Báo Cáo Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước ASEAN và các bài học rút ra cho Việt

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài nghiên cứu này xem xét, phân tích chi tiết những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát
    triển gần đây của ngành công nghiệp điện và điện tử của Thái Lan, Malaysia, Indonesia
    và Philipines. Đối với mỗi quốc gia chúng tôi sẽ tiến hành phân tích chính sách công
    nghiệp, quá trình phát triển công nghiệp và và các ưu tiên từ chính phủ từ quan điểm của
    các doanh nghiệp Nhật bản .Bài nghiên cứu này cũng cung cấp các bài học kinh nghiệm
    tham khảo cho Việt nam trong tình hình ngành công nghiệp điện và điện tử của Việt nam
    còn trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Những thông tin trong bài nghiên cứu này được
    đưa ra dựa vào quá trình nghiên cứu lâu dài và quá trình làm việc tư vấn trong ngành
    điện và điện tử của các nước khu vực Đông Á của tác giả. Những thông tin trong bài viết
    cũng được cập nhật nhiều hơn từ những nghiên cứu chuyên sâu cho tổ chức hợp tác quốc
    tế Nhật Bản (JICA) trong các năm 2003 và 2004.

    I .Thái Lan
    1.Chính sách công nghiệp.

    Trong suốt thập kỷ 70 Thái Lan đã thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu cho
    ngành điện và điện tử thông qua những khuyến khích về thuế cho xuất khẩu. Theo sau
    Thoả Thuận Plaza năm 1985, Thái Lan phát triển nguồn điện, các khu công nghiệp và các
    cơ sở hạ tầng khác đồng thời thực hiện những cải cách luật pháp bao gồm luật liên quan
    đến tỷ lệ góp vốn để đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh tự do cho các công ty nước
    ngoài. Điều này đã đưa đến kết quả là một số lượng lớn các nhà đầu tư với định hướng
    xuất khẩu đầu tư vào Thái Lan từ Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Kể từ đó, đầu tư
    nước ngoài vào Thái lan tăng lên liên tục cho đến giữa thập kỷ 90 khi mà nền kinh tế
    Thái Lan lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng với sự tụt giá của đồng Bạt
    vào năm 1997. Từ đó Bộ Công Nghiệp Thái Lan đã tiến hành thực hiện cải cách triệt để
    cơ cấu ngành công nghiệp và sự phát triển của các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Từ
    nửa cuối thập kỷ 90 trở đi một thực tế nổi lên là đầu tư nước ngoài vào Thái Lan đã bị
    giảm xuống nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, sự nổi lên và cạnh tranh
    quyết liệt từ Trung Quốc. Tuy nhiên dịch bệnh SARS đã làm cho các nhà đầu tư thấy sự
    cần thiết phải phân tán rủi do kinh doanh về mặt địa lí hơn là chỉ tập trung tất cả các dự
    án vào đầu tư vào Trung Quốc. Kết quả là đã có sự phục hồi đầu tư vào Thái Lan, một đất
    nước có môi trường đầu tư thuận lợi và tiềm năng phát triển cao đặc biệt là ngành sản
    xuất ô tô. Mặc dù môi trường đầu tư trong khu vực đang thay đổi nhanh tróng do sự cạnh
    tranh đang nổi lên của Trung Quốc và sự tháo dỡ những rào cản thương mại theo hiệp
    định tự do thương mại Đông Nam Á (AFTA), ngành điện và điện tử ở Thái Lan đã dần
    hồi phục và phát triển mạnh trong những năm gần đây một phần là nhờ vào những tiến bộ
    trong các nỗ lực của chính phủ trong việc cải cách cơ cấu kinh tế.

    Ở Thái Lan những chính sách khuyến khích dành cho các nhà đầu tư nước ngoài đã được
    Ủy Ban Đầu Tư ( BOI ) thực hiện theo một phương thức nhằm đạt được một sự cân bằng
    giữa các công ty nước ngoài và các công ty trong nước. Trước đây, chính phủ có nhiều
    chính sách hạn chế về tỷ lệ góp vốn nước ngoài dựa trên sự tham gia của thị trường trong
    nước và việc đóng góp vào xuất khẩu. Một đặc điểm nổi bật của hệ thống chính sách này
    là chính phủ Thái Lan điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ưu đãi từng vùng ( từ vùng một đến
    vùng ba ) theo đó mỗi vùng sẽ có những sự khuyến khích khác nhau cho các nhà đầu tư
    bao gồm mức giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trao cho các công ty đóng ở
    các vùng khác nhau. Điều này nhằm hạn chế việc tập trung quá mức các công ty nước
    ngoài đóng ở thủ đô Băng Cốc. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng kinh tế thì hầu hết
    những hạn chế này đã được dỡ bỏ. Từ khi chính phủ do thủ tướng Thaksin lên lãnh đạo,
    chính phủ chuyển những ưu đãi khuyến khích cho những dự án phát triển khoa học và
    công nghệ, các dự án nghiên cứu và phát triển ( R&D) nhằm khuyến khích thúc đẩy việc
    chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Thái Lan.
    Sự ra đời và vai trò của Viện Điện và Điện Tử (EEI) đối với sự phát triển công nghiệp
    điện và điện tử ở Thái Lan.
    Viện Điện và Điện Tử ( VĐ&ĐT ) được thành lập vào năm 1998 bởi Bộ Công Nghiệp
    như là một cơ quan độc lập với mục đích phục vụ lợi ích chung cho ngành điện và điện tử
    như là một trong những kế hoạch hành động cụ thể nhằm thay đổi cơ cấu ngành công
    nghiệp. Một số chức năng như việc thiết lập các chính sách cho các ngành khác, dự thảo
    ngân sách và các dịch vụ dành cho các doanh nghiệp tư nhân đã được chuyển từ Bộ Công
    Nghiệp sang VĐ&ĐT. Bảy Viện với chức năng vai trò tương tự như viện điện và điện tử
    , bao gồm một viện phụ trách về ngành công nghiệp ô tô cũng, cũng được thành lập.
    VĐ&ĐT bắt đầu hoạt động vào đầu năm 1999, đóng vai trò là cơ quan chính phủ thúc
    đẩy ngành điện và điện tử của Thái Lan phát triển. Nó cũng đóng một vai trò vô cùng
    quan trọng trong việc tạo ra cầu nối giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước cũng như
    phối kết hợp lợi ích từ việc hợp tác giữa các công ty tư nhân với nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...