Luận Văn Các vấn đề môi trường trong quá trình đô thị hoá – công nghiệp hóa ở Thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Trên cơ sở phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của
    quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, cùng với kết quả khảo sát diễn biến chất lượng môi
    trường ở thành phố Đà Nẵng, bài báo đưa ra một số các giải pháp khống chế và giảm thiểu tác
    động tiêu cực của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở thành phố Đà Nẵng.
    1. MỞ ĐẦU
    Đô thị hoá – công nghiệp hoá (ĐTH – CNH ) là xu hướng tất yếu của một nền kinh tế phát
    triển. Tuy nhiên, quá trình ĐTH – CNH luôn đồng nghĩa với quá trình làm biến đổi môi
    trường tự nhiên, ở cả hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực; do vậy việc kiểm soát quá trình
    ĐTH – CNH luôn là vấn đề thách thức của các nước phát triển nhằm đạt được mục tiêu phát
    triển bền vững. Tại hội nghị “Sáu thành phố lớn trao đổi kinh nghiệm quản lý đô thị” tổ chức
    tại Hà Nội, trong hai ngày 6 và 7/4/2005, các vấn đề bức xúc về môi trường đô thị và công
    nghiệp ở Việt Nam đã được báo động.
    Nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, thành phố Đà Nẵng là một trong những
    địa phương có quá trình ĐTH – CNH phát triển mạnh của Việt Nam. Bên cạnh những thành
    tựu trong phát triển kinh tế – xã hội đã đạt được, trong những năm qua thành phố Đà Nẵng
    đang phải đương đầu với những vấn đề bức xúc về sự suy giảm chất lượng môi trường sống,
    do vậy được chọn làm vùng nghiên cứu điển hình.
    Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Đà Nẵng là 1.255,53 km2, trong đó: nội thành
    213,00 km2, ngoại thành: 1.042,53 km2 và huyện đảo Hoàng Sa là 305 km2, được chia thành 5
    quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn) và 2 huyện (Hòa Vang,
    Hoàng Sa) với 47 phường/xã. Là một bộ phận của dãy Trương Sơn, Đà Nẵng có địa hình núi
    cao và dốc tập trung ở phía Bắc ( đèo Hải Vân với độ cao trung bình trên 700 m) ở phía Tây và
    Tây Nam ( với nhiều ngọn núi cao trên 1.000 m); vùng đồng bằng ven biển hẹp, bị chia cắt bởi
    nhiều sông, suối ngắn và dốc, các con sông lớn là sông Hàn, sông Cu Đê và sông Phú Lộc.
    Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 đã xác định sẽ giảm 1.648,77
    ha đất sản xuất nông nghiệp để chuyển sang đất chuyên dùng ( 911,63 ha), đất ở (700,80 ha) và
    đất phi nông nghiệp khác (36,34 ha). Trong nhóm đất chuyên dùng đất sản xuất kinh doanh quy
    hoạch tăng từ 1.699,23 ha lên đến 5.985,82 ha; đất khu công nghiệp tăng từ 796,77 ha lên đến
    2.423,50 ha.
    Biến động cơ cấu sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng được minh họa trong Bản đồ 1 và
    Bản đồ 2 phần phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...