Tiểu Luận Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Toàn cầu hoá đang là một xu thế tất yếu của thời đại, nó diễn ra mạnh mẽ khắp các
    châu lục, chi phối đời sống kinh tế của hầu hết các nền quốc gia trên thế giới. Giai đoạn
    này được xem là thời cơ cho những nước đang phát triển, có thể hội nhập một cách nhanh
    chóng với những nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, mặt trái của toàn c ầu hóa là
    kéo theo những vấn đề môi trường, an sinh, chính trị, xã hội các vấn đề này ảnh hưởng
    đến sự phát triển của toàn thể loài người không chỉ trong vài năm mà hàng trăm năm sau.
    Do đó con người phải nhanh chóng tìm cách khắc phục hậu quả mà mình gây ra.
    Để tìm được hướng giải quyết thích hợp và toàn diện, triết học với tư cách là
    phương pháp luận chung nhất đóng vai trò định hướng cho con người nhận thức bản chất
    của vấn đề, các qui luật chi phối sự vận động và từ đó đề ra hướng giải quyết phù hợp đối
    với thực tiễn. Trong khuôn khổ của bài tiểu luận chỉ xin đưa ra một số vấn đề nổi cộm có
    ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống c ủa nhân loại đồng thời nhấn mạnh vai trò của triết học
    trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
    1




    Tiểu luận triết học
    I. Toàn cầu hóa và các vấn đề toàn cầu.
    1. Toàn cầu hóa là gì?
    Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới mẻ, mà trái lại, đã xuất hiện ở thế kỷ XV
    và diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX. Theo Thomas L. Friedman - tác giả cuốn thế
    giới phẳng - loài người đã và đang trải qua ba làn sóng toàn cầu hóa. Làn sóng thứ nhất
    được đánh dấu với sự kiện Christopher Columbus tìm ra Châu M ỹ, kết nối thế giới cũ
    (Châu Âu) và Thế giới mới (Châu Mỹ). Làn sóng thứ hai đánh dấu bởi sự ra đời của máy
    hơi nước, động lực cho cuộc cách mạng Công nghiệp ở Anh rồi lan ra khắp Châu Âu.
    Làn sóng toàn c ầu hóa thứ ba bắt đầu những năm 1980 và kéo dài đến nay với sự ra đời
    của công nghệ thông tin và s ự phát triển của nhiều công nghệ khác. Loài người đang ở
    trong làn sóng thứ ba này.
    Vậy thế nào là toàn c ầu hóa?
    Toàn cầu hóa có thể hiểu là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và
    trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các
    quốc gia, các tổ chức hay các các nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế . trên quy mô toàn cầu.
    Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa được dùng để chỉ các tác động của thương
    mại nói chung và t ự do hóa thương mại hay tự do thương mại nói riêng. Cũng ở góc độ
    kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng
    chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.
    Mặt tích cực:
     Thúc đẩy mạnh mẽ và nhanh chóng việc phát triển xã hội của lực lượng sản xuất,
    đưa lại sự tăng trưởng cao
     Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng để nâng
    cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
    Mặt hạn chế:
     Toàn cầu hóa đã làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào hố sâu ngăn cách
    giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
     Toàn cầu làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn hơn
    (từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém về an toàn chính trị) hoặc tạo ra
    nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...