cầu cơ bản về Nhãn sinh thái cho sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường
    Nhãn sinh thái phải được phản ánh chính xác, trung thực và có thể xác minh được
    Lợi ích của nhãn sinh thái chỉ tồn tại khi nhãn sinh thái thật sự có được sự tín nhiệm, tin tưởng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ thật sự không hoài nghi khi những công bố về khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng thực bằng khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng thực bằng những phương pháp, phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại. Đó là những phương pháp được thừa nhận trên phạm vi quốc tế, khu vực hoặc quốc gia, hoặc được đưa ra xem xét để công nhận dùng trong công nghiệp hoặc thương mại. Đồng thời, những phương pháp và phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại này cũng phải đảm bảo xác định được chính xác các khía cạnh và lợi ích môi trường của sản phẩm.
    Nhãn sinh thái không được gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng
    Nhãn sinh thái phải đơn giản, dễ hiểu; những điểm về nội dung khi được công bố phải rõ ràng; biểu tượng, biểu đồ không được quá phức tạp. Trong thực tế, ISO thừa nhận sự tồn tại của nhiều nhãn sinh thái trên cùng một sản phẩm. Điều này dễ dẫn đến những hiểu nhầm hoặc khó hiểu cho người sử dụng. Do đó, nhãn sinh thái cần phải dễ hiểu, hình thức truyền tải thông tin phải hợp lý để người tiêu dùng có nhận thức đúng đắn về nhãn. Khi cần thiết, để tránh sự hiểu nhầm của người tiêu dùng, nhãn sinh thái phải có lời giải thích chi tiết đi kèm.
    Nhãn sinh thái có thể so sánh
    Ngoài một số nhãn sinh thái được xây dựng trên những tiêu chí có thể so sánh, ví dụ hàm lượng tái chế nhiều hơn 10% .nhưng có những nhãn sinh thái không được xây dựng theo kiểu như vậy. Tuy nhiên, những nhãn sinh thái này vẫn phải có khả năng so sánh được, vì phải đảm bảo được tính nổi trội về môi trường so với các sản phẩm có cùng chức năng.
    Nhãn sinh thái không được tạo ra những rào cản không cần thiết cho hoạt động thương mại
    nhãn sinh thái được thiết kế cho loại sản phẩm cụ thể, trong điều kiện về phạm vi, thời gian và không gian khác nhau; quy trình, thủ tục và phương pháp thực hiện khác nhau nên sẽ dẫn đến những sự khác biệt về tiêu chuẩn, trong việc chứng nhận và cấp nhãn. Do đó, sự thừa nhận lẫn nhau của nhãn sinh thái ở một khía cạnh hay toàn bộ quy trình được khuyến khích nhằm giảm bớt sự khác biệt này.
    Nhãn sinh thái phải tạo ra được sự cải thiện môi trường liên tục dựa trên những định hướng thị trường
    Do ưu thế về tính năng môi trường của nhãn tạo sự cạnh tranh giữa những người cung cấp, nên nếu việc đánh giá các khía cạnh và tác động môi trường chỉ mang tính bất định mà không có sự cải thiện một cách liên tục thì ưu thế này sẽ ngày càng suy giảm. Ngược lại, sự linh hoạt trong việc đánh giá và nâng cao hơn các lợi ích môi trường sẽ buộc người cung cấp phải thường xuyên cải tiến công nghệ, kỹ thuật, thay thế bằng những sản phẩm ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn, từ đó liên tục tạo ra sự cải thiện về môi trường.
    Ta cũng có thể tìm thấy những yêu cầu đối với 1 nhãn sinh thái đạt chuẩn được tóm lược trong Bộ tiêu chuẩn ISO 14020 cho việc cấp Nhãn môi trường (bao gồm cả nhãn sinh thái) như sau: tính chính xác, tránh những rào cản thương mại không cần thiết, có cơ sở khoa học, có thông tin về phương pháp, tiếp cận từ khía cạnh vòng đời sản phẩm, cho phép cải tiến, giảm thiểu gánh nặng quản lý, quá trình công khai và được sự đồng thuận.
    2.2. Những nguyên tắc cơ bản cho một Chương trình cấp nhãn sinh thái
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...