Tiểu Luận Các trò chơi âm nhạc phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, không gian, thời gian của lớp học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I.ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Lý do chọn đề tài
    Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.
    Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan trọng. Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành ca sĩ, nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hoà, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
    Phân môn Âm nhạc cùng với các môn học khác trong nhà trường, có nhiệm vụ quan trọng trong hình thành ở người học những nhân cách sống của con người lao động mới, trong thời đại mới, mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta là đào tạo con người: Tự chủ – năng động – sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, tự do được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống. Qua đó góp phần xây xựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Không những thế, giáo dục Âm nhạc cho thế hệ trẻ là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một xã hội văn minh nói chung và của công cuộc xây dựng XHCN, bảo tồn các bản sắc văn hoá. Phân môn Âm nhạc còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động thẩm mỹ nhằm góp phần đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam thành những người “phát triển cao về trí tuệ, vẻ đẹp về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
    Trong mục tiêu chung của của chương trình tiểu học năm 2000, phân môn Âm nhạc đã giảm nhẹ phần kiến thức mà tăng cường các hoạt động và trò chơi Âm nhạc. Điều đó đã tạo cho các tiết học thêm vui tươi, sinh động đáp ứng được tính chất đặc thù của phân môn “Học mà vui, vui mà học”. Vỡ vậy trong chương trình Âm nhạc tiểu học, dạy học sinh học bài hát phải kết hợp với các hoạt động như: gõ đệm, vận động phụ hoạ, một vài động tác múa, các trò chơi Âm nhạc. Trò chơi âm nhạc là một hoạt động rất cần thiết trong giờ học Âm nhạc. Qua nhiều năm thực hiện chương trình thay sách, qua thăm lớp dự giờ, tham khảo các tài liệu, và trao đổi với các đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng chúng ta có thể “làm mới” giờ dạy của mình bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn. Trong số đó “Trò chơi Âm nhạc” là cách làm đang được giáo viên chúng ta khai thác nhiều. Đây là cách giúp giáo viên có thể trình bày vấn đề một cách sinh động, thu hút, dễ lôi cuốn học sinh tham gia giao tiếp một cách tự nhiên, hứng thú
    - Sách “Hướng dẫn tổ chức Trò chơi Âm nhạc” hướng dẫn nhiều trò chơi hay. Tuy nhiên có một số trò chơi đòi hỏi phải có thời gian thoải mái, không gian rộng rãi để người tham gia có thể đổi chổ, di chuyển. Nhưng các phòng học của chúng ta không thể làm được điều đó. Hơn nữa sự chuyển dời, đổi chổ trong giờ học sẽ không tránh khỏi ồn ào, mất trật tự làm ảnh hưởng đến các lớp xung quanh, không đáp ứng được với thời gian quy định của mỗi tiết học.Chính vì lẽ đó mà nhiều người trong chúng ta thay vì phải áp dụng thường xuyên thì chỉ thỉnh thoảng mới làm, còn thì vẫn dạy “chay”, chưa thoát khỏi phương pháp cũ. Qua quỏ trỡnh nghiờn cứu và thực hiện trờn lớp tụi đó lựa chọn và sỏng tạo thờm một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã đã áp dụng cho hầu hết các tiết dạy Âm nhạc.Tôi thấy các trò chơi này có những điểm khá thuận tiện như sau:
    - Dễ dàng chuẩn bị, không đòi hỏi giáo viên phải đầu tư quá nhiều thời gian, công sức.
    - Có thể kéo dài hay rút ngắn tuỳ thời gian mà mình có mà không ảnh hưởng đến nội dung.
    - Học sinh có thể ngồi tại chổ của minh để tham gia, nếu có phải di chuyển thì chỉ một vài em mà thôi.
    - Không cần vật dụng cồng kềnh.
    Và trên hết, nó vẫn đảm bảo được tính khoa học, giáo dục và bám sát nội dung bài học.
    Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày SKKN: “Sáng tạo các Trò chơi Âm nhạc phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, không gian, thời gian của lớp học” của mình để các đồng nghiệp cùng đọc và giúp đỡ tôi hoàn thiện nó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...