Luận Văn Các vấn đề chung về thiết kế tàu đệm khí và khả năng ứng dụng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Bài báo này hướng đến mục đích giới thiệu khái quát về chủng loại tàu đệm
    khí – Hovercraft hay còn gọi là tàu trên gối khí – ACV. Do vậy bài báo chỉ đề cập đến các
    nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất của tàu đệm khí, một vài khác biệt chủ yếu so với nhóm tàu
    nổi truyền thống, những điểm chính yếu trong vấn đề thiết kế và qui trình thi công đóng mới.
    Xem xét đến khả năng khai thác chủng loại tàu này sau khi đã thiết lập qui trình tính toán
    trong hồ sơ thiết kế, cách thức đăng kiểm và đóng mới chiếc đầu tiên tại Việt Nam.
    Từ khóa: tàu đệm khí – Hovercraft, ACV, tốc độ tối đa của tàu thuyền.
    1.GIỚI THIỆU CHUNG
    1.1. Tổng quan tình hình
    Các tàu thuyền thương mại đã đạt được tốc độ vào khoảng 40 knots. Trong những năm
    thập niên 20 của thế kỉ trước các tàu thuyền lớn đã đạt được tốc độ này. Đây là vấn đề cực kỳ
    khó khăn cho bài toán thiết kế giảm sức cản, cải thiện hệ thống động lực. Lực cản thủy động là
    nguyên nhân chính hạn chế tốc độ tối đa của tàu thuyền. Khả năng có thể giảm thiểu được lực
    cản sóng đó là phủ kín hay cô lập phần thân tàu sao cho nó không tiếp xúc với mặt nước [1,2].
    Ý tưởng này gắn liền với một số phương tiện vận chuyển mới ra đời như: tàu trên gối khí
    (ACV), tàu đệm khí sử dụng hiệu ứng mặt thoáng (SES), tàu bay ứng dụng hiệu ứng mặt đất
    (WIG hay PARWIG) (Hình 1).
    Hình 1. Phân loại tàu cao tốc
    ACV ra đời với ý tưởng thiết kế tàu có một lớp đệm khí ở giữa phần thân tàu và mặt nước.
    Với thiết kế này thì phần thân tàu sẽ cách mặt nước một khoảng thích hợp sao cho lực cản
    sóng được giảm tối đa.
    Tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có một vài công ty tư nhân đề cập tới việc thiết kế và chế
    tạo thử tàu đệm khí nhẹ 2 chỗ ngồi nhưng chưa có nơi nào đi đến kết quả là một thử nghiệm
    cuối cùng. Tuy các đơn vị này ít nhiều khó khăn trong việc triển khai các nghiên cứu nhằm đi
    đến một thiết kế hoàn chỉnh, nhưng họ cũng đã mạnh dạn đầu tư để vừa thiết kế vừa chế tạo
    thử với kinh phí khá lớn. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu tìm kiếm một giải pháp
    TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 14 - 2009
    Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM Trang 13
    kỹ thuật phù hợp nhằm đi tiếp bước thứ hai sau thivề chuyển giao công nghệ cho các công ty
    đang quan tâm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...