Chuyên Đề Các vấn đề chung về ngân hàng thương mại

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các vấn đề chung về ngân hàng thương mại
    PHẦN I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    I. Các loại hình ngân hàng thương mại
    1. Một số định nghĩa về ngân hàng thương mại
    Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
    Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng và trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán (của Việt Nam).
    Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính (của Mỹ).
    Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.
    Qua các định nghĩa về ngân hàng thương mại ta thấy được nhiệm vụ cũng như lợi ích của ngân hàng thương mại:
    - Là một tổ chức được phép ký thác với trách nhiệm hoàn trả.
    - Đó là một tổ chức được phép sử dụng ký thác của công chúng cho chính mình.
    - Mục đích sử dụng ký thác của công chúng là để cho vay, chiết khấu và thực hiện các dịch vụ tài chính khác.
    Tại Việt Nam thì ngân hàng thương mại được phân loại dựa vào hai tiêu chí:
    * Căn cứ vào hình thức sở hữu và đối tượng kinh doanh
    - Căn cứ vào hình thức sở hữu:
    Ngân hàng thương mại quốc doanh
    Ngân hàng thương mại cổ phần
    Ngân hàng thương mại liên doanh
    Ngân hàng thương mại nước ngoài
    - Căn cứ vào đối tượng kinh doanh
    Ngân hàng công thương
    Ngân hàng nông nghiệp
    Ngân hàng ngoại thương
    Ngân hàng thương nhân.
    Với một ngân hàng thương mại kiểu mẫu trên thế giới cung cấp cho khác hàng rất nhiều dịch vụ tài chính: Có 25 dịch vụ tài chính ngân hàng thương mại có thể cung cấp thế nhưng với hệ thống ngân hàng còn non trẻ chưa còn thiếu nhiều yếu tố cộng với kinh nghiệm không nhiều: kỹ thuật, pháp lý, rủi ro lãi suất, vốn, nên cho đến nay việc cung cấp tất cả 25 dịch vụ là chưa thể được.
    Như vậy, mục tiêu hoạt động của ngân hàng thương mại khác hẳn mục tiêu hoạt động của ngân hàng trung ương là quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác, tính chất kinh doanh chỉ là phương tiện để nâng cao hiệu quả công tác nhà nước của ngân hàng trung ương thì kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ để tìm kiếm và tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi khuôn khổ của pháp luật lại là mục tiêu cơ bản, xuyên suốt quá trình hoạt động của ngân hàng thương mại.
    Mặc dù khi mới ra đời, hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là cho vay và làm trung gian thanh toán nhưng ngày nay hoạt động của nó rất đa dạng. Ngoài các nghiệp vụ truyền thồng, các ngân hàng thương mại ngày càng mở rộng và phát riển khai thêm nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới: tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo hành và đại lý phát hành, quản lý danh mục đầu tư
    2. Chức năng của ngân hàng thương mại
    2.1. Chức năng trung gian tín dụng
    Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay. Điều đó chứng tỏ rằng một trong những chức năng quan trọng của ngân hàng thương mại là làm trung gian tín dụng. Tức là một mặt ngân hàng thương mại huy động các khoản tiền nhàn rỗi ở mọi chủ thể trong xã hội từ các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan nhà nước Mặt khác, ngân hàng thương mại dùng nguồn vốn đã huy động được để cho vay lại đối với các chủ thể có nhu cầu bổ sung vốn. Theo cách thức đó, ngân hàng thương mại thực sự là một cầu nối giữa những chủ thể dư thừa tạm thời về vốn và những chủ thể thiếu vốn tiền tệ tạm thời cần vay, qua đó góp phần tạo lợi ích cho cả 3 bên: người gửi tiền, ngân hàng và người cho vay.
    Người gửi tiền: nhận được lợi tức tiền gửi do ngân hàng trả cho họ và còn nhận được các phương tiện thanh toán qua ngân hàng khá an toàn, nhanh chóng, thuận lợi.
    Người đi vay: sẽ thoả mãn được nhu cầu kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dùng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh hoặc đời sống xã hội.
    Ngân hàng thương mại: sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch lãi suất cho vay và đi vay. Lợi nhuận này chính là cơ sở, là điều kiện để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
    Như vậy, với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần bổ sung thêm một kênh điều chuyển vốn cho nền kinh tế, làm phong phú thêm hệ thống các kênh dẫn vốn, phục vụ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm cho người lao động.
    2.2. Chức năng trung gian thanh toán
    Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại cung cấp các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, tiết kiệm chi phí cho các chủ thể tham gia thanh toán và nâng cao khả năng tín dụng.
    Việc mở tài khoản, cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán làm cho ngân hàng thương mại trở thành một trung tâm thanh toán cho nền kinh tế. Thay cho việc thanh toán trực tiếp, các doanh nghiệp, cá nhân có thể nhờ ngân hàng thương mại thực hiện những công việc này dựa trên những khoản tiền mà họ đã gửi ở ngân hàng, bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của người phải trả sang tài khoản tiền gửi của người được hưởng trên cơ sở những phương tiện thanh toán khác nhau, với kỹ thuật ngày càng tiên tiến và thủ tục ngày một đơn giản.
    Những dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại ngày càng được ưa chuộng vì nó đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí hơn cho những chủ thể trong nền kinh tế.
    Đối với khách hàng của ngân hàng thương mại, nhờ các công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành ngày càng đa dạng (Séc, thẻ thanh toán, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu ) mà các khách hàng có thể lựa chọn một trong các phương tiện thích hợp, hạn chế được những rủi ro việc nắm giữ và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và mang lại nhiều tiện ích khác.
    Đối với ngân hàng thương mại, khi thực hiện chức năng trung gian thanh toán sẽ tạo điều kiện để tăng thêm doanh số hoạt động tín dụng. Bởi lẽ muốn thanh toán qua ngân hàng, khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Trên cơ sở giúp ngân hàng huy động số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng để cho vay, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời qua chức năng này, ngân hàng thương mại cũng đã góp phần giám sát kỷ luật tài chính, giữ gìn kỷ cương kinh tế-tài chính trong toàn xã hội.
    Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhờ thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng mà giảm được chi phí in ấn, phát hành và quản lý lưu thông tiền mặt, qua đó góp phần giảm chi phí xã hội.
     
Đang tải...