Tài liệu Cấc trúc tài chính của các tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Cấc trúc tài chính của các tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU
    *Lư do chọn đề tài:
    Trong những năm gần đây, sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn kinh tế nhà nước như góp phần khẳng định cho sự vươn ḿnh của nền kinh tế Việt Nam; và trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ có những tập đoàn kinh tế lớn mạnh hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, con đường đạt đến mục tiêu ấy không dễ dàng chút nào. Cũng như giấc mơ của lănh đạo Vinashin là sẽ đưa tập đoàn này lên vị trí hàng đầu thế giới về lĩnh vực đóng tàu, tất cả sẽ chỉ là giấc mơ nếu như không có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời đối với các đầu tàu kinh tế này. Sự sụp đổ của tập đoàn Vinashin đă làm thức tỉnh không chỉ những nhà lănh đạo mà c̣n thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp xă hội. V́ sự tồn vong của các tập đoàn kinh tế nhà nước không chỉ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công ăn việc làm của họ, mà hơn nữa mỗi công dân đều có một phần đóng góp vào nguồn vốn khổng lồ mà nhà nước đă và đang đổ vào các tập đoàn này. Mặt khác các tập đoàn kinh tế nhà nước c̣n có trọng trách quan trọng trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế, làm đầu tàu cho các doanh nghiệp trong nước để đương đầu với sóng to, gió lớn trên con đường hội nhập. V́ vậy muốn nền kinh tế Việt Nam khỏe mạnh, th́ việc pḥng bệnh cho các tập đoàn kinh tế nhà nước là việc làm hết sức quan trọng, chứ không để đổ bệnh như Vinashin rồi mới t́m thuốc chữa. Hiện nay, hiệu quả của các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa cao, chưa tương xứng với điều kiện thuận lợi có được. Đồng thời tiềm ẩn nhiều bất cập liên quan đến bộ máy tổ chức, cơ chế quản lư của Nhà nước; đầu tư tràn lan, hiệu quả thấp; đua nhau vay nợ nước ngoài, Tất cả các vấn đề kể trên đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cấu trúc tài chính của tập đoàn, đồng thời cấu trúc tài chính lại là một vấn đề đáng quan tâm không ngoại trừ một loại h́nh doanh nghiệp nào. Do đó việc t́m hiểu “Cấc trúc tài chính của các tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam”, theo tôi là một đề tài thú vị và đáng được quan tâm.



    * Phạm vi đề tài:
    Nội dung chính của đề tài này là phân tích cấu trúc tài chính để t́m ra những khuyết điểm trong quản lư tài chính của các tập đoàn. Tuy nhiên do những đặc trưng riêng có ở các tập đoàn kinh tế nhà nước mà chính những điều này tạo nên sự khác biệt lớn trong cấu trúc tài chính của chúng so với các doanh nghiệp khác, nên trước hết bài viết này sẽ đưa ra cái nh́n khái quát về mô h́nh tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam. Sau đó sẽ làm rơ tác động của các yếu tố đó đến cấu trúc tài chính của tập đoàn như thế nào.
    Do những hạn chế về thu thập số liệu nên bài viết không thể đưa ra những thông tin chi tiết về t́nh h́nh tài chính của mỗi tập đoàn mà chỉ có thể phân tích t́nh h́nh tổng quát và đưa ra một vài trường hợp tiêu biểu. Bài viết sẽ sử dụng phương pháp định tính là chủ yếu dựa trên những hiểu biết về mô h́nh tập đoàn kinh tế, những kiến thức tài chính nền tảng, các thông tin kinh tế vĩ mô, và các số liệu được công bố của các tập đoàn kinh tế nhà nước, kết hợp với phương pháp định lượng bằng việc tính toán và phân tích các chỉ số tài chính cơ bản từ số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính của một số trường hợp tiêu biểu. Đó là hạn chế lớn nhất của bài viết này. Nhưng trong khả năng giới hạn, hi vọng bài viết có thể làm rơ phần nào nguyên nhân, thực trạng, hậu quả và giải pháp cho t́nh trạng mất cân đối trong cấu trúc tài chính của các tập đoàn hiện nay.









    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LƯ LUẬN
    1.1. Tập đoàn kinh tế nhà nước
    1.1.1. Giới thiệu khái quát về tập đoàn kinh tế
    1.1.1.1. Khái niệm
    Hiện nay, cụm từ “tập đoàn kinh tế” hay mô h́nh công ty mẹ - công ty con xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và không c̣n xa lạ ở nước ta. Tuy nhiên, thế nào được gọi là một tập đoàn kinh tế đúng nghĩa? Th́ hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn v́ ở Việt Nam chưa có định nghĩa chính xác về tập đoàn kinh tế, sau đây là một vài định nghĩa được thừa nhận tương đối rộng răi:
    * Theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 th́ tập đoàn kinh tế được xếp là một thành phần trong nhóm công ty, cụ thể như sau: Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Thành phần của nhóm công ty gồm có:
    · Công ty mẹ, công ty con.
    · Tập đoàn kinh tê.
    · Các h́nh thức khác.
    * Theo viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương CIEM th́: Khái niệm tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô h́nh này, công ty mẹ nắm quyền lănh đạo, chi phối hoạt động của công ty con về tài chính và chiến lược phát triển.
    * Theo TS.Trần Tiến Cường, trưởng ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (Viện nghiên cứu và quản lư kinh tế trung ương) trong dự thảo nghị định về h́nh thành, tổ chức, hoạt động và giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước th́ tập đoàn kinh tế nhà nước là nhóm các công ty, liên kết chủ yếu dưới h́nh thức công ty mẹ - công ty con, có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên, tạo thành tổ hợp kinh doanh gắn bó với nhau .
    Về vấn đề định nghĩa tập đoàn kinh tế c̣n rất nhiều tranh căi, tuy nhiên ta có thể tạm hiểu tập đoàn kinh tế là một tổ chức kinh tế có những đặc điểm sau:
    ã Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được h́nh thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các h́nh thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợpkinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới h́nh thức công ty mẹ - công ty con.
    ã Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng kư kinh doanh theo quy định của luật doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định.
    ã Công ty mẹ được tổ chức dưới h́nh thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 15 điều 4 của luật doanh nghiệp. Công ty con được tổ chức dưới h́nh thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của luật doanh nghiệp hoặc của pháp luật liên quan.
    Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lư và hoạt động phù hợp với h́nh thức tổ chức doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp, pháp luật liên quan và điều lệ công ty.
    ã Cụm từ “tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ, phù hợp với các quy định từ điều 31 đến điều 34 của luật doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp.
    ã Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo tài chính hợp nhất, giám sát hoạt động tài chính của tập đoàn kinh tế, của nhóm công ty mẹ - công ty con thuộc tập đoàn kinh tế.
    Qua những đặc điểm trên ta thấy khái niệm tập đoàn kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi h́nh thức công ty mẹ - công ty con. Do đó, khái niệm này cũng cần được làm rơ. Đặc trưng của quan hệ công ty mẹ – công ty con là:
    ã Công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lư độc lập, có tài sản riêng (pháp nhân kinh tế đầy đủ).
    ã Công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định liên quan đến hoạt động của công ty con.
    ã Công ty mẹ chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con thông qua một số h́nh thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm hội đồng quản trị, ban lănh đạo hoặc quyền tham gia quản lư.
    ã Vị trí công ty mẹ và công ty con chỉ trong mối quan hệ giữa hai công ty với nhau và mang tính tương đối, tức công ty con này có thể là công ty mẹ của một công ty khác. Do đó, mô h́nh quan hệ này sẽ tạo cho cơ cấu tổ chức của các công ty trong nhóm có chiều sâu không hạn chế. Tức là mô h́nh này sẽ có thể gồm rất nhiều cấp: công ty mẹ, công ty con, công ty cháu .
    ã Trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con nói chung là trách nhiệm hữu hạn. Tuỳ thuộc vào loại h́nh pháp lư của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của ḿnh với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con.
    1.1.1.2. Mô h́nh tổ chức của tập đoàn kinh tế
    Trên thế giới, mô h́nh tập đoàn thông thường được phân loại theo ba yếu tố: cơ chế đầu tư vốn, cơ chế liên kết kinh doanh, cơ chế (hay phương thức) quản lư.
    v Theo cơ chế đầu tư vốn, tập đoàn có thể có lựa chọn một trong các mô h́nh đầu tư: đơn cấp, đồng cấp, đa cấp, hoặc hỗn hợp (phối hợp nhiều h́nh thức đầu tư).
    ã Trong mô h́nh đầu tư đơn cấp, công ty mẹ lẫn công ty con đều chỉ đầu tư xuống một cấp trực tiếp, không đầu tư xuống cấp xa hơn.
    ã Trong đầu tư đồng cấp, các công ty trong cùng một cấp đầu tư qua lại.
    ã Trong mô h́nh đa cấp, các công ty, đặc biệt là công ty mẹ, vừa đầu tư trực tiếp vào các công ty con, đồng thời cũng đầu tư trực tiếp vào các công ty “cháu”, “chắt” ở dưới, không thông qua công ty trung gian nào.
    ã Cuối cùng, mô h́nh hỗn hợp là mô h́nh phối hợp nhiều h́nh thức đầu tư (đơn cấp, đồng cấp, đa cấp) giữa các công ty trong tập đoàn.
    v Theo cơ chế liên kết kinh doanh, tập đoàn có thể có các mô h́nh: liên kết theo chiều dọc, liên kết theo chiều ngang, và liên kết hỗn hợp.
    ã Cấu trúc ngang: Bao gồm các doanh nghiệp thành viên trong cùng một lĩnh vực và cùng cấp độ sản xuất, thương mại. Chủ yếu dùng để h́nh thành liên kết chống lại sự thôn tính và cạnh tranh của doanh nghiệp hoặc hàng hóa bên ngoài. Công ty mẹ thực hiện chức năng quản lư, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn, đồng thời trực tiếp kinh doanh những dịch vụ, khâu liên kết chính của tập đoàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty con hoạt động (xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm chính; nghiên cứu khoa học; nắm giữ và cung cấp các trang thiết bị, dịch vụ quan trọng, hoạt động kinh doanh tài chính). Các công ty con có thể được tổ chức phân công chuyên môn hóa và phối hợp để sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh theo đặc thù công nghệ của ngành.
    ã Cấu trúc dọc: Liên kết giữa các doanh nghiệp khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ về công nghệ, tạo thành một liên hợp sản xuất - kinh doanh - thương mại hoàn chỉnh. Doanh nghiệp thành viên tập đoàn hoạt động trong các khâu của một quá tŕnh sản xuất tạo giá trị và cung ứng dịch vụ khép kín từ thượng nguồn đến hạ nguồn. Họ ít phụ thuộc vào bên ngoài trong quá tŕnh tạo giá trị. Công ty mẹ là công ty có tiềm lực kinh tế mạnh nhất, nắm giữ các bộ phận then chốt nhất trong dây chuyền công nghệ, đồng thời thực hiện chức năng quản lư, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn. Cấu trúc này đă lỗi thời. Việc tự cung cấp đầu vào hay xử lư nguyên liệu không hiệu quả bằng tự thoả thuận hợp đồng từ các đối tác bên ngoài. Dù vậy vẫn c̣n trong một số lĩnh vực đặc thù.
    ã Cấu trúc hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực: Doanh nghiệp thành viên tập đoàn hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn khác nhau tuy nhiên có quan hệ chặt chẽ về mặt tài chính. Một thành viên có thể không hoặc ít quan hệ kinh doanh với thành viên khác. Công ty mẹ không nhất thiết trực tiếp sản xuất kinh doanh mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn; điều tiết, phối hợp kinh doanh bằng chiến lược, kế hoạch phát triển, kinh doanh thống nhất.
    v Theo cơ chế quản lư, tập đoàn có thể lựa chọn một trong các mô h́nh: tập trung, phân tán, hay hỗn hợp.
    ã Trong mô h́nh tập trung, quyền lực được tập trung ở cơ quan đầu năo (thường là công ty mẹ).
    ã Trong mô h́nh phân tán, công ty mẹ chỉ đưa ra định hướng và kiểm soát định hướng (như chiến lược, các chính sách lớn về tài chính, đầu tư, nhân sự ), giao quyền tự chủ hoạt động cho các công ty con.
    ã Trong mô h́nh hỗn hợp, công ty mẹ vừa giao quyền tự chủ cho các công ty con, vừa thâu tóm quyền lực ở một số lĩnh vực trọng yếu.
    1.1.2. Tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam
    1.1.2.1. Định nghĩa
    Như đă nói ở trên vấn đề định nghĩ tập đoàn kinh tế c̣n chưa được sáng tỏ, do đó để định nghĩa thế nào là một tập đoàn kinh tế nhà nước càng khó hơn. Tuy nhiên nếu chúng ta đă đồng ư với những định nghĩa tương đối ở trên về tập đoàn kinh tế th́ có thể hiểu đơn giản tập đoàn kinh tế nhà nước là một tập đoàn kinh tế mà trong đó có một doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ, nắm giữ trên 50% vốn điều lệ giữ vai tṛ chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các doanh nghiệp thành viên.
    1.1.2.2. Đặc trưng của các tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam
    v Được h́nh thành chủ yếu từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các tổng công ty nhà nước theo quyết định của Chính phủ.
    Khác với sự h́nh thành của các tập đoàn kinh tế tư bản nước ngoài (được h́nh thành trên cơ sở sáp nhập, mua bán, đầu tư vốn giữa các doanh nghiệp), sự h́nh thành của các tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam theo mô h́nh công ty mẹ - con là kết quả và là giải pháp để thực hiện chủ trương đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước mà cụ thể hơn là các tổng công ty nhà nước của Chính phủ.
    v Đang hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, là một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
    Hầu hết các tập đoàn này đều hoạt động trong các ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia như: điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông, than và khoáng sản, . bởi v́ đây là các ngành, lĩnh vực mà tư nhân và các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư hoặc khó có thể thực hiện được do hạn chế về năng lực tài chính hoặc kinh nghiệm quản lư. Do đó, hoạt động của các tập đoàn này không chỉ tác động và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xă hội mà c̣n là một trong những công cụ điều tiết hiệu quả kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
    v Quy mô và khả năng tích tụ vốn của các tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam c̣n hạn chế, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp.
    Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tập đoàn chỉ được h́nh thành và có điều kiện phát triển khi đă đạt tới tŕnh độ nhất định về khả năng tích tụ và tập trung vốn, tài sản. Quá tŕnh tập trung hoá về sản xuất kinh doanh, tích tụ, tập trung vốn và tài sản của các Tổng công ty 91 được chuyển đổi thành các tập đoàn kinh tế tuy có tŕnh độ cao hơn và quy mô lớn hơn so với các tổng công ty khác nhưng vẫn được đánh giá là chậm và yếu so với các nước trong khu vực và chưa tương xứng với yêu cầu h́nh thành các tập đoàn kinh tế. Nếu so với quy mô vốn của các tập đoàn của một số nước trong khu vực và trên thế giới th́ các tập đoàn kinh tế nước ta có số vốn c̣n quá khiêm tốn. Đồng thời, trong khi phạm vi hoạt động của các tập đoàn kinh tế trên thế giới hầu như dàn trải khắp toàn cầu, các khu vực kinh tế th́ ở nước ta, phạm vi hoạt động của các tập đoàn kinh tế chỉ giới hạn trong lănh thổ Việt Nam, mặc dù có một số tập đoàn đă thực hiện đầu tư hoặc xuất khẩu ra nước ngoài nhưng tỷ trọng c̣n nhỏ bé.
    v Hợp tác và liên kết kinh doanh giữa các đơn vị trong tập đoàn kinh tế nhà nước chưa cao, chưa thể hiện được bản chất kinh tế của tập đoàn kinh tế.
    Bản chất các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam là các tổng công ty nhà nước thực hiện chuyển đổi trong đó liên kết trong các tổng công ty chuyển đổi sang tập đoàn kinh tế chưa phù hợp với liên kết trong tập đoàn kinh tế. Trong các tổng công ty quan hệ giữa các đơn vị thành viên hầu hết là mang tính hành chính, sự chi phối của tổng công ty đối với đơn vị thành viên cũng vẫn mang tính hành chính mà chưa thực sự dựa trên cơ sở quan hệ lợi ích kinh tế và tự nguyện theo nguyên tắc thị trường. Sự điều hành, chi phối của tổng công ty đối với các đơn vị thành viên không hiệu quả. Đồng thời, quan hệ về đầu tư vốn và tài chính, thị trường, phân công chuyên môn hoá, nghiên cứu và phát triển giữa các đơn vị thành viên trong tổng công ty chưa thực sự chặt chẽ và rơ nét đặc trưng quan hệ giữa các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế.
    v Tŕnh độ tổ chức quản lư, đặc biệt là quản lư tài chính c̣n hạn chế để đáp ứng yêu cầu quản lư đối với tập đoàn kinh tế.
    Trong các tổng công ty nhà nước - đơn vị tiền thân của các tập đoàn kinh tế Việt Nam do chưa thực hiện phân tách rơ ràng giữa quyền sở hữu hoặc đại diện sở hữu và quyền điều hành doanh nghiệp do đó chưa có sự chuyên môn hoá và chuyên sâu trong công tác quản lư. Khi chuyển sang h́nh thức tập đoàn về cơ bản cung cách quản lư cũ vẫn không thay đổi.
    1.1.2.3. Vai tṛ của tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa
    Bất kỳ một quốc gia nào để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, Nhà nước cần nắm giữ và chi phối các lực lượng kinh tế chủ đạo ở một số ngành, lĩnh vực quan trọng, mũi nhọn. Ở nhiều quốc gia việc xây dựng các tập đoàn kinh tế được coi là một chiến lược nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển khác. Các nước này đă dựa trên sự phát triển của các tập đoàn kinh tế là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và biến đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu. Họ hướng các tập đoàn kinh tế vào ngành, lĩnh vực then chốt và nền tảng làm ṇng cốt và có đủ tiềm lực để mở cửa vươn ra bên ngoài. Ở nước ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Ngoài ra, do mở cửa hội nhập nên cần phải tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp nhỏ, manh mún thành những doanh nghiệp lớn để đủ khả năng đối tác cũng như cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, tăng cường vị trí của doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm vai tṛ chủ đạo, dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng xă hội chủ nghĩa, và các tập đoàn hoạt động có hiệu quả sẽ làm ṇng cốt trong nền kinh tế xă hội chủ nghĩa. Do nền kinh tế hội nhập sẽ phải chấp nhận cạnh tranh, cạnh tranh tất yếu dẫn đến tích tụ và tập trung vốn v́ vậy tất yếu sẽ h́nh thành các tập đoàn kinh tế.
    1.1.2.4. Mô h́nh tổ chức tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam
    Ở Việt Nam, Chính phủ đă thành lập 12 tập đoàn kinh tế nhà nước theo hai mô h́nh, đó là:
    v Tổ chức lại các tổng công ty nhà nước (các tổng công ty 90 và 91): gồm 10 tập đoàn: Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.
    v Tổ hợp các doanh nghiệp độc lập có cùng lĩnh vực hoạt động: gồm 2 tập đoàn là: Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ hợp các doanh nghiệp độc lập hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và cơ khí chế tạo, bao gồm: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Sông Hồng, Tổng công ty Cơ khí Xây dựng, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam và Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng, trong đó Tổng công ty Sông Đà làm ṇng cốt; Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ hợp các doanh nghiệp độc lập hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phát triển nhà và đô thị, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và cấp thoát nước, bao gồm: Tổng công ty Phát triển Nhà và Đô thị, Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, Tổng công ty Đầu tư Xây dựng cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam, trong đó Tổng công ty Phát triển Nhà và Đô thị làm ṇng cốt.

    1.2. Cấu trúc tài chính
    1.2.1. Các khái niệm cơ bản
    v Cấu trúc tài chính: là sự kết hợp nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, cổ phần ưu đăi và vốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư ở một doanh nghiệp.
    V́ tính không ổn định và ít ảnh hưởng của các nguồn nợ ngắn hạn không thường xuyên mà người ta thường loại bỏ bộ phận này ra khỏi cấu trúc tài chính và đưa đến một khái niệm mới là cấu trúc vốn. Các nghiên cứu về lư thuyết tài chính cũng thường dựa trên cấu trúc vốn thay v́ cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
    v Cấu trúc vốn: là sự kết hợp số lượng nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đăi và vốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một doanh nghiệp. Cấu trúc vốn là một phần của cấu trúc tài chính, tiêu biểu cho các nguồn thường xuyên tài trợ một doanh nghiệp.
    v Cấu trúc vốn tối ưu: là một hỗn hợp nợ dài hạn, cổ phần ưu đăi và cổ phần thường cho phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn b́nh quân của doanh nghiệp. Với một cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn b́nh quân được tối thiểu hóa, tổng giá trị các chứng khoán của doanh nghiệp hay giá trị của doanh nghiệp được tối đa hóa. Do đó cấu trúc vốn tối ưu là quan hệ tỉ trọng giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, mà tại đó tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
    v Chi phí sử dụng vốn: là cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ đó là nợ vay, cổ phần ưu đăi, thu nhập giữ lại, cổ phần thường và doanh nghiệp sử dụng những nguồn tài trợ này để tài trợ cho các dự án đầu tư mới.
    Chi phí sử dụng vốn cũng có thể được xem như là tỷ suất sinh lợi mà các nhà đầu tư trên thị trường yêu cầu khi đầu tư vào chứng khoán của công ty.
    Như vậy, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp được xác định từ thị trường vốn và có quan hệ trực tiếp đến mức độ rủi ro của những dự án đầu tư mới, đến những tài sản hiện hữu và cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
    Chi phí sử dụng vốn cũng c̣n có thể được hiểu như là tỷ suất sinh lợi tối thiểu mà doanh nghiệp sẽ đ̣i hỏi khi thực hiện một dự án đầu tư mới. Nếu một dự án đầu tư mới tạo được tỷ suất sinh lợi nội bộ IRR lớn hơn chi phí dử dụng vốn th́ giá trị doanh nghiệp sẽ tăng và ngược lại.
    1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp
    Mục tiêu của bất ḱ doanh nghiệp nào cũng là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước tuy mang trong ḿnh một trọng trách là đầu tàu, là công cụ điều tiết cho nền kinh tế nhưng để thực hiện được nhiệm vụ đó th́ trước hết nó phải tồn tại và phát triển. V́ thế việc bảo tồn và phát triển nguồn vốn nhà nước, hay nói cách khác là tối đa hóa giá trị cổ đông phải là mục tiêu hàng đầu của các tập đoàn kinh tế nhà nước.
    Trên thế giới hiện đă có rất nhiều nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp hay giá trị cổ đông cả về lư thuyết lẫn thực nghiệm.
    v Các lư thuyết về cấu trúc vốn:
    § Theo quan điểm truyền thống, một công ty có thể có một cấu trúc vốn tối ưu bằng cách sử dụng đ̣n bẩy tài chính phù hợp. Khi công ty bắt đầu vay nợ, thuận lợi sẽ vượt trội bất lợi. Chi phí nợ thấp v́ được hưởng lợi từ tấm chắn thuế. Kết hợp với tác động của đ̣n bẩy tài chính làm hạ thấp chi phí sử dụng vốn b́nh quân. Tuy nhiên khi tỷ lệ nợ gia tăng th́ rủi ro cũng gia tăng do đó nhà đầu tư sẽ gia tăng tỷ lệ lợi nhuận đ̣i hỏi r[SUB]E [/SUB]. Mặc dù vậy, sự gia tăng r[SUB]E[/SUB] lúc đầu cũng không hoàn toàn xóa sạch lợi ích của việc sử dụng nợ như là một nguồn vốn rẻ hơn cho đến khi nào nhà đầu tư tiếp tục gia tăng lợi nhuận đ̣i hỏi khiến cho lợi ích của việc sử dụng nợ không c̣n nữa. Tuy nhiên khi nào th́ r[SUB]E [/SUB] tăng đến mức có thể bù trừ hoàn toàn lợi ích của việc vay nợ, và làm sao để xác định được cấu trúc vốn tối ưu th́ quan điểm truyền thống chưa có cơ sở lư thuyết rơ ràng. V́ vậy tính thuyết phục không cao bằng quan điểm hiện đại.
    § Lư thuyết cấu trúc tài chính hiện đại dựa trên những giả định lần đầu tiên được đưa ra bởi Modigliani và Miller (1958). Từ đó, một số lư thuyết về cấu trúc tài chính giải thích cho sự khác biệt trong việc lựa chọn cấu trúc tài chính của doanh nghiệp được phát triển. Trong đó, đáng chú ư nhất là hai lư thuyết giải thích mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và giá trị doanh nghiệp, bao gồm: lư thuyết tĩnh về đánh đổi (static trade-of theory (DeAngelo và masulis, 1980)) và lư thuyết về trật tự phân hạng (the pecking order theory (Myers Majluf, 1984)).
    Ø Lư thuyết MM: Modigliani và Miller cho là chính sách cổ tức không quan trọng trong các thị trường vốn hoàn hảo, và các quyết định tài trợ cũng không đặt thành vấn đề trong các thị trường hoàn hảo. Theo “Định đề I” của hai ông, một doanh nghiệp không thể thay đổi tổng giá trị các chứng khoán của ḿnh bằng cách phân chia các ḍng tiền thành các ḍng khác nhau: giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng các tài sản thực, chứ không phải bằng các chứng khoán mà doanh nghiệp phát hành. Như vậy cấu trúc vốn không liên quan đến giá trị doanh nghiệp khi các quyết định đầu tư của doanh nghiệp đă được định sẵn. Lư thuyết này cho rằng trong một thị trường hoàn hảo bất kỳ một kết hợp chứng khoán nào cũng đều tốt như nhau. V́ thế giá trị của doanh nghiệp khi không có đ̣n bẩy tài chính phải bằng với giá trị của doanh nghiệp có sử dụng đ̣n bẩy tài chính. Miễn là các nhà đầu tư có thể vay cho riêng ḿnh với cùng điều kiện như doanh nghiệp, họ có thể tháo gỡ tác động của bất kỳ thay đổi nào trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Định đề I của MM kết luận rằng: “ giá trị thị trường của bất kỳ một doanh nghiệp độc lập với cấu trúc vốn của ḿnh”.
    Đến đây, nếu như chúng ta vội vàng kết luận rằng giá trị doa
     
Đang tải...